• Trang chủ
  • Giới Thiệu
    • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
    • Hội đồng nhân dân tỉnh
    • Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
    • Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh
    • Các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh 
      • Ban Kinh tế - Ngân sách
      • Ban Văn hóa - Xã hội
      • Ban Pháp chế
    • Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh 
      • Đơn vị thành phố Tây Ninh
      • Đơn vị Thị xã Hòa Thành
      • Đơn vị Thị xã Trảng Bàng
      • Đơn vị huyện Bến Cầu
      • Đơn vị huyện Châu Thành
      • Đơn vị huyện Dương Minh Châu
      • Đơn vị huyện Gò Dầu
      • Đơn vị huyện Tân Biên
      • Đơn vị huyện Tân Châu
  • Thông tin hoạt động
    • Kỳ họp Hội đồng nhân dân
    • Hoạt động giám sát
    • Hoạt động tiếp xúc cử tri
    • Thông tin cơ sở
    • Kinh nghiệm hoạt động
  • Đại biểu với cử tri
    • Lịch Công tác
    • Lịch Tiếp Công dân
    • Lịch tiếp xúc cử tri
    • Hỏi đáp cử tri
    • Kiến nghị và trả lời kiến nghị
  • Văn Bản
    • Văn bản HĐND tỉnh ban hành
    • Dự thảo văn bản trình HĐND
Search
Site Contents
 
IDUse SHIFT+ENTER to open the menu (new window).
  
Tiêu đềUse SHIFT+ENTER to open the menu (new window).
  
Hình ảnhUse SHIFT+ENTER to open the menu (new window).
  
Phân loại
  
Hình ảnh mô tảUse SHIFT+ENTER to open the menu (new window).
  
Ngày xuất bảnUse SHIFT+ENTER to open the menu (new window).
  
Nội dung
Tóm tắt
Trạng tháiUse SHIFT+ENTER to open the menu (new window).
  
4475Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội/PublishingImages/2022-08/Trung 118_Key_11082022140157.jpgKinh nghiệm hoạt động11/08/2022 15:00

Nội dung chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực và trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gồm: Việc thực hiện chính sách, pháp luật để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; Việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp kích cầu, phục hồi du lịch sau đại dịch COVID-19, việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong ngành du lịch. Chính sách khuyến khích xã hội hóa trong phát triển ngành du lịch; Công tác quản lý, bảo tồn, cải tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử Quốc gia, đặc biệt là các khu di tích lịch sử cách mạng, góp phần giáo dục truyền thống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Giải pháp ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử; xây dựng nếp sống văn hóa và bảo tồn, phát triển văn hóa xã hội.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn

Trách nhiệm trả lời chính thuộc Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cùng với đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Lao động, Thương binh và Xã hội cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Kết thúc phiên chất vấn có 19 đại biểu phát biểu chất vấn và 07 đại biểu phát biểu tranh luận. Phát biểu kết luận phiên chất vấn, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá phiên chất vấn đã diễn ra sôi nổi với tinh thần xây dựng trách nhiệm cao, các đại biểu đã đặt câu hỏi thẳng thắn, cơ bản đi vào các nội dung chất vấn đã đề ra. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nắm chắc tình hình, thực trạng, nghiêm túc nhìn nhận những tồn tại, hạn chế đã trả lời những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý và đề xuất những giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Thanh Trung

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn, chiều ngày 10/8/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực và trách nhiệm của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Đã ban hành
4474Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội/PublishingImages/2022-08/Trung 108 2_Key_10082022135909.jpgKinh nghiệm hoạt động10/08/2022 14:00

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn được tổ chức tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết nối truyền hình trực tuyến đến 62 Đoàn đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố. Tham dự tại điểm cầu Tây Ninh có bà Hoàng Thị Thanh Thúy - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Huỳnh Thanh Phương - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Gò Dầu, đại biểu Quốc hội khóa XV cùng đại diện lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh; lãnh đạo Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.

Trung 108 1.jpg

Các đại biểu dự họp tại điểm cầu Tây Ninh

Nội dung chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực và trách nhiệm của Bộ Công an, gồm: Công tác quản lý nhà nước về an ninh mạng, vấn đề an toàn đối với hệ thống an ninh mạng quốc gia trong giai đoạn hiện nay; Giải pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là tình trạng đánh bạc, lừa đảo, đưa tin không chính xác, phát tán các video clip phản cảm, độc hại; Việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy, "tín dụng đen", cho vay nặng lãi; Việc triển khai thực hiện cấp thẻ căn cước công dân; Việc cấp và sử dụng hộ chiếu phổ thông mẫu mới; Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm kết nối với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và vấn đề bảo mật thông tin cá nhân.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chịu trách nhiệm trả lời chính. Cùng với Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Bộ trưởng các Bộ: Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao; Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Kết thúc phiên chất vấn có 26 đại biểu phát biểu chất vấn và 11 đại biểu phát biểu tranh luận. Phát biểu kết luận phiên chất vấn, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, quản lý dân cư là những vấn đề liên quan trực tiếp đến an ninh con người, đến đời sống, tính mạng mạng và tài sản của Nhân dân, liên quan đến trật tự, kỷ cương của Nhà nước và xã hội. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Đây là nhóm vấn đề được Nhân dân và cử tri cả nước quan tâm, sau phiên chất vấn, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tích cực chỉ đạo, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tham mưu cho Đảng, Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp mà các đại biểu Quốc hội đã đề cập, để tạo sự chuyển biến thật sự trong thực tế.

Thanh Trung

Sáng ngày 10/8/2022, tại Phiên họp thứ 14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực và trách nhiệm của Bộ Công an dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương.
Đã ban hành
4473Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh tại xã Phước Trạch, Phước Thạnh/PublishingImages/2022-08/Nhung 058-min_Key_05082022095436.jpgHoạt động tiếp xúc cử tri05/08/2022 10:00


Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri

Tại điểm tiếp xúc, sau khi nghe đại diện đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu HĐND huyện thông báo kết quả kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh và HĐND huyện; trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ tiếp xúc trước. Cử tri 02 xã tiếp tục có một số ý kiến, kiến nghị xoay quanh vấn đề giao thông vận tải, y tế, điện lực, tài nguyên môi trường như: Đề nghị ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, nạo vét khai thông cống nước trên địa bàn xã Phước Thạnh vì vào mùa mưa nước rút không kịp gây ngập cục bộ ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông của người dân; đề nghị cho biết đối với những nhân sự phục vụ tự nguyện làm việc tại các ấp khi thôi nhiệm vụ có được hưởng phụ cấp hay chế độ gì không; đất nhà bà Nguyễn Thị Bạn và Huỳnh Thị Trang sổ đất có sai lệch so với bản đồ, người dân đã gửi sổ đỏ để điều chỉnh nhưng 2 năm rồi người dân chưa nhận lại được sổ  đề nghị cho biết hiện đã giải quyết đến đâu và bao giờ người dân nhận lại được sổ; đầu đường số 22 ấp Phước Hậu B vào trường Tiểu học Phước Hội mùa mưa đường lầy lội, ngập úng đề nghị sớm khắc phục trước khi học sinh trở lại trường; đề nghị ngành điện lực cho biết tuyến đường Cầu Độn khi nào được đi đường điện để phục vụ bà con nông dân tưới tiêu; đường số 46 tại ấp Phước Đông đã có nhiều năm nhưng trên bản đồ địa chính lại không hiển thị đề nghị phòng tài nguyên môi trường quan tâm cập nhật lại bản đồ khớp với thực tế; đề nghị ngành y tế cần quan tâm đến việc thiếu thuốc BHYT.

Sau khi nghe các ý kiến, kiến nghị từ cử tri, đại diện đại biểu HĐND huyện cùng với chính quyền xã giải trình những vấn đề cử tri đặt ra, đồng thời ghi nhận đối với những ý kiến, kiến nghị cần thời gian giải quyết, chuyển đến ngành chức năng có liên quan giải quyết cho người dân trong thời gian tới.

Nhung Võ

Ngày 04/8/2022, đại biểu HĐND tỉnh gồm: ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Bí thư Tỉnh ủy; ông Dương Nguyễn Phúc - Chuyên viên Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Ngành giao thông tỉnh cùng các đại biểu HĐND huyện Gò Dầu đã có buổi tiếp xúc với cử tri 02 xã Phước Trạch và Phước Thạnh sau kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh, kỳ họp thứ 4 HĐND huyện, nhiệm kỳ 2021-2026.
Đã ban hành
4471Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh tại huyện Gò Dầu/PublishingImages/2022-08/Nhung 048_Key_04082022115403.jpgHoạt động tiếp xúc cử tri04/08/2022 12:00


Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri

Tại điểm tiếp xúc, sau khi đại diện đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu HĐND huyện thông báo kết quả kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh và HĐND huyện; báo cáo kết quả trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ tiếp xúc trước. Cử tri xã 02 tiếp tục có một số ý kiến, kiến nghị: Đề nghị sớm bê tông hóa những tuyến đường đất tại ấp Bông Trang xã Thạnh Đức tạo thuận lợi cho người dân khi tham gia giao thông trong mùa mưa; có chính sách miễn thuế hóa đơn cho việc mua vật tư xây dựng nhà tình nghĩa; người dân xây dựng nhà cửa lấn chiếm đường giao thông nên thực trạng đất và trên bản đồ địa chính là không trùng khớp, đề nghị sớm chấn chỉnh trả lại hiện trạng đất như trên bản đồ; đề nghị xem xét sửa đổi lại quy định tách thửa tại Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 27/7/2020  của Ủy ban nhân dân tỉnh vì không còn phù hợp với tình hình hiện nay; đường Tầm Lanh Truông Mít thi công không đảm bảo chất lượng đề nghị kiểm tra, khắc phục; Kênh 812 tại ấp Đá Hàng hoạt động không còn hiệu quả nên xem xét xóa sổ kênh trả đất lại người dân; tình trạng thiếu thuốc BHYT vẫn còn diễn ra, thái độ phục vụ của nhân viên y tế chưa tốt đề nghị chấn chỉnh; chính sách hỗ trợ về Nông nghiệp chưa đến được với bà con nông dân trong khi đó thủ tục rườm rà đề nghị xem xét tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận được với chính sách trong thời gian tới.

Sau khi nghe các ý kiến, kiến nghị từ cử tri, đại diện đại biểu HĐND tỉnh, huyện giải trình những vấn đề cử tri đặt ra, đồng thời ghi nhận đối với những ý kiến, kiến nghị cần thời gian giải quyết, chuyển những ý kiến đến ngành chức năng có liên quan giải quyết cho người dân trong thời gian tới.

Nhung Võ

Ngày 03/8/2022, đại biểu HĐND tỉnh gồm: ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Bí thư Tỉnh ủy; bà Lê Thị Nga - Giáo hữu Hương Nga, Phó trưởng Ban đại diện đặc trách nữ phái, Ban Đại diện Hội thánh Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh; ông Dương Nguyễn Phúc - Chuyên viên Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Ngành giao thông tỉnh cùng các đại biểu HĐND huyện Gò Dầu đã có buổi tiếp xúc với cử tri 02 xã Thạnh Đức và Hiệp Thạnh sau kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh, kỳ họp thứ 4 HĐND huyện, nhiệm kỳ 2021-2026.
Đã ban hành
4472Tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh tại xã Bình Minh và phường Ninh Sơn: Cử tri quan tâm nhiều vấn đề/PublishingImages/2022-08/Thao 048_Key_04082022115925.jpgHoạt động tiếp xúc cử tri04/08/2022 12:00

Sau khi nghe đại biểu HĐND tỉnh, thành phố thông báo kết quả kỳ họp thứ 4 của HĐND tỉnh, thứ 5 HĐND thành phố; và nghe báo cáo kết quả trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri trong các kỳ tiếp xúc trước.

Cử tri phường Ninh Sơn phản ánh: Việc chăn nuôi bò, gà, vịt trong đô thị làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống người dân trong khu dân cư; việc mua bán lấn chiếm lề đường và tập kết rác khu vực Thánh thất họ đạo Ninh Sơn gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường; đề nghị những hộ dân có trồng cây xanh lớn trong khuôn viên nhà thường xuyên cắt tỉa, rong nhánh cây hoặc hạ thấp độ cao cây để hạn chế việc cây gãy đổ san nhà bên cạnh; quan tâm thực hiện tốt hơn nữa việc thăm hỏi, chăm lo đối với gia đình chính sách, người bị tù đày, người có công với cách mạng; việc xử lý hồ sơ tại bộ một cửa thời gian còn phải chờ đợi lâu, quy trình xử lý phải qua nhiều khâu, nhiều quầy xử lý, gây phức tạp, khó khăn cho người dân; quan tâm lắp đặt đèn thắp sáng các tuyến đường giao thông khu phố Ninh Lộc. Về đường giao thông, cử tri phản ánh tình trạng ngập nước một số khu vực trên tuyến đường 785; tuyến đường Lộ Cây Viết đã được đầu tư nhưng chưa thẳng tuyến, khó khăn cho việc lưu thông, đồng thời đề nghị cho biết việc điều chỉnh quy hoạch tuyến đường Bời Lời.

Đại biểu HĐND tỉnh, thành phố tiếp xúc cử tri xã Bình Minh

Tại xã Bình Minh, cử tri kiến nghị quan tâm đầu tư tuyến đường khu dân cư tổ 6, ấp Giồng Tre, vì đường sình lầy, không lưu thông được do mưa; hai bên lề đường Trần Văn Trà hiện đang bị lún, không đảm bảo giao thông; cống Ngang, ấp Bàu Lùn bị sụp lún, không thoát nước, đề nghị khắc phục sửa chữa; sớm triển khai đầu tư tuyến đường 785 giai đoạn 3. Ngoài ra, cử tri còn đề nghị thông tin cho người về dự án mở rộng nghĩa địa Bình Minh; việc quy hoạch và triển khai quy hoạch phân khu 9, thành phố Tây Ninh; xem xét lắp đặt máy rút tiền ATM khu vực gần UBND xã Bình Minh; kiểm tra, xử lý việc sản xuất của Công ty Long Sơn và việc xả nước thải ra suối của Công ty hạt điều Intimex gây ô nhiễm môi trường; quan tâm sửa chữa, sơn lại tên, lắp đặt bảng tên hẻm trên địa bàn xã Bình Minh.

Sau phản ánh của cử tri, Tổ đại biểu HĐND tỉnh, thành phố cùng chính quyền địa phương đã trả lời, giải đáp một số ý kiến, kiến nghị, đồng thời tiếp thu, ghi nhận những ý kiến còn lại và chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết và trả lời cho cử tri trong thời gian sớm nhất.

                                                                             Huỳnh Thảo

Tiếp tục đợt tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh, ngày 03/8/2022, Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm ông Nguyễn Hồng Thanh – Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, ông Nguyễn Thành Tâm - Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cùng Tổ đại biểu HĐND thành phố Tây Ninh đã có buổi tiếp xúc với cử tri xã Bình Minh và cử tri phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh.
Đã ban hành
4469Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh tại huyện Gò Dầu/PublishingImages/2022-08/Nhung 038_Key_03082022122553.jpgHoạt động tiếp xúc cử tri03/08/2022 13:00


Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri tại xã Cẩm Giang 

Tại điểm tiếp xúc, đại diện đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu HĐND huyện thông báo kết quả kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh và HĐND huyện; đồng thời báo cáo kết quả trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri ở kỳ tiếp xúc trước. Cử tri có mặt cơ bản thống nhất với trả lời của ngành chức năng.

