* Nội dung câu hỏi:
Về cơ chế hưởng lợi từ khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP: “chủ rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ lâm sản khai thác rừng phòng hộ là rừng trồng bằng ngân sách nhà nước, hỗ trợ từ các chương trình, dự án có nguồn gốc ngân sách nhà nước khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của nhà nước”. Tuy nhiên, nghĩa vụ tài chính theo quy định của nhà nước chưa cụ thể, rõ ràng (gồm những nội dung nào, định mức thực hiện là bao nhiêu…). Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét bổ sung quy định cụ thể nghĩa vụ tài chính khi khai thác cây trồng chính (gồm những nội dung nào, định mức thực hiện là bao nhiêu…) để làm cơ sở cho địa phương căn cứ thực hiện.
* Nội dung trả lời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Pháp Luật Lâm nghiệp hiện hành không quy định cụ thể về nghĩa vụ tài chính. Nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước khi khai thác cây trồng chính là các khoản Thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp Nhà nước khác theo quy định của Luật thuế, Luật phí và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Ngoài ra, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của Chủ rừng theo quy định tại khoản 7 Điều 74 của Luật Lâm nghiệp đối với từng loại rừng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước đầu tư sẽ căn cứ vào nguồn gốc đất đai của từng loại rừng, mục đích giao, cho thuê đất hoặc rừng thông qua hợp đồng trong các điều kiện, quy định cụ thể của các chương trình, dự án hoặc chính sách của nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện thực tế tại địa phương đế xác định cho phù hợp với từng đối tượng chủ rừng.
Đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Tây Ninh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ghi nhận để tống hợp báo cáo đề xuất trong quá trình thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật.
TTR