Kỹ năng thẩm các văn bản trình kỳ họp của HĐND cấp xã

Thứ ba - 28/08/2018 18:00 18 0

Kỹ năng thẩm các văn bản trình kỳ họp của HĐND cấp xã

Thẩm tra là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm nghiên cứu, xem xét, đánh giá về sự phù hợp của nội dung các dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án với đường lối, chủ trương, của Đảng, tình hình, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo tính khả thi, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị hợp lý đối với cơ quan soạn thảo và trình HĐND xã biểu quyết thông qua theo quy định của pháp luật. 

Theo quy định tại Điều 111 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Điều 78 và 79 Luật hoạt động giám sát của Quốc Hội và HĐND năm 2015 quy định về chức năng, nhiệm vụ thẩm tra của Ban HĐND, hoạt động thẩm tra của Ban HĐND đối với các dự thảo văn bản trình kỳ họp trong thời gian qua, cụ thể là từ đầu nhiệm kỳ 2016-2021 vừa qua đã được ghi nhận và đánh giá cao dưới nhiều phương diện và gốc độ khác nhau trong quá trình hoạt động của Ban HĐND xã đã đạt được một số kết quả nhất định như: hoạt động của Ban HĐND ngày đi vào nề nếp, hoạt động hiệu quả hơn, chất lượng thẩm tra các văn bản trình kỳ họp đạt chất lượng hơn,…

Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thẩm tra của Ban HĐND cấp xã cũng gặp không ít khó khăn trong hoạt động này trong thời gian qua đó là: thành viên của Ban HĐND xã ít tham gia phát biểu, nghiên cứu chưa sâu, không xác thực tế về tình hình phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình, hạn chế về trình độ,... và nhiều mặt hạn chế khác nên ít nhiều vì thì cũng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thẩm tra của Ban HĐND xã. Nguyên nhân chính của những hạn chế nêu trên là do thành viên Ban HĐND xã thiếu nghiên cứu Luật, ít thường xuyên xuống địa bàn, không sâu sát với nhân dân, không tập trung tích lũy kinh nghiệm cho hoạt động HĐND, chưa tích cực nghiên cứu các văn bản để tham gia họp Ban HĐND khi thẩm tra, nhân tố con người cũng như về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều hạn chế đối với cấp xã,…
 
Nhưng theo quy định của Luật thì hoạt động thẩm tra các văn bản trình kỳ họp là một giai đoạn quan trọng, không thể thiếu trong quá trình ban hành văn bản sau kỳ họp, thông qua công tác thẩm tra của Ban HĐND xã sẽ làm sáng tỏ hơn và đánh giá những mặt được, chưa được của dự thảo các văn bản và từ đó đề xuất những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng dự thảo. Hoạt động thẩm tra còn là căn cứ, cơ sở, chuẩn mực đánh giá, giải thích, làm sáng tỏ tính thuyết phục, kiểm định lại kết quả làm việc của cơ quan chủ trì soạn thảo, góp phần làm giảm bớt sự “căng thẳng” giữa các các cơ quan, cá nhân Đại biểu HĐND có ý kiến khác nhau, đồng thời còn là cơ sở để giải thích sau này. Những vấn đề được trình bày trong báo cáo thẩm tra phải được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu, kịp thời sửa đổi để dần hoàn thiện hơn.

Từ thực trạng nêu trên, để hoạt động thẩm tra của Ban HĐND xã thực hiện đảm bảo tốt hơn trong thời gian tới thì cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau:
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm tra của Ban HĐND cấp xã:

Tạo điều kiện tốt nhất cho việc thẩm tra cả về mặt điều kiện, vật chất và tinh thần; Công chức Văn phòng UBND xã, giúp Ban HĐND xã thu thập những thông tin liên quan đến nội dung thẩm tra gửi cho các thành viên của Ban nghiên cứu trước khi dự hội nghị thẩm tra. Trong quá trình giám sát, khảo sát, chú trọng thu thập thông tin ở nhiều khía cạnh, gốc độ khác nhau, nhất là các thông tin từ cơ sở, đối chiếu, so sánh với các thông tin tổng hợp của các ngành để yêu cầu các đơn vị giải trình.
 
Với chức năng của các Ban HĐND là thẩm tra dự thảo các Nghị quyết, báo cáo và đề án, qua kết quả thẩm tra làm cơ sở giúp cho đại biểu thảo luận sâu hơn các vấn đề còn có ý kiến khác nhau, mang tính phản biện để từ đó xem xét, quyết nghị tại kỳ họp. Để có được một báo cáo thẩm tra đạt chất lượng, hiệu quả cần phải thực hiện tốt một số công việc sau:

Nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của chủ thể trong công tác thẩm tra; Thẩm tra phải đúng quy trình, thủ tục, thời gian quy định của pháp luật. Nghiên cứu kỹ các chủ trương, nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cấp trên. Tổ chức thẩm tra theo phân công của Thường trực HĐND xã trước các kỳ họp HĐND xã, trong đó phải dành nhiều thời gian lắng nghe các cơ quan soạn thảo giải trình, làm rõ các nội dung; vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau. 

Đảm bảo các chủ thể tham gia công tác thẩm tra là những người có có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ và tầm nhìn sâu, rộng trên tất cả các lĩnh vực được tiến hành thẩm tra. Thành viên Ban HĐND cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, dành thời gian nghiên cứu tài liệu, kết hợp với hoạt động thực tiễn để nắm bắt tình hình liên quan đến nội dung thẩm tra, tham gia đầy đủ, các cuộc họp thẩm tra; các nội dung tham gia cần được nghiên cứu kỹ, thể hiện rõ chính kiến, tránh tình trạng né tránh, nể nang và tham gia một cách hình thức. 

Kiểm tra chặt chẽ quá trình thẩm tra để quá trình này được tiến hành đúng quy định của pháp luật. Khi thẩm tra, Ban cần yêu cầu các cơ quan liên quan cung cấp tài liệu và trình bày các vấn đề cần thiết, đồng thời kết hợp chặt chẽ với công tác giám sát, khảo sát tình hình thực tế ở địa phương về những vấn đề liên quan nội dung thẩm tra và được thể hiện bằng báo cáo thẩm tra, đưa ra các kiến nghị cụ thể của Ban trình tại kỳ họp./. 
        Thường trực HĐND huyện Tân Biên
  Trần Hữu Nghĩa

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay14,097
  • Tháng hiện tại66,966
  • Tổng lượt truy cập2,552,835
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây