Tin ngày làm việc thứ 10

Thứ sáu - 16/05/2025 07:29 28 0

Chiều ngày 15/5/2025, Quốc hội thảo luận ở Tổ về Dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật

Tham gia thảo luận góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Phương – Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh đánh giá cao sự chuẩn bị của cơ quan chức năng, cơ quan trình cũng như cơ quan thẩm tra trong thời gian ngắn đã khẩn trương hoàn thiện các nội dung để bổ sung vào chương trình kỳ họp, đại biểu cũng thống nhất với sự cần thiết việc xây dựng Nghị quyết và ban hành theo quy trình rút gọn tại 01 kỳ họp; đại biểu Phương cơ bản thống nhất với nội dung dự thảo dự thảo Nghị quyết và cho rằng Nghị quyết được ban hành góp phần tháo gỡ những điểm nghẽn trong phát triển kinh tế tư nhân và dần hoàn thiện hệ thống pháp luật để phát triển kinh tế tư nhân, phát huy mọi nguồn lực để phát triển đất nước; trong dự thảo Nghị quyết có nhiều điểm mới có tính bước ngoặc về tư duy, nhận thức, hành động, nhìn nhận và đặt đúng vai trò vị trí của kinh tế tư nhân để cùng với kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác trở thành động lực phát triển kinh tế; nhiều nội dung giải pháp mang tính đột phá, chưa từng có trong tiền lệ, không hình sự hóa quan hệ kinh tế, cắt giảm nhiều thủ tục hành chính; là công cụ đặc biệt trong công cuộc đổi mới đất nước; đối với các nội dung cụ thể, đại biểu Phương có một vài ý kiến góp ý cụ thể:

Về đầu tư nguồn lực: dự thảo đang quy định các nguồn lực gồm đầu tư hạ tầng, hỗ trợ tài chính, tín dụng cho doanh nghiệp, giảm thuế.., rất nhiều chính sách, các nội dung này đại biểu Phương cho rằng sẽ tiêu tốn nhiều ngân sách, do vậy cần rà soát kỹ để đảm bảo tính khả thi hay phân phối nguồn lực cho đồng đều giúp cho tư nhân phát triển, rút kinh nghiệm từ việc thực hiện Nghị quyết 43, nhiều chính sách không đi vào cuộc sống do không đảm bảo nguồn lực, theo đại biểu không đặt ra chính sách khi nguồn lực không đảm bảo.

Về phân cấp cho địa phương: dự thảo giao địa phương căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định các định mức, tiêu chí hỗ trợ minh bạch, công khai, hiệu quả… theo đại biểu Phương quy định này đối với các địa phương còn khó khăn sẽ khó thúc đẩy, thu hút, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, đại biểu đề nghị cần có giải pháp tính toán thêm.

Về chính sách liên quan đến hỗ trợ thuế, phí… dự thảo luật được thiết kế trên cơ sở “nuôi dưỡng nguồn thu”, đại biểu Phương cho rằng quy định này sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách trong ngắn hạn, đại biểu đề nghị rà soát kỹ tránh ảnh hưởng đến việc chi ngân sách khác nhất là chi cho đầu tư phát triển.

Tại Điều 9 quy định về hỗ trợ tài chính, tín dụng, đại biểu Phương đề nghị nghiên cứu thêm chính sách ưu đãi về vốn bởi khu vực kinh tế tư nhân đa phần doanh nghiệp vừa nhỏ, tài sản đảm bảo không nhiều, ngân hàng thì chỉ quan tâm bất động sản là tài sản thế chấp; đồng thời, ngân hàng cũng là Doanh nghiệp, nguyên tắc của họ tự họ quyết định, tự chịu trách nhiệm khi thực hiện chính sách; do vậy, đại biểu Phương đề nghị có cơ chế triển khai cho hài hòa giữa các doanh nghiệp đặc biệt là giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp vừa và nhỏ; song song đó, cần xác định rõ đối tượng, điều kiện được nhận hỗ trợ cho doanh nghiệp một cách cụ thể.

Về hỗ trợ thuế và lãi suất, đại biểu đánh giá cao về bỏ thuế khoán giúp cho các hộ kinh doanh cá thể, có gần 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, ta muốn họ nâng lên doanh nghiệp nhưng không được vì họ kinh doanh nhỏ lẻ, tư duy nhỏ lẻ; theo đại biểu cần nhiều hỗ trợ họ mới có điều kiện phát triển lên được. Bên cạnh đó, đại biểu cho biết có nhiều chuyên gia đề nghị xây dựng nguồn vốn có tính chất mạo hiểm đối với những doanh nghiệp khoa học công nghệ vì trong dự thảo Luật Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo có cơ chế chấp nhận rủi ro, đề nghị nghiên cứu xây dựng Quỹ đầu tư mạo hiểm đối với các doanh nghiệp khoa học công nghệ, nhà nước cũng phải chấp nhận mạo hiểm cùng doanh nghiệp.