Cũng trong buổi tiếp xúc, cử tri xã Cẩm Giang có một số ý kiến, kiến nghị ngành chức năng quan tâm như: Đề nghị ngành chức năng quan tâm sớm sửa chữa 02 tuyến đường đã có kế hoạch sửa chữa tại ấp Tân Bình; giá cả vật tư nông sản ảnh hưởng lớn đến thu nhập người nông dân, đề nghị ngành chức năng có biện pháp cải thiện mức giá cho phù hợp để nông dân an tâm sản xuất; tiến hành khảo sát, nạo vét những tuyến kênh trên địa phận xã Cẩm Long; việc trích lục bản đồ đất tại bộ phận một cửa thực hiện nhiều ngày ảnh hưởng đến người dân, đề nghị nghiên cứu đưa việc trích lục giao về xã phụ trách như ban đầu tạo thuận lợi hơn cho người dân khi thực hiện các thủ tục về đất đai; sớm sửa chữa nắp đậy các mương thoát nước tuyến đường QL22B nhất là đoạn ngã ba Thiên Thọ Lộ; QL22B đoạn qua địa bàn xã Cẩm Giang, các biển báo, biển quảng cáo che khuất tầm nhìn, gây khó khăn cho người dân tham gia giao thông, đề nghị có biện pháp kiểm tra lắp đặt lại.

Sau khi nghe các ý kiến, kiến nghị từ cử tri, đại diện đại biểu HĐND tỉnh, huyện đã giải trình những vấn đề cử tri đặt ra và được cử tri đồng thuận. Đồng thời ghi nhận những ý kiến cần thời gian giải quyết chuyển ngành chức năng tiến hành kiểm tra xử lý.

Nhung Võ

Chiều ngày 02/8/2022, đại biểu HĐND tỉnh gồm: ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Bí thư Tỉnh ủy; bà Lê Thị Nga - Giáo hữu Hương Nga, Phó Trưởng Ban đại diện đặc trách nữ phái, Ban Đại diện Hội thánh Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh; ông Dương Nguyễn Phúc - Chuyên viên Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng ngành giao thông tỉnh cùng các vị đại biểu HĐND huyện Gò Dầu đã có buổi tiếp xúc với cử tri tại xã Cẩm Giang sau kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh và HĐND huyện, nhiệm kỳ 2021-2026.
Đã ban hành
4470Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri xã Tân Bình sau Kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh/PublishingImages/2022-08/Thao 038_Key_03082022123128.jpgHoạt động tiếp xúc cử tri03/08/2022 13:00

Theo báo cáo tại buổi tiếp xúc, 6 tháng đầu năm 2022 dịch bệnh được kiểm soát, khôi phục các hoạt động đời sống xã hội, đem lại kết quả tích cực; GRDP tăng trưởng 5,2%; ngành đu lịch tăng trưởng ấn tượng, doanh thu tăng 54,2% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu tăng 17,7%; thu hút đầu tư trong nước tăng 15,7%; hoạt động văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc; công tác an sinh xã hội được quan tâm; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng - an ninh được giữ vững.

Hội nghị tiếp xúc cử tri

Tại buổi tiếp xúc cũng đã có 03 cử tri phát biểu với 06 ý kiến kiến nghị liên quan đến các vấn đề, như: Nâng cấp, sửa chữa một số vị trí trên tuyến đường 793 đã bị sụp lún, xuống cấp, ngập nước khi mưa xuống và làm mương thoát nước đường số 11 ấp Tân Trung; quan tâm có chế độ thù lao cho các đối tượng trong độ tuổi lao động giữ chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch các Hội đặc thù; xem xét có biển báo cấm xe tải lưu thông vào đường hẻm 11 ấp Tân Phước, vì đường nhỏ và có nhiều học sinh đi học trên tuyến đường này; trồng cây trong khuôn viên Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi vị trí cần phù hợp, không sát ranh hàng rào ảnh hưởng nhà dân.

Sau phản ánh của cử tri, Chủ tịch UBND tỉnh ông Nguyễn Thanh Ngọc và chính quyền địa phương đã trả lời, tiếp thu, ghi nhận ý kiến kiến nghị của cử tri và chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết; đồng thời thông tin một số vấn đề chính về định hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2022 của địa phương.

                                                                                       Huỳnh Thảo

Chiều ngày 02/8/2022, Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm ông Nguyễn Thanh Ngọc – Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Hồng Thanh – Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, ông Nguyễn Thành Tâm - Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cùng Tổ đại biểu HĐND thành phố Tây Ninh đã có buổi gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri xã Tân Bình, thành phố Tây Ninh sau Kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh, thứ 5 HĐND thành phố Tây Ninh.
Đã ban hành
4468Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri phường 1 và 2 sau kỳ họp HĐND tỉnh/PublishingImages/2022-08/Thao 028_Key_02082022144817.jpgHoạt động tiếp xúc cử tri02/08/2022 15:00

Tại buổi tiếp xúc, cử tri 02 phường được nghe đại biểu HĐND tỉnh, thành phố thông báo kết quả kỳ họp thứ 4 của HĐND tỉnh, thứ 5 HĐND thành phố; và nghe báo cáo kết quả trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri trong các kỳ tiếp xúc trước.


Ông Nguyễn Thanh Ngọc – Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri phường 2

Sau đó, cử tri tiếp tục phản ánh, kiến nghị một số vấn đề, như: Đề nghị kiểm tra, xử lý việc lấn chiếm đầu đường hẻm 21, khu phố 1, phường 1; đường hẻm số 23, đường 30/4, khu phố 1, phường 1 thường xuyên ngập úng vào mùa mưa, đề nghị nâng cấp đường và làm cống thoát nước; sớm có phương án sử dụng đất công khu vực hẻm 17A, phường 1; giao thông khu vực vòng xoay Công viên Thắng Lợi (trước trụ sở Thanh tra tỉnh) rất phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, đề nghị nghiên cứu có giải pháp, gắn biển báo giao thông tại vị trí phù hợp, đảm bảo an toàn giao thông khu vực này; quan tâm có kế hoạch phun thuốc diệt muỗi khu dân cư tổ 23, khu phố 1, vì mương thoát nước khu vực này có nhiều muỗi, dễ phát sinh nguy cơ dịch sốt xuất huyết.

Thay mặt Tổ đại biểu HĐND tỉnh, ông Nguyễn Thanh Ngọc - Chủ tịch UBND tỉnh cùng chính quyền địa phương đã trả lời, giải đáp, ghi nhận các ý kiến của cử tri. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã thông tin thêm đến cử tri một số vấn đề nổi bật về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và cả nước, đồng thời đề nghị người dân cần cảnh giác với các thông tin sai sự thật trên mạng xã hội và vận động người dân tham gia tiêm mũi vacxin tăng khả năng phòng covid -19.

                                                                             Huỳnh Thảo

Thực hiện kế hoạch tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh (kỳ họp giữa năm), ngày 01/8/2022, Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm ông Nguyễn Thanh Ngọc – Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Hồng Thanh – Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, ông Nguyễn Thành Tâm - Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cùng Tổ đại biểu HĐND thành phố Tây Ninh đã gặp gỡ, tiếp xúc cử tri phường 1 và phường 2, thành phố Tây Ninh.
Đã ban hành
4467Khảo sát hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện Dương Minh Châu/PublishingImages/2022-08/Thao moda_Key_01082022074558.jpgHoạt động giám sát31/07/2022 11:00

Báo cáo với Đoàn khảo sát tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo UBND Dương Minh Châu cho biết, hiện trên địa bàn huyện có 11 giấy phép khai thác khoáng sản được UBND tỉnh cấp. Trong đó đất san lấp là 02 giấy phép (01 giấy phép đang hoạt động; 01 giấy phép đã hoàn thành việc khai thác và đóng của mỏ theo quy định); đá xây dựng là 01 giấy phép đang hoạt động; cát xây dựng là 08 giấy phép (trong đó có 06 giấy phép được UBND tỉnh cho hoạt động trở lại, 02 giấy phép tạm ngưng hoạt động). Các điểm mỏ cấp phép nêu trên phù hợp theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2013 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 52/2013/QĐ-UBND ngày 26/11/2013; đối với các điểm mỏ được phê duyệt tại Quyết định 3172/2018/QĐ-UBND ngày 26/12/2018 của UBND tỉnh chưa có trường hợp được cấp phép thăm dò.

Nhìn chung, thời gian qua, công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện đã được các cấp, các ngành quan tâm, giám sát, chỉ đạo, kiểm tra, chấn chỉnh quyết liệt, thực hiện các biện pháp bảo vệ, quản lý chặt chẽ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, bảo vệ đê điều theo quy định, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản được tăng cường, phối hợp chặt chẽ với các địa phương giáp ranh trong việc quản lý khoáng sản nói chung và khai thác cát, sỏi nói riêng, xử lý nghiêm các hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép, kiểm soát chặt chẽ các bến thủy nội địa, qua đó khắc phục các tồn tại, hạn chế, bất cập trong hoạt động khoáng sản theo chỉ đạo của Trung ương, tạo ra sự chuyển biến tích cực, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý khai thác hiệu quả khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời bảo vệ môi trường và an toàn hồ đập.

Sau báo cáo của UBND Dương Minh Châu, các đại biểu cũng đã trao đổi, thảo luận làm rõ một số vấn đề liên quan việc xác định trữ lượng khai thác và khả năng đáp ứng nhu cầu vật liệu đất san lấp để xây dựng các công trình hạ tầng trên địa bàn huyện; công tác tuyền truyền và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản theo Nghị định số 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ; xác định sự phù hợp vị trí bố trí trạm cân Khu vực khai thác Đá xây dựng của Công ty Cổ phần Fico Tây Ninh, ấp Lộc Trung, xã Lộc Ninh; việc xây dựng, thẩm định trình phê duyệt quy hoạch khu vực khai thác đất san lấp của Công ty TNHH Duy Nhựt còn sai sót; làm rõ nguyên nhân 02 giấy phép khai thác cát tạm ngưng hoạt động; những khó khăn trong quản lý ghe tàu khai thác cát khoáng sản trong Hồ Dầu tiếng; việc thực hiện quy chế phối hợp trong hoạt động khai thác; việc lắp đặt trạm cân, gắn camera giám sát và liên thông dữ liệu để quản lý trữ lượng khai thác khoáng sản tại các khu vực mỏ; công tác quản lý tọa độ, độ sâu, thiết bị khoang hút cát tại khu vực khai thác khoáng sản.


Khu vực khai thác Đá xây dựng ấp Lộc Trung, xã Lộc Ninh

Qua khảo sát, Đoàn cũng đã ghi nhận, chia sẻ những khó khăn của địa phương, đồng thời đề nghị UBND huyện quan tâm hơn nữa công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động cho người tham gia khai thác khoáng sản; hoàn chỉnh, bổ sung báo cáo theo ý kiến góp ý của các thành viên Đoàn khảo sát và gửi lại Đoàn khảo sát để tổng hợp và tổ chức trao đổi, làm việc với Sở Tài nguyên và môi trường.

Trước khi làm việc với UBND huyện Dương Minh Châu, Đoàn khảo sát cũng đã tiến hành khảo sát thực tế khu vực khai thác Đá xây dựng của Công ty Cổ phần Fico Tây Ninh (ấp Lộc Trung, xã Lộc Ninh); khu vực khai thác đã có Quyết định đóng cửa mỏ Đất san lấp của Công ty TNHH Duy Nhựt (ấp Phước Long I, xã Phan).

Huỳnh Thảo

Tiếp tục thực hiện khảo sát công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, vừa qua, Đoàn khảo sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh do ông Nguyễn Trọng Tấn, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn đã có buổi khảo sát và làm việc tại huyện Dương Minh Châu.
Đã ban hành
4466Khảo sát công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Châu/PublishingImages/2022-08/Thao TC_Key_01082022073953.jpgHoạt động giám sát31/07/2022 08:00

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Châu, hiện nay trên địa bàn huyện đã được các cơ quan có thẩm quyền cấp 18 giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể: 01 giấy phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp và 17 giấy phép khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường do UBND tỉnh cấp, trong đó 09 giấy phép khai thác khoáng sản cát xây dựng (trong đó có 02 giấy phép đang tạm ngưng hoạt động và 01 giấy phép lập thủ tục đóng cửa mỏ); 08 giấy phép khai thác khoáng sản đất san lấp (trong đó có 02 giấy phép đã lập thủ tục đóng cửa mỏ; 04 giấy phép đang lập thủ tục đóng cửa mỏ). Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện được quan tâm chỉ đạo; hoạt động khoáng sản ngày càng đi vào nề nếp, nguồn tài nguyên khoáng sản được khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, kịp thời đáp ứng nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương; các tổ chức khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện đa số chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về hoạt động khoáng sản, thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, nghĩa vụ tài chính đối với địa phương.

Tại buổi khảo sát, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận một số vấn đề như: Công tác lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch khai thác khoáng sản năm 2022; trữ lượng khai thác và khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng khoáng sản phục vụ các công trình đầu tư xây dựng của địa phương; công tác quản lý, khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện; việc xây dựng kế hoạch bảo vệ và lập nhiệm vụ, dự toán kinh phí bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về khoáng sản đến các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản; việc quản lý hoạt động khai thác cát khu vực giáp ranh tỉnh Bình Phước còn khó khăn; việc chậm thực hiện thủ tục đóng cửa mỏ khai thác cát của Doanh nghiệp tư nhân Huy Thiện; công tác kiểm tra, giám sát khắc phục vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản; việc quản lý nhà nước về tọa độ, độ sâu, số lượng tàu ghe khai thác khoáng sản, thiết bị khoang hút cát, việc quản lý trạm cân, camera giám sát tại khu vực khai thác; kết quả thực hiện hỗ trợ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đối với đối phương và người dân trong khu vực khai thác.

Trạm cân kiểm tra tải trọng xe ra vào khu vực khai thác cát tại Chi nhánh 2 - Công ty TNHH Việt Úc (ấp Tân Tiến, xã Tân Phú)

Kết thúc buổi làm việc, ông Nguyễn Trọng Tấn, Trưởng Đoàn khảo sát cho rằng, công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản được huyện quan tâm, chỉ đạo; tuy nhiên đề nghị UBND huyện cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền các quy định khoáng sản đến các cá nhân, tổ chức khai thác khoáng sản, nhất là Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; quan tâm đảm bảo vệ sinh môi trường, cũng như an toàn lao động trong hoạt động khai thác khoáng sản; đồng thời đề nghị UBND huyện hoàn chỉnh, bổ sung báo cáo và gửi lại Đoàn khảo sát làm cơ sở tổng hợp và trao đổi, làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường trong buổi giám sát tới.

Trước đó, Đoàn cũng đã tiến hành khảo sát thực tế khu vực khai thác Cát của Công ty TNHH Quang Vinh (ấp Tân Đông, xã Tân Hưng); khu vực khai thác Cát của CN2- Công ty TNHH Việt Úc (ấp Tân Tiến, xã Tân Phú); khu vực khai thác Đất san lắp của Công ty TNHH MTV Cát Giang (ấp 4, xã Suối Dây); khu vực khai thác Cát của DNTN Huy Thiện (Suối Tha La, xã Suối Dây).

Huỳnh Thảo

Sáng ngày 28/7/2022, Đoàn khảo sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh do ông Nguyễn Trọng Tấn, Phó Trưởng Ban làm Trưởng đoàn tiếp tục khảo sát công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Châu. Tham gia cùng với có lãnh đạo chuyên trách Ban Pháp chế, Ban Văn hóa - Xã hội của HĐND tỉnh, thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Đã ban hành
4465Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh: Khảo sát công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Biên/PublishingImages/2022-07/Thao 287 1_Key_28072022090258.jpgHoạt động giám sát28/07/2022 10:00

Tại buổi khảo sát, lãnh đạo UBND huyện Tân Biên báo cáo với Đoàn khảo sát một số vấn đề về tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện thời gian qua; công tác quy hoạch và cấp phép, quản lý sau cấp phép khai thác khoáng sản; việc triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh và quyết định của UBND tỉnh về Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Tây Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; công tác quản lý khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và tổ chức bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; việc phối hợp cơ quan liên quan thực hiện xác định khu vực đấu giá, không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản.

Quang cảnh buổi làm việc

Sau đó, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, làm rõ một số khó khăn, bất cập trong công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm khai thác khoáng sản của địa phương; việc quản lý, thống kê, kiểm kê, trữ lượng khai thác khoáng sản; việc đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác thanh kiểm tra; việc bố trí lắp đặt trạm cân, camera giám sát tại khu vực khai thác; việc kiểm tra khắc phục vi phạm trong họat động khai thác; công tác kiểm tra các khu vực hoạt động khai thác khoáng sản chưa thường xuyên; hiệu quả về công tác tuyên truyền các quy định về khai thác khoáng sản; việc hỗ trợ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trong đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi của địa phương thời gian qua; việc chấp hành quy định về an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản; làm rõ trách nhiệm bảo vệ đối với khoáng sản chưa khai thác;…

Thao 287 2.jpg

Khu vực khai thác khoáng sản vật liệu san lắp tại ấp Thạnh Nam, xã Thạnh Tây

Qua khảo sát, Đoàn cũng đã ghi nhận những khó khăn của địa phương, đồng thời đề nghị UBND huyện tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định khoáng sản đến các cá nhân, tổ chức khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện, thực hiện tốt công tác thông kê, kiểm kê trữ lượng khai thác khoáng sản và công tác bảo vệ khai thác khoáng sản chưa khai thác. Trên cơ sở kết quả khảo sát, Ban Kinh tế - Ngân sách sẽ tổng hợp và làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường trong buổi giám sát tới.

Trước đó, Đoàn cũng đã tiến hành khảo sát thực tế khu vực khai thác đã được phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ Đất san lấp tại ấp Hòa Lợi, xã Hòa Hiệp; khu vực khai thác tận dụng đất san lấp từ các dự án tại ấp Hòa Bình, xã Hòa Hiệp; khu vực khai thác khoáng sản vật liệu san lắp tại ấp Thạnh Nam, xã Thạnh Tây.

Huỳnh Thảo

Thực hiện chương trình hoạt động năm 2022, sáng ngày 27/7/2022, Đoàn khảo sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã tiến hành khảo sát và làm việc với UBND huyện Tân Biên về công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện. Ông Nguyễn Trọng Tấn, Phó Trưởng Ban làm Trưởng đoàn khảo sát; tham gia cùng với Đoàn khảo sát có đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, lãnh đạo chuyên trách Ban Pháp chế HĐND tỉnh, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Đã ban hành
4464Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh thăm gia đình chính sách trên địa bàn thị xã Trảng Bàng/PublishingImages/2022-07/Trung 267_Key_26072022063922.jpgKinh nghiệm hoạt động26/07/2022 07:00

Trên địa bàn thị xã Trảng Bàng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tặng 20 suất tiền mặt, mỗi suất 1.000.000đ (Một triệu đồng) cho các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh. Tại các gia đình, ông Phạm Hùng Thái cùng lãnh đạo thị xã Trảng Bàng đã ân cần thăm hỏi sức khỏe, bày tỏ lòng biết ơn, sự tri ân sâu sắc về những đóng góp của các anh hùng liệt sĩ, người có công không ngại gian khổ, anh dũng chiến đấu, góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Ông Phạm Hùng Thái hỏi thăm thương binh Trương Văn Sồng ở khu phố Lộc Thành xã Lộc Hưng

Việc thăm hỏi sức khỏe, tặng quà cho những đối tượng chính sách thể hiện tình cảm, đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng biết ơn sâu sắc của lãnh đạo các cấp, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đối với các gia đình liệt sỹ, các đồng chí thương binh, bệnh binh, những người đã hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Thanh Trung

Sáng ngày 25/7/2022, ông Phạm Hùng Thái – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã đến thăm, tặng quà các đối tượng chính sách trên địa bàn thị xã Trảng Bàng nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022), cùng đi có ông Hồ Văn Hồng – Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND thị xã Trảng Bàng.
Đã ban hành
4463Tây Ninh thông qua quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ và tưới tiết kiệm nước/PublishingImages/2022-07/Thao 227_Key_22072022060233.JPGKỳ họp Hội đồng nhân dân22/07/2022 07:00

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn nhiều tuyến kênh đất bị xuống cấp gây bồi lắng, sạt lở, tổn thất thấm, rò rỉ nước chưa được đầu tư kịp thời để mở rộng vùng tưới, diện tích tưới tăng thêm hàng năm còn hạn chế (trung bình mỗi năm tăng khoảng 0,3%). Đồng thời, trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình hạn, nắng nóng, thiếu nước có nguy cơ xảy ra, việc áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm sẽ giúp giảm lượng nước tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cây trồng.

Do đó, để hỗ trợ đầu tư hoàn thiện công trình Cống và kiên cố kênh mương có diện tích tưới nhỏ, đảm bảo cấp nước chủ động cho đất sản xuất nông nghiệp, mở rộng vùng tưới, kết nối đồng bộ đến cống lấy nước của hộ dùng nước, đồng thời để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất, giải quyết được việc thiếu nước trong điều kiện biến đổi khí hậu, góp phần tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế xã hội của địa phương; trên cơ sở Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, UBND tỉnh xây dựng và trình HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Theo quy định, thủy lợi nhỏ là công trình thủy lợi có nhiệm vụ tích trữ nước, cấp nước, tưới tiêu, thoát nước có quy mô nhỏ hơn 100 ha; hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng là việc áp dụng quy trình kỹ thuật và thiết bị tiên tiến để tưới theo phương pháp nhỏ giọt, phun mưa, tưới ngầm, bảo đảm cấp nước theo nhu cầu của cây trồng cạn phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng kết hợp với các biện pháp canh tác tiên tiến trong nông nghiệp; tổ chức thủy lợi cơ sở là tổ chức của những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi cùng hợp tác đầu tư xây dựng hoặc quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

Nghị quyết quy định hỗ trợ phát triển công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, bao gồm: đầu tư xây dựng công trình cống và kiên cố kênh mương; hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, nhằm đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Việc hỗ trợ chỉ áp dụng đối với Tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở có liên quan trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Về hỗ trợ đầu tư xây dựng cống và kiên cố kênh mương

Theo Nghị quyết, mức hỗ trợ 70% giá trị đầu tư xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức hỗ trợ này không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng.

Để được hưởng hỗ trợ đầu tư xây dựng cống và kiên cố kênh mương, các tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện như sau: Ưu tiên hỗ trợ các xã đang thực hiện tiêu chí thủy lợi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; phù hợp với quy hoạch Thủy lợi tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến 2035; có văn bản ý kiến của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố về địa điểm đầu tư công trình và sự phù hợp của công trình đối với quy hoạch của từng địa phương.

Ông Nguyễn Đình Xuân – Giám đốc Sở NN&PTNT báo cáo, giải trình tại phiên thảo luận tổ

Về hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Nghị quyết quy định: Hỗ trợ 50% chi phí vật liệu, máy thi công và thiết bị để đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn, mức hỗ trợ không quá 40 triệu đồng/ha; hỗ trợ 50% chi phí để san phẳng đồng ruộng, mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/ha.

Điều kiện để được hỗ trợ bao gồm: Đối với cá nhân là thành viên tổ chức thủy lợi cơ sở, diện tích khu tưới tối thiểu từ 0,3 ha trở lên; đối với tổ chức thủy lợi cơ sở, diện tích khu tưới tối thiểu từ 2,0 ha trở lên và có hợp đồng liên kết với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất; hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phục vụ các loại cây trồng chủ lực do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

Về nguồn vốn hỗ trợ, Nghị quyết nêu rõ: Ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Theo đó, Ngân sách tỉnh thực hiện hỗ trợ sau đầu tư khi khối lượng công việc được nghiệm thu đạt 60%, được giải ngân 50%; khi khối lượng công việc được nghiệm thu đạt 100%, được giải ngân 100%.

Với việc triển khai thực hiện chính sách này sẽ hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng cống và kiên cố hóa kênh tưới đồng bộ với hệ thống kênh mương hiện có, mở rộng vùng cấp nước, kết nối đồng bộ với hạ tầng giao thông, hiện đại hóa hệ thống công trình thủy lợi, đồng thời thúc đẩy nhân rộng mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp gắn với sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, phục vụ cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

                                                                                       Huỳnh Thảo

Chiều ngày 20/7/2022, tại kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Đã ban hành
4461Phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh tại kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh/PublishingImages/2022-07/Dung 217 2_Key_21072022110832.jpgKỳ họp Hội đồng nhân dân21/07/2022 12:00


Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc phát biểu tại kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh

Tại kỳ họp HĐND tỉnh lần này, UBND tỉnh đã trình 18  nội dung (8 báo cáo, 1 Tờ trình bầu bổ sung Thành viên Ủy ban, 9 dự thảo Nghị quyết), tại phiên thảo luận tổ chiều ngày 19/7 có 44 lượt ý kiến phát biểu, UBND tỉnh và các cơ quan chức năng đã trao đổi, giải trình làm rõ 21 ý kiến, ghi nhận và tiếp thu 23 ý kiến, tại phiên chất vấn sáng nay, các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan tiếp tục giải trình, trả lời chất vấn về các vấn đề mà đại biểu HĐND tỉnh và cử tri quan tâm. Về cơ bản tôi thống nhất với các nội dung trình, cũng như các ý kiến trả lời chất vấn của các thành viên Ủy ban tại kỳ họp. Đối với các nội dung giải trình, trả lời chất vấn chưa thật sự đầy đủ hoặc chưa thể trả lời trực tiếp tại kỳ họp, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp thu và sẽ có văn bản giải trình, trả lời cụ thể gửi đến các vị đại biểu và cử tri tỉnh nhà sau kỳ họp. Thay mặt UBND tỉnh, Chủ tịch trân trọng cảm ơn và tiếp thu các ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm vì sự phát triển chung của các đại biểu HĐND tỉnh tại phiên thảo luận Tổ về những vấn đề liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành; phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, những vấn đề liên quan đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và những giải pháp tháo gỡ khó khăn, khắc phục hạn chế, bất cập và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chủ tịch cũng xin nhận trách nhiệm về những hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội đã nêu trong báo cáo 6 tháng, tôi Chủ tịch và tập thể lãnh đạo, các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ nỗ lực vượt qua khó khăn, đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững.

Chủ tịch cũng phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề trọng tâm để đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và cử tri tỉnh nhà có thêm thông tin, hiểu và chia sẽ những khó khăn, đồng thời hỗ trợ đồng hành cùng chính quyền các cấp tận dụng tốt thời cơ, vượt qua thách thức, phấn đấu hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2022.

           Về tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm.

- 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19, những tác động xấu từ cuộc xung đột Nga – Ucraina dẫn đến lạm phát, giá cả vật tư, hàng hóa tiêu dùng tăng cao ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế, đến sản xuất kinh doanh, công tác xây dựng cơ bản và đời sống nhân dân, song với sự nỗ lực lớn, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, sáng tạo của các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh đạt kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, kinh tế phục hồi và tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 5,2% tuy chưa đạt mức tăng trưởng bình quân của cả nước, nhưng là mức tăng trưởng khá ấn tượng, thể hiện nỗ lực lớn trong điều kiện khó khăn tưởng chừng khó vượt qua sau 2 năm chịu tác động của đại dịch và tình trạng lạm phát gia tăng hiện nay, so với cả nước tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng 46/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 4/8 tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm và xếp thứ 9/19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Thu ngân sách đến nay đạt trên 62% dự toán, có khả năng đạt và vượt dự toán trước thời hạn. Kim ngạch xuất khẩu duy trì ở mức khá cao, tăng 17,7% so với cùng kỳ, đạt 3,2 tỷ đô la Mỹ. Đặc biệt, ngành du lịch phục hồi nhanh và tăng trưởng cao ngoạn mục cả về lượng khách và doanh thu (lượng khách du lịch tăng 124,3% đạt 3,3 triệu lượt khách, tổng doanh thu tăng 54,2% so với cùng kỳ), là 1 trong 3 địa phương dẫn đầu cả nước về tốc độ phục hồi và tăng trưởng du lịch cao. Đầu tư trong nước chuyển biến tích cực, cải cách hành chính, môi trường đầu tư có mặt cải thiện, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tăng 20 bậc từ hạng 51/63 tỉnh, thành phố năm 2020 lên hạng 31/63 tỉnh, thành phố năm 2021. Giá cả hàng hóa được tăng cường quản lý và kìm chế sự gia tăng; một số vấn đề tồn đọng liên quan đến đầu tư, đất đai cơ bản được khắc phục, giải quyết. Các mặt văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến, thích ứng linh hoạt với điều kiện dịch bệnh, chỉ đạo thực hiện tốt, bảo đảm an toàn, đúng quy chế, không để xảy ra sai sót kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2022. An sinh xã hội được bảo đảm, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, chăm lo cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định, một số loại tội phạm được kéo giảm, tỷ lệ điều tra khám phá án tăng cao, tai nạn giao thông đường bộ giảm cả 3 tiêu chí (giảm về số vụ, số người chết và số người bị thương).

Trên cơ sở nhận định, đánh giá tình hình 6 tháng cuối năm 2022, nhất là đánh giá nhận định về thời cơ, thách thức, Chủ tịch cho biết UBND tỉnh đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm như trong báo cáo đã nêu, trong đó, tập trung chỉ đạo điều hành thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ trọng tâm như trong báo cáo đã nêu đó là:

Một là: Tiếp tục thực hiện tốt, hiệu quả công tác phòng chống dịch COVID-19, tiến tới đẩy lùi đại dịch, bảo vệ sức khỏe người dân, tạo điều kiện khôi phục và phát triển kinh tế thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Hai là: Tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, nhất là khắc phục, khơi thông về cơ bản những bất cập, điểm nghẽn liên quan đến lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, đât đai, xây dựng, tạo điều kiện các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, kinh tế hợp tác khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh, đi đôi với tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kìm chế lạm phát, ổn định thị trường, tăng cường phòng, chống, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu. Triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ cho phục hồi kinh tế.

Ba là: Thực hiện có hiệu quả các đột phá chiến lược, tháo gỡ khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện triển khai nhanh các dự án đầu tư trọng điểm; nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Bốn là: Đẩy mạnh thu ngân sách, phấn đấu thu đạt và vượt dự toán, gia tăng nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tăng cường xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Năm là: Tập trung hoàn thành quy hoạch tỉnh bảo đảm chất lượng, tiến độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thu hút mạnh mẽ đầu tư.

Sáu là: Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chính sách đề ơn đáp nghĩa, tổ chức tốt các hoạt động vui xuân, đón tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, an toàn và tiết kiệm; Chấn chỉnh, củng cố, nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, bảo vệ môi trường; cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bảy là: Tăng cường củng cố, bảo đảm quốc phòng - an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nội địa và trên tuyến biên giới, đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm cờ bạc, cho vay nặng lãi, ma túy, kiên quyết triệt xóa, không để hình thành các băng nhóm tội phạm có tổ chức theo kiểu "xã hội đen", ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng thanh niên tụ tập càn quấy, tiếp tục kéo giảm mạnh tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí. Chủ động và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

Tám là: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện lộ trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử; tiếp tục cải thiện các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), xây dựng môi trường đầu tư thân thiện, minh bạch, chuyên nghiệp, có tính cạnh tranh cao. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ, khắc phục biểu hiện làm việc cầm chừng, sợ rủi ro, sợ trách nhiệm; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi thiếu trách nhiệm, tiêu cực, nhũng nhiễu trong thi hành công vụ; quan tâm củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có trình độ, năng lực, năng động sáng tạo, trách nhiệm cao, khát vọng lớn, vì sự phát triển của địa phương.

 Về một số giải pháp khắc phục, khơi thông điểm nghẽn trong lĩnh vực đất đai, đầu tư, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thu hút nguồn lực đầu tư.

Chủ tịch cho biết UBND tỉnh đã chỉ đạo tập trung phân tích, đánh giá, nhận diện, làm rõ nguyên nhân của những bất cập, điểm nghẽn trong các lĩnh vực đất đai, đầu tư, quy hoạch, xây dựng, đồng thời đề ra giải pháp cũng như đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến thống nhất về quan điểm, chủ trương tháo gỡ nhằm khơi thông bất cập điểm nghẽn trong các lĩnh vực này; chỉ đạo kiểm tra, thanh tra, xử lý và phân tích đánh giá nhận diện rõ yếu tố, nguyên nhân và đề ra giải pháp cụ thể ngăn chặn tình trạng đầu cơ đất, lợi dụng việc tách thửa đất để thực hiện phân lô, bán nền, hình thành khu dân cư trái pháp luật gây bức xúc trong xã hội, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất đại, phá vỡ quy hoạch, tạo cơn sốt đất, ảnh hưởng đến quyền lợi ích chính đáng của người sử dụng đất.

Liên quan đến sự sụt giảm chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021. Chủ tịch thông tin thêm mặc dù chỉ số PCI của tỉnh vẫn duy trì trong nhóm trung bình khá (xếp thứ 37/63 tỉnh, thành phố) song so với năm 2020 thì có sự tụt hạng đáng kể. Ngoài nguyên nhân khách quan do tác động ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cũng như những bất cập trong tiêu chí, phương pháp, cách thức thu thập thông tin chưa phù hợp, thiếu xác thực, thì còn do một số nguyên nhân chủ quan đó là: Thủ tục hành chính chưa theo kịp yêu cầu giải quyết thủ tục đầu tư ngày càng tăng tổ chức, cá nhân, thời gian giải quyết còn chậm đa số trễ hạn. Một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác tham mưu giải quyết thủ tục đầu tư chưa thể hiện tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm cao, chưa vì sự phát triển chung, còn biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm; thấy khó khăn thì chọn phương án "an toàn", từ chối dự án đầu tư. Do một số cơ chế, chính sách pháp luật chưa rõ ràng, chống chéo dẫn đến một số sai sót trong áp dụng pháp luật tạo ra tâm lý sợ rủi ro, sợ trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức, thậm chí trong cán bộ lãnh đạo quản lý làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và sự phát triển của địa phương.

Để khắc phục vấn đề này, UBND tỉnh đã đề ra các biện pháp nhằm cải thiện chỉ số PCI trong năm 2022, trong đó chú trọng hoàn thiện các yếu tố về pháp lý (như sớm hoàn chỉnh quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất) làm cơ sở pháp lý xúc tiến đầu tư và giải quyết thủ tục đầu tư chặt chẽ, tránh sai sót. Tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức làm công tác giải quyết thủ tục đầu tư; tăng cường kiểm tra giám sát, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiểu, tiêu cực. Xác định rõ trách nhiệm và xử lý trách nhiệm, kịp thời thay thế, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ thiếu trách nhiệm, đùn đẩy công việc, sợ rủi ro, sợ trách nhiệm, không khát khao vì sự phát triển của tỉnh.

Đặc biệt qua thảo luận tổ và tại phiên chất vấn các đại biểu HĐND tỉnh và cử tri tỉnh nhà cũng hết sức quan tâm, trăn trở, băn khoăn, lo lắng liên quan đến thực trạng của ngành y tế, giáo dục hiện nay, tập trung vào các vấn đề trọng tâm đó là tình trạng thiếu thuốc, sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực, bất cập về chính sách, chế độ và như tâm tư liên quan đến một số biến cố của ngành y tế vừa qua.

Chủ tịch cùng lãnh đạo tỉnh, UBND tỉnh xin chia sẽ, đồng cảm sâu sắc về những khó khăn, thách thức mà ngành y tế, ngành giáo dục và đào tạo đang phải đối mặt hiện nay.

Đối với ngành y tế: Chủ tịch cho biết thêm những năm qua, đặc biệt trải qua hơn 2 năm gồng mình chống dịch Covid-19, với quan điểm "chống dịch như chống giặc", cùng với sự nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân nói chung, ngành y tế, cán bộ, công chức y tế tỉnh nhà nói riêng đã thể hiện vai trò tiên phong trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 để hôm nay dịch bệnh được khống chế, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới, chúng ta khắc ghi, trân trọng, tri ân và đánh giá cao sự nỗ lực lớn, trách nhiệm cao, sự hy sinh, tận tụy quên mình của các lực lượng nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch nói riêng trong thời gian qua dù phải đối mặt với nhiều hiểm nguy, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe trong công tác phòng, chống dịch và đã có những tấm gương hy sinh cao quý trong đội ngũ những người thầy thuốc trong cuộc chiến này. Chủ tịch bày tỏ: Chắc có lẽ không có ngôn từ nào diễn tả hết, không có gì có thể cân đong, đo đếm được công lao, sự cống hiến, hy sinh của các lực lượng tuyến đầu, của đội ngũ cán bộ ngành y tế trong cuộc chiến không cân sức chống "giặc dịch Covid-19" vừa qua. Thật vinh quang, vinh dự và tự hào, song chúng ta cũng bùi ngùi, sẻ chia sâu sắc với ngành y tế hiện nay. Biến cố vừa qua liên quan đến những sai phạm trong mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế bỡi cơn lốc mang tên "Việt Á" để lại một nỗi đau không nhỏ, ảnh hưởng đến hoạt động của ngành, tác động đến tâm tư, tình cảm, làm tổn thương tinh thần không chỉ đối với đội ngũ thầy thuốc, cán bộ, công chức ngành y tế mà còn đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân; đã và đang làm phân tâm, tạo tâm lý hoang mang sợ rủi ro, sợ trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ ngành y tế nói chung và y tế tỉnh nhà nói riêng, ảnh hưởng đến công tác điều hành, quản lý, đặc biệt là công tác mua sắm vật tư y tế và đấu thầu thuốc hiện nay, đồng thời cũng xuất hiện một bộ phận nhỏ cán bộ y tế không vượt qua được áp lực, tâm lý, khó khăn trong cuộc sống đã xin ra khỏi ngành, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác khám, điều trị bệnh đối với hệ thống y tế công lập mà không phải một sớm, một chiều có thể khắc phục được. Vì vậy, Chủ tịch cho rằng hơn lúc nào hết cần lắm sự cảm thông, sẻ chia, đặc biệt là sự nhìn nhận, đánh giá thật sự công tâm, khách quan và toàn diện của xã hội, không để "con sâu làm rầu nồi canh", không để sai phạm của cá nhân, của thiểu số ảnh hưởng đến uy tín của cả một ngành, một nghề cao quý và ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của đông đảo đội ngũ cán bộ, viên chức ngành y tế vẫn can trường đang ngày đêm hăng say cống hiến hết mình, bất chấp những khó khăn, vất vả, áp lực công việc để tiếp tục cống hiến theo đuổi sự nghiệp vinh quang cao quý, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Chủ tịch cũng cho biết UBND tỉnh đã đề ra những biện pháp tổng thể, đồng bộ nhằm hỗ trợ ngành y tế vượt qua khó khăn,

Đối với ngành giáo dục và đào tạo: UBND tỉnh tập trung chỉ đạo nhận diện, đánh giá đúng thực trạng, những yếu kém, bất cập, khó khăn của ngành hiện nay, nhất là tình trạng thiếu giáo viên cấp bậc học, nhất là thiếu giáo viên mầm non… kéo dài, tình trạng chất lượng giáo dục một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu và nhận diện nguyên nhân về một số sai phạm liên quan đến suy thoái về đạo đức, lối sống của một số 1 ít cán bộ giáo dục thời gian qua, từ đó đề ra giải pháp khắc phục, giải quyết tốt những khó khăn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của ngành, nhất là nâng cao chất lượng giáo dục ở các bậc học. UBND tỉnh cũng tiếp tục nghiên cứu để đề xuất cơ chế, chính sách trong đào tạo, thu hút nguồn lực cũng như đề xuất cơ chế đặc thù, góp phần cải thiện đời sống vật chất của cán bộ, viên chức ngành giáo dục.

Về các tờ trình của UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết, UBND tỉnh đã tiếp thu cao nhất các ý kiến góp ý của các Ban HĐND tỉnh, của Đại biểu HĐND tỉnh và đã phối hợp với các Ban của HĐND tỉnh điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện; việc xây dựng Nghị quyết bảo đảm tuân thủ chặt chẽ về nội dung và trình tự thủ tục theo quy định pháp luật và đủ điều kiện để HĐND tỉnh xem xét quyết nghị.

Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 mà Nghị quyết Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đề ra, cũng như để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững mang tính đột phá, thu ngắn khoảng cách phát triển với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Chủ tịch khẳng định ngoài nỗ lực lớn, quyết tâm cao của chính quyền các cấp rất cần sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Đây là nhân tố quyết định sự thành công và phát triển đi lên của địa phương, đặc biệt là sự sẻ chia khó khăn, đồng hành vượt qua thách thức, hiến kế về giải pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, thúc đẩy sự gắn kết, liên kết vùng mạnh mẽ, toàn diện và hiệu quả, tạo động lực mới cho sự phát triển của địa phương trong thời gian tới.                                                          

PHÒNG CÔNG TÁC HĐND

Để làm rõ thêm các ý kiến đặt ra của đại biểu HĐND về các nội dung trình kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh cũng như các nội dung trả lời chất vấn của các trưởng đầu ngành, ông Nguyễn Thanh Ngọc - Chủ tịch UBND tỉnh có bài phát biểu trước HĐND tỉnh, cụ thể như sau:
Đã ban hành
4462Bế mạc Kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026/PublishingImages/2022-07/Dung 217_Key_21072022111423.jpgKỳ họp Hội đồng nhân dân21/07/2022 12:00


Đồng chí Nguyễn Thành Tâm – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh

Qua 02 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần dân chủ, trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 4 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh Khóa X đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Hội đồng nhân dân tỉnh đã dành thời gian thảo luận, góp ý sâu sắc đối với các nội dung trình kỳ họp, đã có 15 lượt đại biểu phát biểu thảo luận với 44 ý kiến; tại phiên chất vấn đã có 23 lượt đại biểu thực hiện chất vấn theo 3 nhóm vấn đề, với nhiều ý kiến hỏi - đáp nhằm làm rõ hơn những vấn đề mà đại biểu và cử tri quan tâm. Đồng thời, Hội đồng nhân dân tỉnh đã xem xét, biểu quyết thông qua 10 nghị quyết chuyên đề, quyết định nhiều nội dung quan trọng không chỉ cho năm 2022, mà còn cho cả giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.

Trên cơ sở xem xét các báo cáo, tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan hữu quan, Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất nhận định:

Về kinh tế - xã hội, trong bối cảnh vừa thoát ra khỏi tình trạng cực kỳ khó khăn do đại dịch Covid-19, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, nhất là sự đồng lòng, tin tưởng và ủng hộ của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã quyết tâm thực hiện mục tiêu tiếp tục kiểm soát dịch bệnh, khôi phục các hoạt động đời sống xã hội, đem lại kết quả tích cực. Kinh tế - xã hội của tỉnh đã có bước khởi sắc và đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực. Hội đồng nhân dân tỉnh ghi nhận sự nổ lực của Ủy ban nhân dân tỉnh trong chỉ đạo, điều hành triển các giải pháp thực hiện Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đã đề ra; quan tâm triển khai các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, người dân vượt khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh, các hoạt động văn hóa – xã hội; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nội địa và trên tuyến biên giới được giữ vững, ổn định.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, qua báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến thảo luận của các đại biểu tại kỳ họp, HĐND cũng đã phân tích, chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND, đó là: tăng trưởng kinh tế của tỉnh 6 tháng đầu năm thấp hơn so với bình quân cả nước (đặt ra thách thức đối với mục tiêu phát triển cả nhiệm kỳ của tỉnh là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức trung bình chung cả nước); cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư chưa đạt yêu cầu; hiệu lực, hiệu quả quản lý của một số lĩnh vực còn hạn chế, trong đó đáng quan tâm là việc giải quyết "điểm nghẽn" về quy hoạch, đất đai và đầu tư chưa đạt yêu cầu; giải ngân vốn XDCB không đạt tiến độ đề ra, việc triển khai thực hiện một số đề án, chương trình trọng điểm của tỉnh còn chậm; thu hút đầu tư và giải ngân vốn đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội; tình trạng thiếu giáo viên ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục; tình trạng thiếu nhân lực y tế, thiếu thuốc bảo hiểm y tế ảnh hưởng đến công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân và việc vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế; năng lực một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, sợ trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc, có nơi chưa được thực hiện nghiêm túc; tình hình an ninh biên giới, trật tự, an toàn xã hội còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp; tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến và khó lường.

Trong thời gian tới, về cơ bản bối cảnh tình hình trong nước vẫn thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, khi dịch bệnh được kiểm soát, các chính sách khôi phục phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch được đẩy mạnh triển khai và phát huy tác dụng; trong tỉnh, hầu hết các ngành, lĩnh vực đều trên đà phục hồi, phát triển tích cực. Tuy nhiên, như nhận định tại kỳ họp, tỉnh ta vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế nội tại cần cần tập trung khắc phục; bên cạnh đó, môi trường kinh tế vĩ mô có xu hướng diễn biến không thuận với áp lực giá cả vật tư, hàng hóa tăng cao, thị trường xuất khẩu, đầu tư có biến động lớn,… đặt ra những thách thức lớn trong thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2022 và thời gian tới.

Để có thể thực hiện thắng lợi Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đòi hỏi chúng ta không được tự mãn, chủ quan với những kết quả đạt được, cần có sự nỗ lực, phấn đấu cao hơn của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân tỉnh nhà, trong đó Ủy ban nhân dân tỉnh cần tập trung nâng cao năng lực quản lý, điều hành, bám sát diễn biến tình hình và biện pháp điều hành vĩ mô, chủ động, kịp thời và làm tốt hơn công tác tổ chức triển khai thực hiện, phục vụ hiệu quả cho sự phát triển của địa phương. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp thu các ý kiến đóng góp của Hội đồng nhân dân tỉnh, tiếp tục phát huy các thành tựu đã đạt được, tập trung khắc phục các tồn tại, hạn chế, nhất là sớm tháo gỡ các "điểm nghẽn" phát triển đã được xác định; ban hành cơ chế thu hút, ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, tích cực hỗ trợ nhà đầu tư triển khai thực hiện đầu tư theo chủ trương, dự án đã được cấp phép; thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả các biện pháp điều hành, nhất là về thực thi thủ tục hành chính để kịp thời chỉ đạo có hiệu quả, thực hiện hiệu quả các biện pháp cải thiện, nâng chất các chỉ số đánh giá về môi trường đầu tư, cải cách hành chính và hiệu quả quản trị công của tỉnh; tập trung giải quyết các bất cập trong lĩnh vực y tế, giáo dục, đảm bảo thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo chất lượng giáo dục; quan tâm công tác thông tin tuyên truyền, lắng nghe và giải quyết, giải trình thấu đáo ý kiến, kiến nghị chính đáng của đại biểu, cử tri và Nhân dân, tạo được sự đồng thuận cao của xã hội.

Thực hiện chức năng giám sát theo quy định, Kỳ họp đã dành thời gian để tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp đối 03 Giám đốc Sở và có sự tham gia trả lời của các vị Trưởng ngành có liên quan về 03 nhóm vấn đề thuộc các lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, các nội dung chất vấn khác của đại biểu gửi về đều được yêu cầu trả lời bằng văn bản. Qua hoạt động chất vấn cho thấy, những nhóm vấn đề được đại biểu đặt ra, được Hội đồng nhân dân tỉnh lựa chọn là xác đáng, phù hợp với tình hình thực tế địa phương và những vấn đề cử tri quan tâm. Việc chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn và trách nhiệm, đã bước đầu làm rõ được thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời đã xác định những giải pháp cơ bản để khắc phục. Đặc biệt, Hội Hội đồng nhân dân tỉnh ghi nhận, đánh giá cao phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh giải trình, báo cáo làm rõ hơn những vấn đề công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh cũng như những định hướng, biện pháp trọng tâm khắc phục tồn tại, hạn chế, quyết tâm triển khai thực hiện các nhiệm vụ của năm 2022 và những năm tiếp theo.

Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành viên UBND tỉnh, các vị thủ trưởng trả lời chất vấn nghiêm túc tiếp thu các ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao, có kế hoạch cụ thể tích cực triển khai có hiệu quả những vấn đề đã hứa, đồng thời báo cáo kết quả thực hiện để Hội đồng nhân dân và cử tri tỉnh nhà giám sát theo quy định.

Trên cơ sở Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh đã thảo luận, phân tích và nhất trí thông qua 10 nghị quyết quan trọng. Tất cả các nghị quyết được đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, thảo luận dân chủ trước khi biểu quyết thông qua với sự thống nhất cao. Sau kỳ họp này, Chủ tịch HĐND đề nghị Ủy ban nhân dân, các cơ quan hữu quan tập trung chỉ đạo, nhanh chóng cụ thể hóa, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, đảm bảo tính kịp thời, đồng bộ và hiệu quả, sớm đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống. Chủ tịch cũng đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh cùng các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tăng cường giám sát việc thực hiện Nghị quyết; các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tích cực theo dõi, giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri, giám sát việc thực hiện lời hứa của Ủy ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo các ngành tại kỳ họp.

Tại kỳ họp này, Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đã tiến hành bầu cử bổ sung chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 với kết quả cao. HĐND chúc mừng thành viên mới của UBND và mong rằng ông sẽ thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm đóng góp tích cực vào hoạt động của UBND tỉnh.

Năm 2022 dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức, đồng thời cũng có những cơ hội mới đối với sự phát triển của cả nước nói chung, Tây Ninh nói riêng. Với tinh thần đoàn kết, truyền thống kiên cường, thay mặt Hội đồng nhân dân tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh kêu gọi cử tri, Nhân dân tỉnh nhà chung sức, chung lòng cùng cấp ủy, chính quyền vượt khó, tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tận dụng tốt những cơ hội mới, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2022, phát triển đời sống Nhân dân, củng cố nền tảng để phát triển nhanh và vững chắc hơn trong những năm tiếp theo, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.

Thay mặt Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các vị đại biểu, các vị khách quý đã đến tham dự kỳ họp; cảm ơn sự phối hợp tích cực của Ủy ban nhân dân tỉnh, UBMTTQVN tỉnh, các tổ chức, đoàn thể, các ngành, các cấp, các cơ quan thông tấn, báo chí và các cơ quan phục vụ đã góp phần quan trọng vào thành công của kỳ họp, cảm ơn cử tri đã quan tâm theo dõi, góp ý cho đại biểu và các nội dung của kỳ họp.

                                                          PHÒNG CÔNG TÁC HĐND

Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh đã thành công tốt đẹp, trong bài phát biểu bế mạc kỳ họp, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Nguyễn Thành Tâm đã đề ra một số vấn đề cần tập trung thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2022 theo Nghị quyết đã được HĐND thông qua.
Đã ban hành
4460 Kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh Tây Ninh, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026: Nhiều nội dung quan trọng được thông qua/PublishingImages/2022-07/Can 217_Key_21072022090317.jpgKỳ họp Hội đồng nhân dân21/07/2022 10:00

Kỳ họp được tiến hành dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Thành Tâm - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh bà Nguyễn Đài Thy và ông Nguyễn Thanh Phong.

Tại kỳ họp, các đại biểu đã nghe các báo cáo, thông báo gồm: Thông báo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về hoạt động phối hợp tham gia xây dựng chính quyền 6 tháng đầu năm 2022. Báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2022 và phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2022 của Thường trực HĐND tỉnh; các báo cáo thẩm tra của các Ban của HĐND tỉnh đối với dự thảo nghị quyết, báo cáo của UBND tỉnh trình kỳ họp; báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng cơ bản, ngân sách nhà nước; các báo cáo công tác 6 tháng đầu năm 2022 của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tỉnh.

Đại diện lãnh đạo các sở, ngành đã thông qua 10 Tờ trình và lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh thông qua các báo cáo thẩm tra đối với các nội dung lãnh đạo sở ngành trình.

Kỳ họp tiến hành bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Nam Hưng – Giám đốc Sở Xây dựng.

HĐND tỉnh đã chia 03 tổ thảo luận. Qua 01 buổi thảo luận, có 49/52 đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND huyện, thành phố, các sở, ngành tỉnh tham dự tại các tổ thảo luận. Có 15 đại biểu phát biểu với 44 ý kiến, trong đó, UBND tỉnh, ngành chức năng đã giải trình 21 ý kiến; ghi nhận tổng hợp 23 ý kiến. Trong quá trình thảo luận, đa số các đại biểu đều thể hiện sự thống nhất với báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh; báo cáo công tác của UBND tỉnh, HĐND tỉnh và các cơ quan tư pháp; báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh đã trình tại kỳ họp. Một số nhóm vấn đề quan tâm qua ý kiến của đại biểu cần làm rõ như: quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn; tình trạng giá cả các nhiên vật liệu đầu vào sản xuất, kinh doanh đều tăng cao, trong khi đầu ra sản phẩm nông nghiệp lại bị ép giá gây thiệt hại cho người nông dân; công tác giải quyết thủ tục hành chính cho công dân và doanh nghiệp trên một số lĩnh vực vẫn còn trễ hẹn, nhất là lĩnh vực đất đai;.... Đối với các dự thảo nghị quyết, cơ bản các đại biểu thống nhất với dự thảo trình kỳ họp, bên cạnh đó, đại biểu có góp ý, đề nghị sửa đổi và làm rõ đối với một số dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định nội dung và mức chi chế độ dinh dưỡng, hỗ trợ khuyến khích đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Ban hành kèm theo Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 31/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Nghị quyết quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Nghị quyết quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022-2030; Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hệ thống xử lý nước thải đô thị Hòa Thành – giai đoạn 2. Các nội dung góp ý của đại biểu được lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chủ trì soạn thảo nghị quyết tiếp thu, giải trình hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết.

Tại Kỳ họp đã tiến hành chất vấn đối với lãnh đạo 03 Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo. Nội dung chất vấn xoay quanh lĩnh vực liên quan đến kết quả triển khai các chính sách hỗ trợ, phát triển nông nghiệp thời gian qua; công tác quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và giống cây trồng kém chất lượng, gây thiệt hại cho người nông dân, trong bối cảnh giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao; công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý rác thải, nước thải; Việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; công tác phối hợp giải quyết thủ tục giữa các cơ quan liên quan, cũng như việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính về đất đai; Việc triển khai, lựa chọn, dạy và học chương trình sách giáo khoa mới trên địa bàn tỉnh; việc thực hiện chương trình dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn cũng như kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh; tình trạng thiếu giáo viên ở các cấp học nhất là giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh thời gian qua, hiện nay kết quả tháo gỡ khó khăn đã đạt được và giải pháp trong thời gian tới.

Đại diện lãnh đạo các Sở, ngành đã thông qua 10 Nghị quyết gồm: Nghị quyết quy định diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Điều 2 Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định nội dung và mức chi chế độ dinh dưỡng, hỗ trợ khuyến khích đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Ban hành kèm theo Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 31/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Nghị quyết quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Nghị quyết Quy định mức tiền thưởng đối với huấn luyện viên, vận động viên tỉnh Tây Ninh đạt thành tích tại các giải thi đấu thể thao cấp khu vực, miền, cụm và cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2022-2025; Nghị quyết quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022 – 2030; Nghị quyết phê duyệt số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên năm 2022; Nghị quyết về chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2023; Nghị quyết về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022; Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hệ thống xử lý nước thải đô thị Hòa Thành - giai đoạn 2 và đã được các đại biểu HĐND tỉnh có mặt thống nhất biểu quyết 100%.

Đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết dự thảo Nghị quyết 

Kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh đã thành công tốt đẹp, chiều ngày 20/7/2022, phát biểu bế mạc kỳ họp, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thành Tâm đề nghị Ủy ban nhân dân, các cơ quan hữu quan tập trung chỉ đạo, nhanh chóng cụ thể hóa, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, đảm bảo tính kịp thời, đồng bộ và hiệu quả, sớm đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống. Đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh cùng các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tăng cường giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tích cực theo dõi, giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri, giám sát việc thực hiện lời hứa của Ủy ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo các ngành tại kỳ họp.

Ngọc Cẩn

Trong 02 ngày 19/7 và 20/7/2022 Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh đã tổ chức thành công kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân tỉnh, khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.
Đã ban hành
4459HDND tỉnh Tây Ninh thông qua chủ trương đầu tư dự án Hệ thống xử lý nước thải đô thị Hòa Thành - giai đoạn 2/PublishingImages/2022-07/Thao 217_Key_21072022080903.JPGKỳ họp Hội đồng nhân dân21/07/2022 09:00


Quang cảnh kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh

Để phát huy hiệu quả đầu tư của giai đoạn 1 dự án hệ thống xử lý nước thải trong đô thị Hòa Thành, chiều ngày 20/7/2022, tại kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, với 51/52 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 98,07% tổng số đại biểu HĐND tỉnh), HĐND tỉnh đã thống thông qua Nghị quyết về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hệ thống xử lý nước thải đô thị Hòa Thành - giai đoạn 2, với quy mô đầu tư gồm:

- Xây dựng Trạm xử lý nước thải công suất 6.000m3/ngày đêm (trong đó các công trình chức năng, các công trình đầu vào phục vụ công suất 12.000m3/ngày đêm; riêng công trình xử lý sinh học, hóa lý và hệ thống thiết bị công suất theo modul 6.000m3/ngày đêm và sẽ nâng cấp công suất theo modul đạt 12.000m3/ngày đêm khi đấu nối phủ kín mạng lưới thoát nước thải trên toàn thị xã Hòa Thành ở giai đoạn sau);

- Xây dựng 02 trạm bơm: Trạm bơm số 01 thuộc phường Long Thành Bắc diện tích khoảng 160m2; trạm bơm số 02 thuộc thuộc phường Long Thành Trung diện tích khoảng 425m2;

- Xây dựng hệ thống tuyến ống chính thu gom nước thải dẫn về trạm xử lý và hệ thống thu gom nước thải từ các hộ dân đến các tuyến ống chính.

Công trình đầu tư được xây dựng trên khu đất đã thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở giai đoạn 1 của dự án.

Nghị quyết cũng nêu rõ, mục tiêu đầu tư Hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị Hòa Thành - giai đoạn 2 (kết hợp với giai đoạn 01 của dự án đang thực hiện, dự kiến thực hiện hoàn thành trong năm 2022) nhằm hoàn thiện toàn bộ dự án, đưa hệ thống xử lý vào vận hành, khai thác. Từ đó cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe người dân, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững đô thị Hòa Thành.

Tổng mức đầu tư thực hiện dự án dự kiến là 349.998.465.000 đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, thời gian thực hiện từ năm 2023 – 2026. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Tây Ninh làm chủ đầu tư và trực tiếp quản lý dự án, tổ chức lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Hy vọng, sau khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân khu vực.

                                                                                       Huỳnh Thảo

Trước đây, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị Hòa Thành – giai đoạn 1, với các hạng mục, như: Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải phóng mặt bằng khu vực xây dựng nhà máy xử lý (5,4 ha) và 02 trạm bơm (585 m2), xây dựng một số tuyến ống chính thu gom nước thải với chiều dài 11.439 m. Hiện nay, các hạng mục của dự án đang được triển khai thực hiện và dự kiến hoàn thành trong năm 2022.
Đã ban hành
4457Kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh: Nhiều vấn đề đại biểu quan tâm/PublishingImages/2022-07/Can 207_Key_20072022140221.jpgKỳ họp Hội đồng nhân dân20/07/2022 15:00

Các đại biểu đề nghị làm rõ thêm các vấn đề tại các Nghị quyết cụ thể như: Đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định nội dung và mức chi chế độ dinh dưỡng, hỗ trợ khuyến khích đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ban hành kèm theo Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 31/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Đại biểu đề nghị xem xét bỏ khoản 3, Điều 1 đoạn "Mức chi thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với các huấn luyện viên, vận động viên khuyết tật khi được cấp có thẩm quyền triệu tập tập trung tập huấn (tập luyện, huấn luyện) và thi đấu áp dụng theo mức chi quy định tại khoản 1, 2 Điều này", vì huấn luyện viên, vận động viên khuyết tật cũng nằm trong khoản 1, khoản 2 của Điều 1; ngoài ra chế độ cũng không khác với huấn luyện viên, vận động viên bình thường nên không cần thiết tách ra thành khoản 3, Điều 1; Đối với dự thảo Nghị quyết quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đại biểu đề nghị làm rõ ý 3%, 5% nguồn kinh phí khuyến nông để phục vụ công tác quản lý khuyến nông trùng với nguồn kinh phí sự nghiệp tại Điểm b, khoản 2, Điều 9 đoạn "cơ quan quản lý khuyến nông được trích 3% nguồn kinh phí khuyến nông được cấp có thẩm quyền giao dự toán trong năm để phục vụ công tác quản lý khuyến nông"; và "nhiệm vụ khuyến nông được trích 5% nguồn kinh phí khuyến nông được cấp có thẩm quyền giao dự toán"; Đối với dự thảo Nghị quyết quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022-2030 đại biểu đề nghị làm rõ khái niệm "cây trồng là cây chủ lực của địa phương" tại Điểm c, khoản 3, Điều 5 "Hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phục vụ các loại cây trồng là cây chủ lực của địa phương, có lợi thế, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu". 

Quang cảnh phiên thảo luận 

Ngoài ra, các Đại biểu còn phản ánh một số nội dung liên quan đến lĩnh vực kinh tế - xã hội, lĩnh vực văn hóa – xã hội và lĩnh vực pháp chế như: Việc trả lời ý kiến cử tri về giải pháp khắc phục tình trạng đơn vị thi công lắp đặt đường ống dẫn nước tiểu vùng sông Mê Kông còn chậm; Cầu Hòa Bình nối liền 02 xã Hòa Hội, Hòa Thạnh và cầu Nàng Dình nối liền 02 xã Hòa Thạnh, Biên Giới hiện nay đang bị xuống cấp, diện tích mặt cầu hẹp, không đồng bộ so với diện tích đường huyện 7 (đã được nâng cấp mở rộng); Việc thực hiện Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND ngày 28/6/2019 của UBND tỉnh về quy định hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh rất ít doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách này, đề nghị có đánh giá, xem xét, rà soát, mở rộng đối tượng để doanh nghiệp có thể tiếp cận chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội; Công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại tỉnh đang phát triển mạnh mẽ, có nhiều phần mềm, ứng dụng để giao tiếp với nhà nước như: hệ thống hỏi đáp trực tuyến (hoidap.tayninh.gov.vn), hệ thống tiếp nhận phản ánh (https://1022.tayninh.gov.vn/), việc có nhiều ứng dụng và phần mềm để giao tiếp là tốt, nhưng làm cho người dân không biết thực hiện cái nào..., đề nghị rà soát lại, tích hợp chung vào ứng dụng "Tây Ninh Smart" để thống nhất trong triển khai; Cử tri phản ánh tình trạng thiếu thuốc bảo hiểm y tế, người dân phải mua bên ngoài, đề nghị có giải pháp chấn chỉnh; Đề nghị sớm có kế hoạch sửa chữa trường THPT Nguyễn Huệ; Đề nghị tăng mức đầu tư, giá trị xây nhà đại đoàn kết, vì hiện nay giá cả thị trường tăng; Việc trả căn cước công dân thời gian qua còn nhiều bất cập; Tăng cường công tác tuyên truyền tiêm mũi 4 ngừa Covid 19 cho người dân; Việc triển khai thực hiện Quyết định số 28/2020/QĐ-UBND ngày 27/7/2020 của UBND tỉnh về ban hành quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều bất cập nhưng UBND tỉnh chậm sửa đổi, thay thế; Việc kiểm tra các trường hợp tách thửa đất khu du lịch Núi Bà chậm thực hiện; 6 tháng đầu năm, công tác giải quyết thủ tục hành chính cho công dân và doanh nghiệp trên một số lĩnh vực vẫn còn trễ hẹn, nhất là lĩnh vực đất đai. Các chỉ số đánh giá hiệu quả cải cách hành chính của tỉnh vẫn ở mức trung bình và thấp hơn mức trung bình của cả nước; Tình trạng mất an ninh trật tự, trộm cấp tài sản diễn ra phức tạp trong 6 tháng đầu năm trên địa bàn huyện Bến Cầu. Đề nghị cho biết công tác phối hợp phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật thời gian qua như thế nào?

Qua thảo luận, đã có 06 đại biểu phát biểu, với 22 ý kiến thảo luận. Hầu hết các đại biểu đều đồng tình, thống nhất cao với các nội dung trình kỳ họp. Các vấn đề đại biểu góp ý cụ thể đối với dự thảo Nghị quyết đã được các cơ quan chuyên môn tiếp thu, giải trình làm rõ trước khi HĐND tỉnh quyết nghị.

Ngọc Cẩn

Tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh khóa X, HĐND tỉnh đã chia ra thành 03 tổ thảo luận để thảo luận về các nội dung của kỳ họp.
Đã ban hành
4458Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Tây Ninh Khóa X: Chất vấn và trả lời chất vấn/PublishingImages/2022-07/Can 207 2_Key_20072022143617.jpgKỳ họp Hội đồng nhân dân20/07/2022 15:00

Phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, ông Nguyễn Thành Tâm nhấn mạnh: Hoạt động chất vấn tại kỳ họp HĐND là hoạt động rất quan trọng, thể hiện chức năng giám sát của HĐND, góp phần lan tỏa tinh thần đổi mới, linh hoạt, sáng tạo, luôn bám sát thực tiễn. Đây cũng là hoạt động được cử tri và các cơ quan thông tấn, báo chí quan tâm theo dõi. Thực hiện tốt việc chất vấn và trả lời chất vấn sẽ thể hiện rõ nét vai trò, vị thế, trách nhiệm của HĐND, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Tại Kỳ họp đã tiến hành chất vấn đối với lãnh đạo 03 Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo. Nội dung chất vấn xoay quanh lĩnh vực liên quan đến kết quả triển khai các chính sách hỗ trợ, phát triển nông nghiệp thời gian qua; công tác quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và giống cây trồng kém chất lượng, gây thiệt hại cho người nông dân, trong bối cảnh giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao; công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý rác thải, nước thải; Việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; công tác phối hợp giải quyết thủ tục giữa các cơ quan liên quan, cũng như việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính về đất đai; Việc triển khai, lựa chọn, dạy và học chương trình sách giáo khoa mới trên địa bàn tỉnh; việc thực hiện chương trình dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn cũng như kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh; tình trạng thiếu giáo viên ở các cấp học nhất là giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh thời gian qua, hiện nay kết quả tháo gỡ khó khăn đã đạt được và giải pháp trong thời gian tới.

Qua nghe các báo cáo trả lời chất vấn của lãnh đạo các Sở, các vị đại biểu HĐND tỉnh cũng đã chất vấn thêm để làm rõ thêm các nội dung gắn với thực tế đời sống và nguyện vọng của cử tri, Nhân dân với nội dung ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng, có đối thoại, tranh luận thẳng thắn mang tính xây dựng, sử dụng tối đa hiệu quả thời gian để làm rõ vấn đề mà cử tri và Nhân dân quan tâm.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra sôi nổi, dân chủ, trách nhiệm với tinh thần xây dựng cao. Các vị Giám đốc và các ngành có liên quan trả lời chất vấn đã thể hiện bản lĩnh, nắm chắc thực trạng của ngành, lĩnh vực mình phụ trách, trả lời thẳng thắn không né tránh. Hầu hết những nội dung chất vấn được đặt ra đều xuất phát từ thực tiễn công tác điều hành, quản lý nhà nước, những vấn đề được xã hội quan tâm, nội dung chất vấn có trọng tâm. 

Ông Kiều Công Minh – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời chất vấn tại Kỳ họp 

Kết luận phiên chất vấn, Chủ tọa đề nghị các sở, ngành được chất vấn có những giải pháp cụ thể, thiết thực để thực hiện các vấn đề đã được cử tri và đại biểu quan tâm.

Ngọc Cẩn

Sáng ngày 20/7/2022, dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Thành Tâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Khóa X tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.
Đã ban hành
4456Đại biểu HĐND tỉnh thảo luận tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và các vấn đề quyết nghị tại kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh/PublishingImages/2022-07/Dung 2072-min_Key_20072022085824.jpgKỳ họp Hội đồng nhân dân20/07/2022 09:00

Trong quá trình thảo luận, đa số các đại biểu thể hiện sự thống nhất với các báo cáo, tờ trình và dự thảo nghị quyết trình kỳ họp. Bên cạnh việc đánh giá cao những kết quả đạt được về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, các đại biểu đã tập trung phân tích, chỉ ra một số vấn đề còn khó khăn, hạn chế, nguyên nhân, cũng như kiến nghị giải pháp để thực hiện trong thời gian tới. Một số nhóm vấn đề quan tâm qua ý kiến của đại biểu cần giải trình làm rõ như: công tác quản lý đất đai; giải phóng mặt bằng; giao thông nông thôn; giá cả nhiên vật liệu đầu vào; chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin; cải cách hành chính; nguồn nhân lực y tế, giáo dục; tình hình an ninh trật tự, công tác phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật;... Những vấn đề này UBND tỉnh sẽ  giải trình trước khi thông qua các nghị quyết và có nội dung sẽ được các ngành kết hợp giải trình làm rõ trong nội dung trả lời chất vấn trực tiếp.


Đại biểu Nguyễn Văn Dũng phát biểu tại buổi thảo luận

Đối với các dự thảo nghị quyết, đại biểu có góp ý, đề nghị sửa đổi, bổ sung và làm rõ đối với 04 dự thảo Nghị quyết: (1) Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định nội dung và mức chi chế độ dinh dưỡng, hỗ trợ khuyến khích đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ban hành kèm theo Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 31/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh; (2) Nghị quyết quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; (3) Nghị quyết quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022-2030; (4) Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hệ thống xử lý nước thải đô thị Hòa Thành - giai đoạn 2.

Thường trực HĐND tỉnh đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chủ trì soạn thảo nghị quyết báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu khi trình bày dự thảo Nghị quyết để đại biểu HĐND tỉnh quyết nghị.

                                                                                                          KD

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh, chiều ngày 19/7 các đại biểu tiếp tục phiên thảo luận tại tổ. Qua 01 buổi thảo luận, có mặt 49/52 đại biểu HĐND tỉnh, các sở, ngành tỉnh, Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố tham dự tại các tổ thảo luận. Có 16 đại biểu HĐND tỉnh phát biểu với 48 ý kiến, trong đó, UBND tỉnh và cơ quan chức năng đã giải trình, làm rõ 25 ý kiến; ghi nhận tổng hợp 23 ý kiến.
Đã ban hành
4455Khai mạc kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh khóa X/PublishingImages/2022-07/Dung 207-min_Key_20072022071427.jpgKỳ họp Hội đồng nhân dân20/07/2022 08:00

Khai mạc kỳ họp, đồng chí Nguyễn Thành Tâm – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu toàn văn như sau:

Kính th­ưa:

- Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;

- Các vị đại biểu Quốc hội; các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;

- Các vị khách quý, cùng toàn thể Nhân dân tỉnh nhà.

Hôm nay, HĐND tỉnh Tây Ninh khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 4. Thay mặt Thường trực HĐND tỉnh, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo, các vị đại biểu, các vị khách quý đã đến tham dự kỳ họp. Xin trân trọng gửi đến các vị đại biểu, các vị khách mời, cùng toàn thể Nhân dân trong tỉnh lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công.


Ông Nguyễn Thành Tâm – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu khai mạc kỳ họp

Kính thưa quý vị đại biểu,

Sáu tháng đầu năm trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 tuy giảm mạnh nhưng vẫn còn diễn biến khó lường và tác động nhiều mặt, cùng với sức ép giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh … đã tác động lớn đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân. Song với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là cộng đồng doanh nghiệp, sự ủng hộ, tin tưởng của Nhân dân, chúng ta đã khẩn trương, quyết liệt triển khai, thực hiện toàn diện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đã đề ra. Đến nay đạt được những kết quả khá tích cực và toàn diện trên các lĩnh vực: dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát để khôi phục kinh tế; GRDP tăng trưởng khá (5,2%); giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ; ngành du lịch tăng trưởng ấn tượng (doanh thu tăng 54,2% so với cùng kỳ); kim ngạch xuất khẩu tăng 17,7%; thu hút đầu tư trong nước tăng 15,7%; hoạt động văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc; công tác an sinh xã hội được quan tâm; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng - an ninh được giữ vững.

Tuy nhiên, với tinh thần cầu thị và trách nhiệm, chúng ta nhìn nhận rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, có những tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục như: tốc độ hồi phục các ngành, lĩnh vực còn chậm, tăng trưởng thấp hơn bình quân chung cả nước; tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công còn chậm, tỷ lệ giải ngân chưa đạt mục tiêu đề ra; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng một số dự án trọng điểm xử lý còn chậm ảnh hưởng đến thu hút đầu tư; công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường còn hạn chế; điểm nghẽn trong lĩnh vực đất đai, đầu tư, quy hoạch tuy đã được nhận diện nhưng chưa được tháo gỡ kịp thời; công tác cải cách hành chính, môi trường kinh doanh chưa cải thiện nhiều, chưa bền vững; kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc, có nơi chưa được thực hiện nghiêm túc; tội phạm, vi phạm pháp luật có mặt còn diễn biến phức tạp.

Kính thưa các vị đại biểu,

Trước những khó khăn, tồn tại và hạn chế tỉnh ta đang đối mặt đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tinh thần, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có vai trò không nhỏ của các vị đại biểu HĐND tỉnh trong việc đề xuất các giải pháp khắc phục và xem xét, quyết nghị những vấn đề quan trọng của địa phương, tạo động lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của năm 2022 và cho cả nhiệm kỳ với quyết tâm cao nhất. Vì vậy, tại kỳ họp này, Tôi đề nghị các vị đại biểu tập trung xem xét, thảo luận và quyết nghị một số nội dung quan trọng sau:

Một là, đánh giá tình hình 6 tháng đầu năm 2022, căn cứ vào báo cáo công tác của HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các cơ quan liên quan, các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, xây dựng cơ bản, ngân sách nhà nước; báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; báo cáo trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri gửi đến HĐND tỉnh; và từ thực tiễn địa bàn ứng cử, vị trí công tác và tiếp thu ý kiến của cử tri, đề nghị các vị đại biểu phát huy trí tuệ, tập trung phân tích, cho ý kiến về việc tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm, xác định rõ các nguyên nhân chủ quan làm ảnh hưởng đến kết quả đạt được, đề xuất các giải pháp cụ thể để vượt qua khó khăn, thách thức hiện nay nhằm hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch của năm.

Hai là, xem xét quyết nghị đối với 10 nghị quyết chuyên đề như nội dung chương trình kỳ họp đã thông qua. Đề nghị các đại biểu xuất phát từ bối cảnh thực tiễn địa phương hiện nay, dự báo tình hình trong thời gian tới để có những ý kiến đóng góp sâu sát, đề xuất giải pháp căn cơ về những chính sách, quy định, biện pháp để đảm bảo tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của các Nghị quyết khi ban hành.

Ba là, thực hiện Chương trình giám sát năm 2022, tại kỳ họp này, Hội đồng nhân dân sẽ tiến hành xem xét kết quả giám sát của Thường trực HĐND đối với việc giải quyết kiến nghị của cử tri trước và sau Kỳ họp thứ hai; thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại Kỳ họp theo những nhóm vấn đề được cử tri, đại biểu quan tâm và thực hiện công tác nhân sự theo thẩm quyền. Đề nghị các đại biểu phát huy tinh thần trách nhiệm, bám sát ý kiến, kiến nghị của cử tri để xem xét, cho ý kiến, tham gia chất vấn có chất lượng và hiệu quả.

Kính thưa các vị đại biểu!

Kỳ họp thứ 4 của HĐND tỉnh có rất nhiều nội dung, thời gian làm việc khá chặt. Vì vậy, tôi đề nghị các vị đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, tích cực tham gia các hoạt động kỳ họp, có nhiều ý kiến thảo luận, góp ý xác đáng, quyết nghị chuẩn xác, vì sự phát triển chung của tỉnh và niềm tin, sự mong đợi của cử tri và Nhân dân.

Tôi cũng mong cử tri và Nhân dân tỉnh nhà quan tâm theo dõi, giám sát hoạt động của kỳ họp, tham gia đóng góp ý kiến để HĐND tỉnh thực hiện tốt nội dung, chương trình đề ra.

Với tinh thần trên, tôi xin tuyên bố khai mạc Kỳ họp thứ 4 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh Khóa X.

Xin chúc Kỳ họp của chúng ta thành công tốt đẹp!

Trân trọng cảm ơn./.

Phòng Công tác HĐND

Sáng ngày 19/7, HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021- 2026 đã khai mạc kỳ họp thứ 4 để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh.
Đã ban hành
4454Ban Pháp chế HĐND tỉnh Họp thẩm tra các nội dung trình kỳ họp thứ 04 HĐND tỉnh/PublishingImages/2022-07/Can 157_Key_15072022071954.jpgKỳ họp Hội đồng nhân dân15/07/2022 08:00

Cuộc họp đã tiến hành thẩm tra đối với 02 dự thảo Nghị quyết: Dự thảo Nghị quyết về việc phê duyệt số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên năm 2022 và dự thảo Nghị quyết quy định điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; 04 báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh: Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật 6 tháng đầu năm 2022; Báo cáo công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh 6 tháng đầu năm 2022; Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2022; Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo 6 tháng đầu năm 2022. 

Quang cảnh cuộc họp thẩm tra 

Đối với Tờ trình số 2154/TTr-UBND ngày 22/11/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Nghị quyết Nghị quyết phê duyệt số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên năm 2022. Các đại biểu cơ bản đồng tình với nội dung trình và dự thảo Nghị quyết, đề nghị sửa tiêu đề Tờ trình cho phù hợp với tiêu đề dự thảo Nghị quyết; đồng thời kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện các giải pháp về quản lý, sử dụng biên chế sự nghiệp công lập, nhất là công tác tuyển dụng và sử dụng biên chế trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục và y tế đảm bảo quy định pháp luật và phù hợp với lộ trình, kế hoạch đề ra.

Đối với Tờ trình số 2150/TTr-UBND ngày 09/7/2022 của UBND tỉnh về việc quy định về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Các đại biểu tham dự đề nghị rà soát dự thảo nghị quyết cho bảo đảm theo khoản 3, Điều 20, Luật Cư trú năm 2020. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trong quá trình triển khai thực hiện cấp giấy phép xây dựng cần tuyên truyền đối với chủ các cơ sở kinh doanh nhà ở, phòng ở cho thuê trên địa bàn tỉnh thực hiện xây dựng các công trình nhà ở, phòng ở đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất các mục tiêu, chỉ tiêu theo tinh thần Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh về việc ban hành Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Tây Ninh đến năm 2030 và Quyết định số 3629/QĐ-UBND ngày 27/12/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Tây Ninh đến năm 2030 đề ra.

Đối với 04 báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, các đại biểu cơ bản đồng ý với các báo cáo. Kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Hồng Thanh đề nghị UBND tỉnh tiếp tục phát huy những mặt làm được, đề ra biện pháp khắc phục những tồn tại hạn chế cụ thể như: tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp mà các đề án, kế hoạch của UBND tỉnh đề ra; quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các lực lượng trên tuyến biên giới như Công an, Bộ đội Biên phòng,... trong việc phát hiện xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật; Tiếp tục quan tâm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ hơn nữa các chỉ số về cải cách hành chính; tập trung rà soát loại bỏ các quy trình, thủ tục hành chính chồng chéo, phức tạp, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; tiến hành phân cấp, phân quyền, làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị trong giải quyết thủ tục hành chính; Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, điều tra và công tác phối hợp trong truy tố, xét xử, khắc phục những hạn chế trong phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng; tập trung ưu tiên xử lý dứt điểm các vụ việc, các vụ án tham nhũng còn kéo dài theo đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng các đối tượng vi phạm có thời gian tiêu huỷ, cất giấu, tẩu tán tài sản tham nhũng; tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ, thanh tra trách nhiệm thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; chú trọng giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trách nhiệm đối với thủ trưởng các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kịp thời chấn chỉnh khắc phục có hiệu quả các hạn chế. Đôn đốc, tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định giải quyết tranh chấp về đất đai đã có hiệu lực pháp luật; kiên quyết xử lý các trường hợp khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết thỏa đáng, có lý, có tình, đúng pháp luật, hết thẩm quyền nhưng lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây mất an ninh trật tự tại trụ sở các cơ quan nhà nước và nơi công cộng.

Ngọc Cẩn

Chiều ngày 14/7/2022, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình kỳ họp thứ 04 (kỳ họp thuờng lệ giữa năm 2022) HĐND tỉnh. Cuộc họp do ông Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh chủ trì. Tham dự cuộc họp có ông Nguyễn Thanh Phong – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, 06/10 thành viên Ban Pháp chế, lãnh đạo Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh, lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành: Nội vụ, Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh.
Đã ban hành
4452Ban Kinh tế và Ngân sách thẩm tra một số nội dung trình kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh/PublishingImages/2022-07/Thao 147_Key_14072022144516.jpgKỳ họp Hội đồng nhân dân14/07/2022 15:00

Theo đó, Ban Kinh tế và Ngân sách xem xét, thẩm tra đối với 03 nội dung: Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND ngày 01/7/2021 của HĐND tỉnh quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và mội trường trên địa bàn tỉnh; dự thảo Nghị quyết Quy định chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh; dự thảo Nghị quyết ban hành Quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh.


Hội nghị thẩm tra của Ban KTNS

Qua trao đổi, thảo luận của các đại biểu, cũng như ý kiến tiếp thu, giải trình của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Kinh tế và Ngân sách cơ bản thống nhất với các nội dung dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp lần. Tuy nhiên, Ban Kinh tế - Ngân sách cũng lưu ý một số vấn đề, như sau:

Đối với sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND: Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26/11/2021 của Bộ Tài chính,  thì việc sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND là cần thiết, nhằm kịp thời bổ sung Phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường và bãi bỏ Phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi, bảo đảm việc triển khai các loại phí, lệ phí lĩnh vực tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Do đó, Ban Kinh tế và Ngân sách thống nhất nội dung trình, đồng thời đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh thẩm định đề án thu phí trình HĐND tỉnh đảm bảo trình tự, thủ tục hồ sơ theo quy định Luật Phí, lệ phí.

Đối với chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh: Ban Kinh tế - Ngân sách thống nhất với nội dung trình. Về điều kiện hỗ trợ đối với trường hợp hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị cân nhắc nội dung quy định thêm cần đảm bảo việc triển khai chính sách hiệu quả và phù hợp tình hình thực tế triển khai tại địa phương.

- Về nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh: Ban Kinh tế - Ngân sách cơ bản thống nhất quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh theo nội dung trình. Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Sở Tài chính, Sở Tư pháp tiếp thu, làm rõ các ý kiến góp ý của đại biểu về nguồn kinh phí thực hiện, điều chỉnh quy định cụ thể một số mức chi phù hợp quy định về thẩm quyền quyết định, điều chỉnh quy định về điều khoản chuyển tiếp đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, đồng thời hoàn chỉnh hồ sơ, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh. Quá trình triển khai thực hiện, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra công tác thanh, quyết toán kinh phí theo quy định nhằm đảm bảo chính sách được triển khai thực hiện hiệu quả.

                                                                                       Huỳnh Thảo

Để chuẩn bị các nội dung trình Kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh (kỳ họp giữa năm), sáng ngày 13/7/2022, Ban Kinh tế và Ngân sách HDND tỉnh tổ chức hội nghị thẩm tra một số nội dung trình kỳ họp liên quan lĩnh vực kinh tế ngân sách. Bà Nguyễn Thị Yến Mai - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban chủ trì hội nghị; tham gia buổi làm việc có bà Nguyễn Đài Thy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; lãnh đạo chuyên trách các Ban HĐND tỉnh; thành viên Ban Kinh tế và Ngân sách; đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Tư pháp.
Đã ban hành
4453Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2022/PublishingImages/2022-07/Thao 147 3_Key_14072022145650.JPGKỳ họp Hội đồng nhân dân14/07/2022 15:00

Hội nghị thẩm tra do bà Nguyễn Thị Yến Mai - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban chủ trì. Tham dự phiên họp có đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; lãnh đạo chuyên trách các Ban HĐND tỉnh; thành viên Ban Kinh tế và Ngân sách; đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tư pháp.

Qua thẩm tra, Ban Kinh tế và Ngân sách cơ bản thống nhất với đánh giá của UBND tỉnh về những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế về tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về kinh tế - xã hội, đầu tư công, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2022.

Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2022, UBND tỉnh đã thực hiện tốt các biện pháp kiềm chế dịch bệnh; kinh tế tiếp tục phục hồi và tăng trưởng, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước; giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu đều tăng so cùng kỳ; du lịch có nhiều khởi sắc, tăng về số lượng khách tham quan và doanh thu du lịch; Thị xã Hoà Thành được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020; thu hút đầu tư trong nước tăng 15,7% so cùng kỳ; tổng thu ngân sách nhà nước toàn tỉnh đạt 57,2% dự toán trong điều kiện thực hiện các chính sách miễn, giảm một số loại thuế theo điều hành của Chính phủ, có 9/9 huyện, thị xã, thành phố thu đạt trên 60% dự toán; phân khai 100% vốn đầu tư xây dựng cơ bản; các hoạt động văn hoá – xã hội, sinh hoạt cộng đồng, vui chơi, giải trí dần hồi phục và có nhiều chuyển biến tích cực, an sinh xã hội bảo đảm; quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định, các loại tội phạm được kéo giảm, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí; cải cách hành chính tiếp tục được quan tâm, chỉ số PAPI có tiến bộ và tăng bậc.

Ông Trương Văn Nhạn – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tại hội nghị

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những khó khăn, hạn chế: Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc, có nơi thực hiện chưa nghiêm, dẫn đến một số nội dung đề án, chương trình cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh còn chậm so với tiến độ đề ra, chất lượng chưa đảm bảo; một số dự án đầu tư công triển khai chậm so với kế hoạch; công tác giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công thấp; công tác đền bù giải phóng mặt bằng một số dịa phương chưa đảm bảo; các điểm nghẽn trong lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng, quy hoạch đã được nhận diện vào cuối năm 2021 nhưng đến nay chưa có giải pháp hiệu quả để tháo gỡ; công tác quản lý nhà nước về đất đai còn hạn chế dẫn đến tình trạng đầu cơ, lợi dụng tách thửa, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, phân lô, bán nền trái phép thời gian qua; cải cách hành chính cải thiện chưa nhiều, chưa bền vững, 02 chỉ số PCI, PAR INDEX đều giảm mạnh; tình trạng thiếu bác sĩ, thiếu thuốc điều trị, ảnh hưởng đến công tác khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân; ảnh hưởng đén chỉ tiêu BHYT; về giáo dục, vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên ở cả 03 cấp học.

Về giải pháp thực hiện, Ban Kinh tế - Ngân sách thống nhất với các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phát triển kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm đã nêu trong các Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Ngoài ra, Ban Kinh tế và Ngân sách cũng đã tiến hành thẩm tra báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 6 tháng đầu và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022; báo cáo kết quả thực hiện kết luận chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh đối với trách nhiệm người đã trả lời chất vấn Sở Kế hoạch và Đầu tư; thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022; dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hệ thống xử lý nước thải đô thị Hòa Thành – giai đoạn 2. Nhìn chung, Ban Kinh tế và Ngân sách cơ bản thống nhất với các nội dung trình, Ban sẽ hoàn chỉnh báo cáo thẩm tra trình kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh.

Huỳnh Thảo

Chiều ngày 13/7/2022, tại phòng họp Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức thẩm tra báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022.
Đã ban hành
4451Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh: Họp Thẩm tra các nội dung trình kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh/PublishingImages/2022-07/Nhung 137_Key_13072022145204.jpgKỳ họp Hội đồng nhân dân13/07/2022 15:00


Bà Nguyễn Thị Xuân Hương - Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp

Nội dung thẩm tra gồm: Tờ trình và dự thảo Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định nội dung và mức chi chế độ dinh dưỡng, hỗ trợ khuyến khích đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao giai đoạn 2020 – 2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ban hành kèm theo Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 31/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Tờ trình và dự thảo Nghị quyết Quy định mức tiền thưởng đối với huấn luyện viên, vận động viên tỉnh Tây Ninh đạt thành tích tại các giải thi đấu thể thao cấp khu vực, miền, cụm và cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2022-2025; Báo cáo kết quả thực hiện kết luận chất vấn của người trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Khóa X (đối với Sở Y tế; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội).

Tại cuộc họp các thành viên Ban và lãnh đạo sở, ngành đa số thống nhất với dự thảo báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội đã trình, tuy nhiên đại biểu cũng có một vài góp ý đối với báo cáo, cụ thể như sau:

Thống nhất với các Tờ trình và các dự thảo Nghị quyết. Tuy nhiên, đề nghị UBND tỉnh bổ sung việc tham gia giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội vào dự thảo các Nghị quyết.

Đối với Tờ trình và dự thảo Nghị quyết Quy định mức tiền thưởng đối với huấn luyện viên, vận động viên tỉnh Tây Ninh đạt thành tích tại các giải thi đấu thể thao cấp khu vực, miền, cụm và cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2022-2025, đề nghị UBND tỉnh sớm ban hành Quyết định quy định mức tiền thưởng đối với huấn luyện viên, vận động viên trên địa bàn tỉnh đạt thành tích tại các giải thi đấu cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Qua trao đổi, thảo luận cũng như ý kiến tiếp thu, giải trình của các đơn vị tham gia. Kết thúc cuộc họp, bà Nguyễn Thị Xuân Hương ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu và sẽ xem xét để đưa vào báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội trình kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh.

                                                                                                Võ Nhung

Theo sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh, để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh, chiều ngày 12/7, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Tây Ninh tổ chức cuộc họp thẩm tra đối với các nội dung thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội. Bà Nguyễn Thị Xuân Hương -Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc, cùng tham tham dự cuộc họp có ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh, 9/9 đại biểu là thành viên ban, đại diện lãnh đạo sở, ngành có liên.
Đã ban hành
4450Thường trực HĐND tỉnh tổ chức họp Báo thông báo chương trình Kỳ họp thứ 04 HĐND tỉnh, khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026/PublishingImages/2022-07/Can 117_Key_11072022160016.jpgKỳ họp Hội đồng nhân dân11/07/2022 16:00


Ông Dương Quốc Khánh – Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và  HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp 

Tại cuộc họp ông Dương Quốc Khánh – Chánh Văn Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, thông báo dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 04 HĐND tỉnh gồm các nội dung:

Thông báo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về hoạt động phối hợp tham gia xây dựng chính quyền 06 tháng đầu năm 2022.

Báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2022 của Thường trực HĐND tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hoá - Xã hội và Ban Pháp chế của HĐND tỉnh; Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri trước và sau Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh; Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; Báo cáo kết quả thực hiện chương trình giám sát năm 2021 của HĐND tỉnh; Báo cáo thẩm tra của các Ban của HĐND tỉnh đối với dự thảo nghị quyết, báo cáo của UBND tỉnh trình kỳ họp.

Các Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh gồm: Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng cơ bản, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022; Báo cáo công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh 6 tháng đầu năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022; Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022; Báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 6 tháng đầu năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022; Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật 6 tháng đầu năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022; Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo 6 tháng đầu năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022; Báo cáo tổng hợp trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh Khóa X; Báo cáo kết quả thực hiện kết luận chất vấn của người đã trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Khóa X.

Các báo cáo công tác 06 tháng đầu năm 2022 của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tỉnh.

Kỳ họp thứ 04 HĐND tỉnh Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 cũng sẽ xem xét thông qua 10 dự thảo Nghị quyết gồm: Nghị quyết quy định diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Điều 2 Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định nội dung và mức chi chế độ dinh dưỡng, hỗ trợ khuyến khích đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Ban hành kèm theo Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 31/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Nghị quyết quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Nghị quyết Quy định mức tiền thưởng đối với huấn luyện viên, vận động viên tỉnh Tây Ninh đạt thành tích tại các giải thi đấu thể thao cấp khu vực, miền, cụm và cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2022-2025; Nghị quyết quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022-2030; Nghị quyết phê duyệt số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên năm 2022; Nghị quyết về chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2023; Nghị quyết về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022; Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hệ thống xử lý nước thải đô thị Hòa Thành – giai đoạn 2.

Tại Kỳ họp đại biểu HĐND tỉnh cũng tiến hành chất vấn và xem xét trả lời chất vấn. Bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Kỳ họp sẽ diễn ra trong 02 ngày từ ngày 19/7/2022 đến ngày 20/7/2022 và khai mạc vào lúc 7g30, ngày 19 tháng 7 năm 2022 tại Hội trường Tỉnh ủy Tây Ninh.

