Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh giám sát hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh

Thứ sáu - 19/08/2022 23:00 66 0

Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh giám sát hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh

Thực hiện chương trình giám sát năm 2022, chiều ngày 18/8/2022, Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát, làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Bà Nguyễn Thị Yến Mai, Trưởng ban làm Trưởng đoàn giám sát; tham gia buổi giám sát có lãnh đạo chuyên trách các Ban HĐND tỉnh, thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, cùng đại diện một số sở, ngành có liên quan.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, nguồn tài nguyên khoáng sản vật liệu xây dựng địa bàn tỉnh Tây Ninh chủ yếu gồm: Đá vôi, đất sét làm gạch ngói, đá xây dựng, cuội, sỏi, cát xây dựng, đất san lấp, than bùn và được phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh. Khoáng sản được khai thác tập trung chủ yếu là đất san lấp và cát xây dựng; đối với đất san lấp được khai thác theo quy mô nhỏ lẻ, diện tích không lớn (dưới 10 ha) và không tập trung; đối với cát xây dựng chủ yếu tập trung khai thác trong lòng hồ Dầu Tiếng, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Từ năm 2019 đến tháng 5/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh cấp 73 Giấy phép hoạt động khoáng sản, bao gồm: 04 giấy phép thăm dò khoáng sản, cấp 09 giấy phép khai thác khoáng sản, 11 giấy phép gia hạn khai thác khoáng sản, 03 giấy phép chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, 02 Giấy phép điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản, 19 quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ, 11 quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản, 14 dự án tận dụng đất dôi dư; đồng thời, tham mưu UBND tỉnh ban hành 01 Quyết định thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản do Công ty giải thể. Công tác cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản được thực hiện đảm bảo hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép theo quy định, hầu hết các khu vực được cấp phép đều phù hợp với Quy hoạch khoáng sản năm 2018. Các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khoáng sản cơ bản chấp hành tốt và khẩn trương liên hệ cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các thủ tục còn thiếu sót để được cơ quan có thẩm quyền xem xét cho hoạt động. Các doanh nghiệp khai thác cát trong hồ Dầu Tiếng được phép khai thác trở lại thực hiện đồng bộ việc gắn logo cho từng phương tiện, trên tàu đã có đầy đủ các loại giấy tờ cho phép hoạt động trong mỏ, được đóng thành tập và có dấu xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường, đã lắp đặt trạm cân, lắp đặt camera giám sát tại các kho chứa để lưu trữ thông tin, số liệu liên quan theo quy định. Hội nghị giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách Qua giám sát, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đánh giá cao những kết quả đạt được, những nỗ lực tích cực của Sở Tài nguyên và Môi trường và các cấp, các ngành trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản thời gian qua. Nhìn chung, công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp; các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển và sử dụng khoáng sản được quản lý ngày càng chặt chẽ, các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khoáng sản cơ bản tuân thủ quy định pháp luật, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản cơ bản đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng công trình hạ tầng, tạo việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu ngân sách, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khoáng sản trên địa bàn vẫn còn một số hạn chế, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, không đúng quy định, vượt công suất, vượt độ sâu, tập kết, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản không đúng quy định vẫn còn xảy ra, nhất là hoạt động khai thác đất san lấp, cát xây dựng. Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về quản lý khoáng sản; phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan, UBND cấp huyện, cấp xã trong việc thẩm định, rà soát, đối chiếu quy hoạch và các quy định liên quan, đánh giá trữ lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật; thực hiện rà soát lại các giấy phép đã cấp để bổ sung đánh giá đầy đủ các loại khoáng sản theo thực tế đang khai thác để thu đúng, thu đủ các nghĩa vụ tài chính; tham mưu cấp phép và kiểm tra, giám sát sau cấp phép đảm bảo chặt chẽ, nhất là chủ trương đánh giá sát các yếu tố tác động về môi trường hạn chế tối đa tác động đến đời sống, sản xuất của người dân; thường xuyên kiểm tra công tác đóng cửa mỏ đối với các giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hiệu lực theo quy định. Huỳnh Thảo

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập71
  • Hôm nay2,282
  • Tháng hiện tại39,285
  • Tổng lượt truy cập896,640
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây