Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dânhttps://hdnd.tayninh.gov.vn/uploads/logo.png
Thứ ba - 28/12/2021 00:001390
Sáng ngày 27 tháng 12 năm 2021, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Tây Ninh tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”, Đoàn giám sát do ông Phạm Hùng Thái - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH làm Trưởng đoàn, Đoàn giám sát đã có buổi làm việc với UBND tỉnh và một số sở ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Ông Phạm Hùng Thái - Trưởng đoàn giám sát chủ trì Hội nghị
Theo báo cáo của UBND tỉnh, từ khi Luật quy hoạch có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh đã thành lập BCĐ quy hoạch tỉnh từ 8/2019, thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch, thành lập Hội đồng thẩm định, đẩy nhanh việc triển khai đảm bảo bám sát các văn bản pháp luật. Quá trình xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch huy động đóng góp của nhiều ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, đảm bảo tính thực tiễn, mục tiêu và định hướng cho sự phát triển. Tiến độ triển khai quy hoạch theo dự kiến là sẽ đảm bảo thời gian gia hạn tại Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27/9/2021. Công tác quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021- 2030 được tiến hành song song với quy hoạch tổng tỉnh; tiến hành rà soát, thực hiện 3 điều chỉnh cục bộ quy hoạch; bãi bỏ 18 dự án quy hoạch theo điểm d khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch… Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quy hoạch thì tổng quan địa phương vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, một số khâu còn chậm tiến độ.
Kết luận buổi giám sát, ông Phạm Hùng Thái – Trưởng đoàn giám sát ghi nhận những kết quả đạt được của UBND tỉnh và các ngành trong công tác này và cũng ghi nhận những kiến nghị của địa phương để phản ánh đến Quốc hội xem xét, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc những hạn chế, đồng thời, kiến nghị UBND tỉnh cần ưu tiên nguồn lực để tập trung cho việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể và các quy hoạch liên quan, đảm bảo cho đẩy nhanh tiến độ ban hành quy hoạch, làm cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường. Quy hoạch đô thị phải quan tâm đến việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đô thị nhằm tạo ra thêm nguồn lực phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế. Công tác xã hội hóa trong huy động nguồn lực cho quy hoạch là cần thiết nhưng cần lưu ý tránh việc quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch bị chi phối bởi các doanh nghiệp tài trợ. Nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng, hạn chế điều chỉnh cục bộ làm thay đổi phương án quy hoạch đã được phê duyệt, tránh quy hoạch manh mún, thiếu tổng thể và tầm nhìn dài hạn. Việc điều chỉnh quy hoạch chỉ thực hiện khi có đủ các điều kiện nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch theo luật quy hoạch đô thị. Cần tính toán kỹ các nguồn lực thực hiện để tránh "quy hoạch treo" gây lãng phí, bức xúc trong nhân dân./.
Trần Ngọc