Về xử lý trách nhiệm, dự thảo Nghị quyết chưa quy định vấn đề này, đại biểu Phương cho rằng, thực tế các địa phương, cơ quan tổ chức thậm chí là cá nhân ban hành các quy định, các thủ tục không có trong quy định của pháp luật, nhất là trong cải cách hành chính cản trở doanh nghiệp như là Giấy phép con, những thủ tục không cần thiết… để phù hợp trong quản lý của họ, dẫn đến nhiều chính sách nhà nước doanh nghiệp không tiếp cận được; có cơ chế xử lý trách nhiệm để tạo môi trường minh bạch thông thoáng cho kinh tế tư nhân phát triển.

Tham gia góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy – Phó Trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách Tây Ninh cho rằng các chính sách quy định tại dự thảo Nghị quyết này là một đột phá, chế độ rất cao, cụ thể người trực tiếp, thường xuyên nghiên cứu, tham mưu chiến lược, chính sách, xây dựng Luật tại một số cơ quan đơn vị được hỗ trợ hàng tháng 100% mức lương theo hệ số hiện hưởng, đại biểu Thúy đề nghị cân nhắc đối tượng hưởng cho công bằng; cụ thể theo phụ lục thì đại biểu chuyên trách Ban Pháp chế, tuy nhiên, ở địa phương thì các đại biểu chuyên trách các Ban khác cũng thực hiện xây dựng pháp luật, thậm chí nhiều hơn, đề nghị lấy ý kiến địa phương để đảm bảo công bằng

Về tổng chi ngân sách 0,5% cho việc thực hiện chính sách, trong Nghị quyết 66 chỉ ra những hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật như liên quan đến chủ trương, tư duy xây dựng pháp luật, quy định còn chồng chéo, thủ tục rờm rà, phân cấp phân quyền chưa đủ mạnh, thiếu cơ chế, chậm nghiên cứu ban hành chính sách… như vậy việc không chỉ phụ thuộc vào kinh phí bởi nhiều chính sách đột phá liên quan đến tài chính nhưng cơ chế nào để đảm bảo chúng ta bỏ ra bao nhiêu đó tiền và thu được sản phẩm có chất lượng xứng đáng với những gì nhà nước bỏ ra.

Bên cạnh đó, theo đại biểu Thúy, dự thảo quy định thiên về các nội dung xây dựng pháp luật, nội dung thi hành ít quy định trong khi thi hành pháp luật là khâu yếu, dự thảo Nghị quyết có 12 điều thì chỉ có 01 điều quy định về thi hành pháp luật nhưng cũng chỉ quy định liên quan về dữ liệu, chuyển đổi số, thực tế muốn pháp luật đi vào cuộc sống, được thực hiện đảm bảo đúng quy định thì người dân và doanh nghiệp phải biết do vậy khâu tuyên truyền là quan trọng; đại biểu Thúy cho rằng vấn đề này chưa được quan tâm, khâu kiểm tra, kiểm soát, đánh giá trong việc thực hiện chính sách, phát triển dịch vụ pháp lý… cũng chưa được đề cập trong các chính sách đột phá để chính sách được thực hiện tốt, lại đầu tư quá nhiều vào việc xây dựng pháp luật nhưng quên phần về thực thi pháp luật.

Đối với Dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, tại khoản 2, Điều 5 quy định về vị trí, chức năng của lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đại biểu Thúy đề nghị điều chỉnh từ ngữ cho phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 3 dự thảo này.

Về Chính sách của Nhà nước tại Điều 7, đại biểu Thúy đề nghị cần quy định rõ ràng hơn như các chính sách ưu tiên xét tuyển, chế độ riêng cho nữ giới, hỗ trợ gia đình, hoặc các khóa đào tạo lồng ghép giới để đảm chính sách tích cực nhằm tăng tỷ lệ nữ giới tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình.

Về Lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp Quốc quy định tại Điều 12, đại biểu Thúy đề nghị bổ sung các chuyên gia được thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Về Nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, tại điểm 1, khoản 1, khoản Điều 14, đại biểu Thúy đề nghị quy định rõ rằng trách nhiệm pháp lý của lực lượng gìn giữ hòa bình không chỉ giới hạn trong luật pháp Việt Nam và trách nhiệm giải trình trước cấp trên, mà còn bao gồm trách nhiệm theo luật pháp quốc tế và trách nhiệm giải trình trước Liên hợp quốc.

Về Quy trình cử luân phiên, thay thế tại Điều 21, đại biểu Thúy đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định về quy trình cử luân phiên, thay thế trong trường hợp khẩn cấp, đột xuất để tránh tình trạng xảy ra khoảng trống an ninh và ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của phái bộ.

KC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay5,169
  • Tháng hiện tại291,937
  • Tổng lượt truy cập2,777,806
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây