BÁO CÁO
Kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri
trước và sau kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh
Thực hiện Kế hoạch số 17/KH-TT.HĐND ngày 08/11/2017 của Thường trực HĐND tỉnh về giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh;
UBND báo cáo kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh như sau:
I. Tổng số kiến nghị cử tri được chuyển đến UBND tỉnh qua đợt tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh: 111 kiến nghị.
1. Số kiến nghị được trả lời: 111/111, đạt 100%.
2. Số kiến nghị được trả lời làm rõ, giải quyết dứt điểm: 81 kiến nghị, chiếm tỷ lệ 72,97% (Phụ lục 1:
PL 1.pdf)
3. Số kiến nghị chưa giải quyết dứt điểm: 22 kiến nghị, chiếm tỷ lệ 19,82% (Phụ lục 2:
PL 2.pdf).
4. Số kiến nghị không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh: 08 kiến nghị (Phụ lục 3:
PL 3.pdf)
II. Tiến độ giải quyết 14 kiến nghị kèm theo Báo cáo số 16/BC-HĐND ngày 10/7/2017 của HĐND tỉnh (Phụ lục 4:
PL 4.pdf)
III. Đánh giá kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri:
1. Những kết quả đạt được:
- Luôn xác định việc xem xét, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh.
- Thông qua ý kiến, kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh cùng các sở, ngành chuyên môn đã kịp thời nắm bắt những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong đời sống xã hội, những bất cập trong công tác điều hành, quản lý của các cơ quan nhà nước để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn thiện.
- Đã đề ra các giải pháp giải quyết những vấn đề bất cập, vướng mắc trong thực tiễn mà cử tri kiến nghị.
- Chất lượng văn bản giải quyết, trả lời được nâng lên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của cử tri và nhân dân.
- Kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri đã góp phần từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Những khó khăn, hạn chế, vướng mắc:
- Một số đơn vị trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri còn chậm, còn để tồn đọng, còn đùn đẩy trách nhiệm; một số văn bản trả lời chưa sát với nội dung cử tri kiến nghị hoặc chưa giải trình, cung cấp đầy đủ thông tin để cử tri hiểu, chia sẻ nên chưa được cử tri đồng tình và tiếp tục kiến nghị.
- Một số kiến nghị chưa thực hiện ngay được, phải chờ thực hiện đồng bộ với dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường.
- Trình tự thủ tục đầu tư mất nhiều thời gian và việc thi công sửa chữa các hư hỏng trên các tuyến đường phụ thuộc rất nhiều về thời tiết, vì vậy một số kiến nghị khắc phục chưa kịp thời.
3. Nguyên nhân:
- Những khó khăn, hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến nhiều kiến nghị của cử tri liên quan đến sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật cần có quá trình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, thực hiện theo quy trình mới có thể trả lời đầy đủ, thấu đáo.
- Kiến nghị của cử tri liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; trong khi đó, việc xem xét, giải quyết, trả lời chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn nên chất lượng giải quyết, trả lời còn những hạn chế nhất định.
- Nhiều nội dung cử tri kiến nghị là những vấn đề lớn, liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị, để giải quyết được những kiến nghị này thì cần nhiều cơ quan, đơn vị cùng tham gia giải quyết nên việc giải quyết đòi hỏi phải có thời gian, tiến độ giải quyết phụ thuộc phần lớn vào sự phối hợp và trách nhiệm của từng đơn vị.
- Do ngân sách địa phương còn hạn chế nên nhiều kiến nghị của cử tri, nhất là những kiến nghị về đầu tư xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, kiên cố hóa trường, lớp học…, khó có thể đáp ứng được kịp thời, mặc dù những nguyện vọng đó của cử tri là hoàn toàn chính đáng.
4. Đề xuất giải pháp, kiến nghị:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và thông tin trên các phương tiện thông tin về trả lời, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri.
- Việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri qua hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh phải thật cụ thể, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
- Vẫn còn một số kiến nghị không thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh (thẩm quyền của Trung ương) được chuyển đến UBND tỉnh để xem xét, giải quyết, cụ thể như: lĩnh vực giao thông vận tải, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn,...; một số cử tri phản ánh vấn đề bức xúc của cá nhân, ...Đề nghị Văn phòng HĐND tỉnh tổng hợp và có văn bản chuyển các đơn vị trả lời cho phù hợp, đúng thẩm quyền.
- Đối với những ý kiến cử tri kiến nghị nhiều lần cần nghiên cứu để chuyển thành nội dung chất vấn để làm rõ trách nhiệm.
Trên đây là báo cáo kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh, UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh./.
VP HĐND tỉnh