Kỳ họp sẽ truyền hình trực tiếp phiên khai mạc, phiên chất vấn và trả lời chất vấn, phiên bế mạc để cử tri theo dõi.

Ngọc Cẩn

Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 04 HĐND tỉnh, khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, chiều ngày 11/7/2022 Thường trực HĐND tỉnh tổ chức họp Báo thông báo Chương trình Kỳ họp thứ 04 HĐND tỉnh. Phiên họp do ông Dương Quốc Khánh, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh chủ trì.
Đã ban hành
4449Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các nội dung trình kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh/PublishingImages/2022-07/Dung 117_Key_11072022135854.jpgKỳ họp Hội đồng nhân dân11/07/2022 14:00

Theo báo cáo, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong việc chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm; phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan chức năng chủ động, tích cực trong việc phát hiện, đấu tranh, kịp thời xử lý theo pháp luật nhiều vụ việc phức tạp. Chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát ngày nâng lên, công tác kháng nghị phúc thẩm cũng đạt được những kết quả tích cực.

Quang cảnh buổi họp

Tòa án nhân dân hai cấp đã triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2022; việc xét xử các vụ án hình sự cơ bản đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; các Tòa án tiếp tục chú trọng việc tranh tụng tại phiên tòa theo hướng thực chất, hiệu quả; hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với bị cáo tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội. Việc xét xử, giải quyết đối với án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, đảm bảo khách quan, đúng pháp luật, Tòa án đã phát huy hiệu quả trách nhiệm hướng dẫn các đương sự thực hiện nghĩa vụ về cung cấp chứng cứ, tài liệu của vụ việc; không để xảy ra tình trạng tạm đình chỉ nhiều lần đối với một vụ việc, tạm đình chỉ giải quyết vụ việc không có căn cứ.

Kết quả công tác Thi hành án dân sự trong 6 tháng đầu năm đạt một số kết quả tích cực, toàn ngành đã thi hành xong về việc đạt 47,51%, về tiền đạt 30,54% so với cùng kỳ giảm 3,70% về việc; tăng cao14,09% về tiền.

Thảo luận tại cuộc họp thẩm tra thành viên Ban Pháp chế và các đại biểu dự họp đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và Cục Thi hành án dân sự tỉnh đánh giá rõ tình hình vi phạm pháp luật hiện nay; hiệu quả công tác phối hợp; những khó khăn trong thực thi pháp luật của 03 ngành; trao đổi thêm một số vụ việc cụ thể.

Một số đánh giá qua thẩm tra báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân cho thấy công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát giai đoạn điều tra, thu thập chứng cứ chưa đầy đủ hoặc nhận định, đánh giá quan điểm truy tố trong cáo trạng chưa phù hợp với chứng cứ có trong hồ sơ vụ án nên Tòa án trả điều tra bổ sung 18 vụ/61 bị cáo; chưa phát hiện các sai sót của cơ quan điều tra, xét xử nên vẫn còn một số vụ việc bị hủy, sửa.

Tỷ lệ án đã giải quyết của TAND hai cấp chưa cao giải quyết 3.182 vụ, việc/6.331 vụ, việc các loại án, chiếm tỷ lệ 50,26%, so với cùng kỳ giải quyết giảm 1.726 vụ, việc các loại án; mặc dù án bị sửa, hủy do lỗi chủ quan của thẩm phán chiếm tỷ lệ 0,68%, thấp hơn so với chỉ tiêu thi đua do TAND tối cao quy định (không vượt quá 1,5%), tuy nhiên số vụ việc bị hủy do lỗi chủ quan của thẩm phán tập trung chủ yếu vào án phúc thẩm dân sự do cấp tỉnh xử.

 Kết quả thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm 2022 chưa đạt chỉ tiêu theo thời điểm, số việc thi hành xong giảm so với cùng kỳ; kết quả thi hành giữa các đơn vị chưa đồng đều, còn đơn vị có kết quả thi hành xong thấp; vẫn còn xảy ra các vi phạm trong xác minh, phân loại điều kiện thi hành án; quản lý, xử lý tiền, tài sản thi hành án.

Kết luận tại buổi thẩm tra, ông Nguyễn Hồng Thanh - Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và Cục Thi hành án dân sự tỉnh tiếp thu, tổng hợp, hoàn thiện báo cáo để trình tại kỳ họp của HĐND tỉnh.

Để thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh đề nghị  Viện Kiểm sát nhân dân tiếp tục chỉ đạo, quán triệt nâng cao trách nhiệm hơn nữa của Kiểm sát viên trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, hành chính, nhất là trong công tác thu thập, đánh giá chứng cứ. Kịp thời phát hiện các sai sót, khắc phục tình trạng án bị trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, bị hủy, sửa. Tiến tới kiểm sát việc triển khai thực hiện quy định pháp luật về ghi âm, ghi hình trong việc hỏi cung bị can.

Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ để nâng cao chất lương trong thu thập, đánh giá chứng cứ, qua đó hạn chế tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán (nhất là trong lĩnh vực dân sự). Đẩy nhanh tiến độ giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động bảo đảm không để án quá hạn theo quy định của pháp luật.

Đối với Cục Thi hành án dân sự tỉnh, ông Nguyễn Hồng Thanh đề nghị đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác thi hành án, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022. Tích cực tham mưu Ban Chỉ đạo THADS chỉ đạo công tác phối hợp giữa cơ quan THADS cấp huyện với chính quyền địa phương, lực lượng công an trong thi hành những vụ việc trọng điểm, phức tạp.

                                                                                                                   KD

Thực hiện sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh, chiều ngày 07/7/2022, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tổ chức họp nghị thẩm tra các nội dung trình kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 liên quan đến lĩnh vực pháp chế. Hội nghị do ông Nguyễn Hồng Thanh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh chủ trì; đã tiến hành thẩm tra đối với báo cáo công tác 06 tháng của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự.
Đã ban hành
4448PHIÊN HỌP ĐỊNH KỲ THÁNG 7/2022 CỦA THƯỜNG TRỰC HĐND TỈNH/PublishingImages/2022-07/Can 067_Key_06072022154231.jpgKinh nghiệm hoạt động06/07/2022 16:00

Đồng chí Nguyễn Thành Tâm - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì phiên họp; tham dự phiên họp có các đồng chí Thường trực Hội đồng nhân dân, đồng chí Dương Văn Thắng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đồng chí Hồ Đức Hải – PCT UBMTTQVN tỉnh; Trưởng, Phó các Ban HĐND tỉnh. 

Quang cảnh phiên họp 

Tại phiên họp, đại diện UBND tỉnh thông qua văn bản số 2030/UBND-KT ngày 29/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thưởng vượt thu so với dự toán từ các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương.

Đại diện lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ họp thứ 4 của HĐND tỉnh và thông qua dự thảo Tờ trình của Thường trực HĐND tỉnh về nhóm vấn đề chất vấn trực tiếp tại Kỳ họp thứ 4 của HĐND tỉnh; dự thảo Chương trình khung; Chương trình điều hành chi tiết; Danh sách chia tổ thảo luận tại Kỳ họp thứ 4; dự thảo Kế hoạch tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh; dự thảo Nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu cử và miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND thị xã Hòa Thành Khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.

Đại diện lãnh đạo Ban Pháp chế HĐND tỉnh thông qua dự thảo Kế hoạch tổ chức phiên giải trình của Thường trực HĐND tỉnh về "Cải cách thủ tục hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh"

Đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh thông qua dự thảo Kế hoạch triển khai giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh về "Công tác xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh".

Kết luận nội dung phiên họp, Thường trực HĐND tỉnh cơ bản thống nhất với văn bản nội dung UBND tỉnh trình. Đồng thời, Chủ tịch HĐND tỉnh - Nguyễn Thành Tâm đề nghị Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu lại và báo cáo với Thường trực HĐND tỉnh.

Đối với công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ họp thứ 4 của HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh sớm ban hành các văn bản trình kỳ họp bảo đảm thời gian cho các Ban HĐND tỉnh thẩm tra theo quy định.

Đối với nhóm vấn đề chất vấn trực tiếp tại Kỳ họp thứ 4 của HĐND tỉnh thống nhất 07 nhóm vấn đề đối với 03 Sở gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, đề nghị Văn phòng hoàn chỉnh ban hành Thông báo gửi đến các đơn vị được chất vấn và các đơn vị có liên quan, đối với các nhóm vấn đề không chất vấn tại Kỳ họp thì Văn phòng tổng hợp gửi đến các đơn vị để trả lời bằng văn bản cho đại biểu.

Đối với thời gian tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh thống nhất thời gian từ ngày 01-12/8/2022.

Đối với dự thảo Kế hoạch tổ chức phiên giải trình của Thường trực HĐND tỉnh về "Cải cách thủ tục hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh". Ban Pháp chế trình bày do nội dung này đang được các cơ quan giám sát và thanh tra nên Lãnh đạo chuyên trách Ban Pháp chế thông nhất trình Thường trực HĐND tỉnh nội dung phiên giải trình về "Việc thực hiện đầu tư các khu dân cư biên giới trên địa bàn tỉnh" 

Đối với dự thảo Kế hoạch triển khai giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh về "Công tác xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh". Thường trực HĐND tỉnh cơ bản thống nhất theo dự thảo Kế hoạch giám sát.

Ngọc Cẩn

Sáng ngày 06/7/2022, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh tổ chức phiên họp định kỳ tháng 7/2022 để xem xét, cho ý kiến một số nội dung do Ủy ban nhân dân tỉnh và các Ban HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh trình.
Đã ban hành
4447Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh tiếp xúc cử tri cụm liên xã thuộc huyện Châu Thành và thị xã Hòa Thành/PublishingImages/2022-06/Tam 276_Key_27062022073028.jpgHoạt động tiếp xúc cử tri25/06/2022 08:00

Tại hội nghị, các cử tri được nghe đại biểu Quốc hội báo cáo kết quả kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV và trả lời các kiến nghị cử tri của các Bộ ngành trung ương và địa phương tại các kỳ tiếp xúc trước.

Đại biểu Phạm Hùng Thái báo cáo kết quả kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV

Về nội dung kiến nghị, cử tri phường Hiệp Tân, thị xã Hòa Thành đề nghị ngành chức năng kiểm tra một số hộ dân tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái phép để có giải pháp xử lý kịp thời; Đề nghị gắn thêm đèn phân luồng giao thông cho xe mô tô rẽ trái, nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông tại giao lộ ngã 4 Hiệp Trường, Quốc lộ 22B; Đề nghị xem xét giải quyết việc cống thoát nước bị nghẹt tại đoạn đường từ hẻm 273 đến hẻm 305 làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Sau khi nghe ý kiến của cử tri, thay mặt Đoàn ĐBQH, đại biểu Phạm Hùng Thái ghi nhận các ý kiến để tổng hợp chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương./. 

Thanh Tâm

Ngày 22/6/2022, ông Phạm Hùng Thái – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tây Ninh đã tiếp xúc cử tri cụm liên xã thuộc huyện Châu Thành và thị xã Hòa Thành. Cùng tham dự các điểm tiếp xúc cử tri còn có lãnh đạo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội và Công ty Điện lực Tây Ninh.
Đã ban hành
4445Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV tại cụm liên xã Truông Mít, Bến Củi và Phước Minh huyện Dương Minh Châu/PublishingImages/2022-06/Tam 226_Key_22062022163436.jpgHoạt động tiếp xúc cử tri22/06/2022 17:00

Tại buổi tiếp xúc, đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Phương báo cáo kết quả kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Tam 226 2.jpg

Cử tri phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc

Về nội dung kiến nghị, cử tri xã Phước Minh đề nghị tăng phụ cấp cho Tổ tự quản và các ban, ngành, đoàn thể ấp; đề nghị cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra đột xuất thời gian làm việc của cán bộ, công chức cấp xã; Cử tri xã Bến Củi đề nghị hỗ trợ tiền Công tác phí cho cán bộ không chuyên trách cấp xã khi đi công tác từ 10km trở lên; cử tri xã Bàu Năng đề nghị đối với việc luân chuyển cán bộ (kế toán, địa chính…) cấp xã theo Nghị định 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng thì cần đảm bảo quyền lợi chính trị của người được luân chuyển để họ an tâm công tác ở nơi làm việc mới…

Đại biểu Huỳnh Thanh Phương ghi nhận các kiến nghị của cử tri

Sau khi nghe ý kiến của cử tri, thay mặt Đoàn ĐBQH, đại biểu Huỳnh Thanh Phương ghi nhận các ý kiến để tổng hợp chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương./. 

Thanh Tâm

Sáng ngày 21/6/2022, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đã phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức tiếp xúc cử tri định kỳ sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV với cử tri cụm liên xã Truông Mít, Bến Củi và Phước Minh, huyện Dương Minh Châu tại hội trường UBND xã Phước Minh. Tham dự buổi tiếp xúc có đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Phương - Bí thư Huyện ủy Gò Dầu và đại diện lãnh đạo một số sở, ngành và lãnh đạo huyện Dương Minh Châu.
Đã ban hành
1 - 30Next
Compliance Details
javascript:commonShowModalDialog('{SiteUrl}'+ '/_layouts/15/itemexpiration.aspx' +'?ID={ItemId}&List={ListId}', 'center:1;dialogHeight:500px;dialogWidth:500px;resizable:yes;status:no;location:no;menubar:no;help:no', function GotoPageAfterClose(pageid){if(pageid == 'hold') {STSNavigate(unescape(decodeURI('{SiteUrl}'))+ '/_layouts/15/hold.aspx' +'?ID={ItemId}&List={ListId}'); return false;} if(pageid == 'audit') {STSNavigate(unescape(decodeURI('{SiteUrl}'))+ '/_layouts/15/Reporting.aspx' +'?Category=Auditing&backtype=item&ID={ItemId}&List={ListId}'); return false;} if(pageid == 'config') {STSNavigate(unescape(decodeURI('{SiteUrl}'))+ '/_layouts/15/expirationconfig.aspx' +'?ID={ItemId}&List={ListId}'); return false;}}, null);
0x0
0x1
ContentType
0x01
898
Document Set Version History
/_layouts/15/images/versions.gif?rev=23
javascript:SP.UI.ModalDialog.ShowPopupDialog('{SiteUrl}'+ '/_layouts/15/DocSetVersions.aspx' + '?List={ListId}&ID={ItemId}')
0x0
0x0
ContentType
0x0120D520
330
Send To other location
/_layouts/15/images/sendOtherLoc.gif?rev=23
javascript:GoToPage('{SiteUrl}' + '/_layouts/15/docsetsend.aspx' + '?List={ListId}&ID={ItemId}')
0x0
0x0
ContentType
0x0120D520
350
  • TIẾNG NÓI CỬ TRI
xem thêm
hide
THÔNG BÁO
xem thêm
Bộ Nội vụ trả lời kiến nghị cử tri Tây Ninh trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV về đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền
Bộ Tài chính trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV về việc xử lý trụ sở nhà đất dôi dư
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Phương tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV
Bộ Tài chính trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Phương tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV
Bộ Tài chính trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV về việc đề nghị tăng mức giảm trừ gia cảnh khấu trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân của người lao động
Sơ đồ site | Góp ý

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI - HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH

Địa chỉ: C300 đường Cách Mạng Tháng 8, Phường 2, Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
Điện thoại: (0276) 3810997 Fax: (0276) 3829233
Email: hdnd@tayninh.gov.vn
Chịu trách nhiệm chính: Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh.