Giải pháp nâng cao chất lượng trong việc chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát của Thường trực HĐND đối với hai Ban HĐND xã, thị trấn

Thứ ba - 02/04/2019 22:00 13 0

Giải pháp nâng cao chất lượng trong việc chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát của Thường trực HĐND đối với hai Ban HĐND xã, thị trấn

Công tác chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát của Thường trực HĐND đối với hai Ban HĐND các xã, thị trấn là một trong những nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu của Thường trực HĐND và các Ban HĐND. 

Trách nhiệm của Thường trực Hội đồng nhân dân trong việc chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát là việc xem xét, cho ý kiến về chương trình, nội dung giám sát của hai Ban Hội đồng nhân dân; yêu cầu Ban của Hội đồng nhân dân điều chỉnh kế hoạch giám sát của mình, bảo đảm hoạt động giám sát không bị trùng lặp; phân công Ban của Hội đồng nhân dân thực hiện một số nội dung thuộc chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân và Thường trực Hội đồng nhân dân. Từ đó làm cơ sở giúp đại biểu HĐND tham gia thảo luận và quyết định để Nghị quyết của HĐND ban hành phát huy được tính hiệu lực, hiệu quả, đi vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. 

Tuy vậy, công tác chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát của Thường trực HĐND đối với hai Ban HĐND các xã, thị trấn trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại nhất định: hoạt động của các Ban Hội đồng nhân dân chủ yếu tập trung vào Thường trực HĐND; tiến độ, chất lượng công việc có lúc, có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu; các Ban chưa đảm bảo thực hiện một số nội dung thuộc chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân và Thường trực Hội đồng nhân dân theo quy định; thành viên các Ban Hội đồng nhân dân phần lớn chưa tham gia được đầy đủ các Hội nghị, hội thảo, cũng như các hoạt động của Hội đồng nhân dân nơi ứng cử.

dmc_hn_02_4_2019.jpg

Xuất phát từ thực tiễn công tác chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát của Thường trực HĐND đối với hai Ban HĐND các xã, thị trấn trong thời gian qua, trong thời gian tới cần quan tâm một số nhiệm vụ giải pháp cụ thể như sau:

Một là, đối với hoạt động giám sát chuyên đề: Thường trực HĐND họp thống nhất chỉ đạo ngay từ khâu chuẩn bị xây dựng Chương trình giám sát; thống nhất ban hành Chương trình kế hoạch công tác giám sát chung của cả HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND thực hiện trong cả năm, lộ trình triển khai được chia theo từng tháng, quý; bảo đảm không bị trùng lặp, chồng chéo về nội dung, đối tượng, địa điểm, thời gian giám sát; không làm ảnh hưởng đến hoạt động của chủ thể chịu sự giám sát. 

Quá trình thực hiện Thường trực HĐND phân công một Ban chủ trì tham mưu, Ban khác phối hợp thực hiện, đồng thời Thường trực HĐND chỉ đạo các Ban HĐND căn cứ trên cơ sở kế hoạch giám sát của HĐND, Thường trực HĐND và lĩnh vực Ban HĐND phụ trách, mỗi Ban lựa chọn vấn đề để thực hiện giám sát. Để đảm bảo công tác phân công, điều hòa cũng như sự phối hợp chặt chẽ trong công tác giám sát, Thường trực HĐND cũng bố trí, sắp xếp thời gian tham gia một số hoạt động giám sát chuyên đề của các Ban, qua đó nắm bắt tình hình. Đối với giám sát của Thường trực thì lãnh đạo các Ban tham gia là thành viên đoàn. Một số cuộc giám sát có sự tham gia, phối hợp giữa các Ban…

Hai là, về phiên giải trình, phiên chất vấn: Đây là nội dung mới nhưng khi xây dựng chương trình kế hoạch công tác giám sát chung của cả HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND thực hiện trong cả năm, Thường trực HĐND chỉ đạo và giao cho các Ban HĐND tham mưu, trong đó phân công Ban chủ trì, Ban phối hợp thực hiện: lựa chọn chủ đề và thống nhất chọn từ 1 đến 2 nội dung để tổ chức phiên giải trình hoặc chất vấn giữa hai kỳ họp, trong đó có điều kiện yêu cầu giải trình đến tận cùng của vấn đề, cụ thể: làm rõ những nội dung chưa làm được, giải pháp khắc phục, cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết và thời gian hoàn thành.

Bà là, về giám sát đột xuất: Thực hiện trên cơ sở phản ánh của cử tri, về những vấn đề nổi cộm, bức xúc, Thường trực HĐND căn cứ lĩnh vực các Ban phụ trách chỉ đạo lãnh đạo Ban khảo sát và lập kế hoạch giám sát chuyên đề đột xuất, để làm rõ những bất cập trong công tác quản lý Nhà nước và trách nhiệm giải quyết.

Bốn là, về hoạt động giám sát của đại biểu HĐND: đề nghị các đại biểu HĐND căn cứ theo các kiến nghị của cử tri (thông qua các buổi tiếp xúc cử tri và tiếp công dân của đại biểu) lựa chọn những vấn đề nổi cộm, bức xúc của cử tri, thực hiện giám sát nơi địa bàn đại biểu ứng cử.

Nguyễn Hữu Thảo

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay9,303
  • Tháng hiện tại9,303
  • Tổng lượt truy cập2,495,172
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây