Một số kinh nghiệm thực tế về hoạt động giải trình Thường trực HĐND

Thứ bảy - 14/10/2017 00:00 10 0

Một số kinh nghiệm thực tế về hoạt động giải trình Thường trực HĐND

Hoạt động giải trình của Thường trực HĐND là hình thức giám sát mới được quy định trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015. Nhằm tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện quy định pháp luật, thực hiện Nghị quyết HĐND trên địa bàn, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội địa phương.

Thực hiện theo Điều 72 Luật Giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, từ đầu nhiệm kỳ đến nay (6/2016), HĐND các cấp trong tỉnh đã tổ chức phiên giải trình của Thường trực HĐND, phiên giải trình này chọn chủ đề vướng mắc phát sinh trong thực tiễn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, những vấn đề cử tri quan tâm, mang tính bức xúc...Quá trình tổ chức hoạt động giải trình bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực, giúp cho ngành chức năng nhận rõ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thuộc lĩnh vực ngành, đơn vị phụ trách, giúp cho việc điều hành của UBND được tốt hơn, hiệu quả mang lại cao hơn. 

Tính đến đầu tháng 10/2017, HĐND các cấp trong tỉnh đã tổ chức được 43 phiên giải trình (trong đó tỉnh tổ chức 2 phiên/ 3 vấn đề, cấp huyện có 5/9 huyện tổ chức với 8 phiên/ 19 vấn đề, cấp xã có 31/95 xã tổ chức được 34 phiên với 36 vấn đề), mỗi phiên đưa ra từ1-4 vấn đề. Qua hoạt động giải trình các cơ quan, đơn vị giải trình cũng nhận thức được vấn đề khiếm khuyết trong điều hành lĩnh vực được phân công, có giải pháp khắc phục kịp thời những thiếu sót, bất cập.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tổ chức các phiên giải trình thời gian qua còn nổi lên không ít vấn đề khó khăn, lúng túng. Nhiều địa phương, đơn vị nghiên cứu chưa sâu, nên chưa tổ chức (cấp huyện 5/9 tỷ lệ 55,5%, cấp xã đạt 35,78%), có nơi tổ chức nhưng hiệu quả mang lại chưa nhiều, chưa tìm được giải pháp giải quyết vấn đề đặt ra.... Nguyên nhân: hoạt động giải trình là vấn đề mới, nhiều địa phương chưa kinh nghiệm tổ chức nên túng lúng, đặt mục tiêu quá cao, chọn nhiều vấn đề trong một phiên (4 vấn đề), nên không có thời gian nhiều để đi sâu phân tích vấn đề, khâu chuẩn bị cho phiên giải trình chưa kỹ, thiếu khảo sát thực tiễn, có nơi chọn vấn đề lớn, khó, kỹ năng nêu vấn đề và sự tham gia của đại biểu còn hạn chế, làm cho phiên giải trình thiếu tính sinh động, sôi nổi (người giải trình trả lời vấn đề đặt ra xong hội nghị không có ý kiến gì thêm), có đại biểu đặt vấn đề thay vì mang tính chất vấn lại trả lời luôn thay cho người giải trình, có trường hợp đối tượng thực hiện giải trình chưa đúng theo quy định (phân công cấp phó), không khí phiên giải trình đơn điệu, tẻ nhạt, thành phần tham gia ít, chỉ có thành viên Thường trực HĐND.

DSC01491s.jpg
Quang cảnh phiên giải trình về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Để hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND từng bước nâng cao chất lượng, đem lại hiệu quả thiết thực, trên cơ sở quy định của luật và hoạt động thực tiễn, một số kinh nghiệm rút ra như sau:

- Lựa chọn vấn đề đưa ra giải trình kỹ, vấn đề được cử tri, đại biểu quan tâm nhiều, mục tiêu đặt ra vừa phải, không quá cao, tránh đưa những vụ khiếu kiện kéo dài, mang tính  nhạy cảm, số lượng nội dung mỗi phiên từ 1-2 vấn đề (tốt nhất là 1).

- Tổ chức khảo sát nắm tình hình thực tế liên quan đến nội dung giải trình.

- Nội dung giải trình gửi trước cho cơ quan giải trình ít nhất 10 ngày trước ngày tổ chức hội nghị, báo cáo giải trình gửi về Thường trực HĐND ít nhất 5 ngày.

- Các thành viên tham gia phiên giải trình nghiên cứu kỹ nội dung báo cáo giải trình, báo cáo khảo sát để đặt vấn đề làm rõ, tạo không khí sôi nổi phiên giải trình.

- Thủ trưởng đơn vị là người trực tiếp giải trình trước Thường trực HĐND, không được uỷ quyền cấp phó.

- Công tác chuẩn bị phiên giải trình trang trọng, nghiêm túc, có hình ảnh minh hoạ khi đại biểu đặt vấn đề.

- Kết luận của Chủ toạ về nội dung giải trình, kiến nghị rõ, cụ thể, có định hướng giải pháp giải quyết vấn đề.

- Thành phần tham dự ngoài thành viên Thường trực, mời các Ban chuyên trách, Tổ trưởng ( hoặc Tổ phó),  thủ trưởng cơ quan giải trình và lãnh đạo các đơn vị có liên quan nội dung giải trình.

- Nội dung chương trình phiên giải trình gồm:

+ Dẫn dắt vấn đề đưa ra giải trình (báo cáo đề dẫn) gắn kết quả khảo sát thực tế.

+ Người giải trình trình bày báo cáo (tóm tắt).

+ Ý kiến đặt ra của đại biểu và Thường trực.

+ Giải trình thêm các nội dung được đặt ra.

+ Chủ  tọa tóm tắt nội dung giải trình, dự kiến kết luận vấn đề được giải trình.

+ Kết luận được Thường trực HĐND thông qua, khi có quá nửa thành viên biểu quyết tán thành. Kết luận được gửi đến đại biểu HĐND, cơ quan giải trình và cơ quan tổ chức có liên quan.

Trên đây là một số vấn đề được rút ra từ thực tiễn tổ chức phiên giải trình tại cuộc họp Thường trực HĐND, có thể còn chưa hoàn chỉnh, cần bổ sung chỉnh sửa nhiều qua hoạt động giải trình tại các địa phương. Cần được chia sẻ và đóng góp nhiều ý kiến hơn nữa để các phiên giải trình sau sẽ chỉnh chu hơn, hiệu quả mang lại thiết thực hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cơ quan dân cử.

Phan Thị Điệp
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh


  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay9,772
  • Tháng hiện tại168,625
  • Tổng lượt truy cập2,654,494
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây