- 26/10/2020 03:00:00 PM
- Đã xem: 28
- Phản hồi: 0
Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Hoạt động giám sát là một trong hai chức năng cơ bản, quan trọng của Hội đồng nhân dân các cấp với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng là quyền làm chủ của Nhân dân ở địa phương. Hội đồng nhân dân thực hiện giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình. Luật tổ chức chính quyền địa phương, đặc biệt là Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ra đời năm 2015 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện thể chế pháp lý về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, đưa hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp đi vào nề nếp, đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn. Theo đó, Luật đã quy định khá cụ thể về chủ thể, thẩm quyền, đối tượng và phương thức giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp.