Mô hình văn phòng HĐND cấp tỉnh: Bất cập từ thực tiễn

Thứ năm - 23/02/2017 17:00 14 0

Mô hình văn phòng HĐND cấp tỉnh: Bất cập từ thực tiễn

Phải chăng tổ chức lại các đơn vị theo hướng giảm chi ngân sách, phải giảm được cả tổ chức và con người, và theo tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về tinh giản biên chế đang được áp dụng triệt để hơn tại Văn phòng HĐND cấp tỉnh. Điều này có đặt ra những khó khăn cho công tác tham mưu giúp việc của văn phòng HĐND cấp tỉnh không? Phải có sự nhìn nhận, đánh giá đúng và khách quan, bình đẳng giữa các cơ quan hành chính tương đương.

Chưa đạt được sự đồng thuận

Văn phòng HĐND cấp tỉnh hiện gồm Chánh Văn phòng và 2 Phó Chánh Văn phòng; Văn phòng gồm 2 phòng chuyên môn. Đối với Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ giúp việc và phục vụ. Hiện nay, phòng này hoạt động tương đối ổn định vì tổ chức và hoạt động trên nền trước đây khi chưa tách Văn phòng Đoàn ĐBQH và Văn phòng HĐND.

Nhưng với Phòng Tổng hợp thì khác. Nhìn chung trong phạm vi cả nước, đây là phòng được nhập từ Phòng Dân nguyện và Thông tin (hoặc Thông tin và Dân nguyện) và có thể từ một số phòng khác với Phòng Công tác HĐND kể từ ngày 1.7.2016. Biên chế của phòng này nhiều nhất là 12 công chức, gồm 1 Trưởng phòng và 1 Phó trưởng phòng. Theo quy định, Phòng Tổng hợp sẽ thực hiệm toàn bộ nhiệm vụ tham mưu, giúp việc trên các lĩnh vực hoạt động HĐND. Với tổ chức, biên chế hiện nay, các địa phương có số đại biểu HĐND từ 50 - 90. Trong đó, số đại biểu chuyên trách từ 8 - 12, số ban HĐND từ 3 - 5. Những con số trên thể hiện: Mỗi công chức của phòng Tổng hợp sẽ tham mưu, giúp việc khoảng từ 5 - 9 đại biểu HĐND tỉnh; mỗi đại biểu chuyên trách (tương đương lãnh đạo cấp sở) sẽ có khoảng 1 công chức tham mưu, giúp việc hay mỗi ban HĐND tỉnh sẽ có tối đa 2 công chức tham mưu, giúp việc.

Trong số công chức tham mưu, giúp việc đó, hầu hết là chuyên viên vì chỉ có 2 lãnh đạo phòng. Như vậy, phương thức hoạt động tương đối giống với mô hình chuyên viên, tức là các công việc từ lãnh đạo cấp sở sẽ đi thẳng tới chuyên viên, khó có điều kiện đi qua cấp lãnh đạo phòng bởi phòng chỉ có 2 lãnh đạo không đủ sức để xoay xở và công việc cũng không thể chờ đợi. Thử đặt một tình huống: Lãnh đạo ban là người mới đảm nhận nhiệm vụ nhiệm kỳ đầu (mà hầu hết rơi vào tình huống này); chuyên viên là công chức mới tuyển dụng thì việc thực hiện nhiệm vụ trở thành một thử thách hay nói cách khác, là một sự đánh đố.

Về số lượng, chế độ làm việc như vậy, còn việc phân công nhiệm vụ như thế nào giữa hai phòng hiện nay cũng có những vấn đề khó, vướng vì sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Ví dụ như nhiệm vụ theo dõi và đánh giá thi đua của đại biểu HĐND, lãnh đạo Văn phòng giao cho phòng nào cũng thấy có lý. Rồi cân nhắc, phòng Tổng hợp gắn bó với hoạt động đại biểu thì giao về phòng. Hay chuyện phối hợp theo dõi, thông tin, cung cấp thông tin giữa Thường trực HĐND tỉnh với các ban, tổ đại biểu, với HĐND cấp huyện; tham mưu công tác đối ngoại của HĐND tỉnh… cũng tương tự.


Giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri và báo cáo kết quả tại kỳ họp là nội dung mới cần được tham mưu hiệu quả
Ảnh: Khánh Duy

Xét về nhiệm vụ tham mưu của phòng Tổng hợp trong nhiệm kỳ này có sự tăng đáng kể. Chỉ tính riêng việc xử lý ý kiến cử tri, với một quy định ngắn gọn trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương về trách nhiệm bắt buộc giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri và báo cáo kết quả tại kỳ họp, nhiệm vụ giám sát của HĐND đã tăng vọt so với nhiệm kỳ trước. Mà đã báo cáo kết quả giám sát tại kỳ họp thì không thể giám sát “lơ mơ”. Nhiệm vụ này không ai khác, chính phòng Tổng hợp có trách nhiệm tham mưu. Rồi xây dựng văn bản QPPL, tiếp công dân, trình tự giám sát… chuyện nào cũng mới và cũng dày thêm.

Phải chăng tổ chức lại các đơn vị theo hướng giảm chi ngân sách, phải giảm được cả tổ chức và con người, và theo tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về tinh giản biên chế đang được áp dụng triệt để hơn tại Văn phòng HĐND cấp tỉnh. Điều này có đặt ra những khó khăn cho công tác tham mưu giúp việc của văn phòng HĐND cấp tỉnh không? Cũng tại các quy định trên, yêu cầu khi sắp xếp lại bộ máy; thu gọn đầu mối “một việc chỉ một cơ quan, một cá nhân phụ trách” phải bảo đảm ổn định tổ chức, bảo đảm bộ máy hoạt động bình thường, hiệu quả không gây xáo trộn tâm lý cán bộ thì hình như thực tế chưa phải là vậy. Bởi lẽ thời gian qua, Nghị định số 48/2016/NĐ-CP chưa đạt được sự nhất trí, đồng thuận của những người trong cuộc.

Vẫn loay hoay...

Kể từ khi tách khỏi Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, thành năm 2005 đến nay, dường như Văn phòng HĐND cấp tỉnh vẫn loay hoay với việc tìm bóng dáng, tầm vóc thật của mình. Thử nhìn quy định về số lượng cấp phó trong đơn vị cấp phòng thuộc sở, hoặc cấp phòng thuộc UBND cấp huyện lại thấy mô hình một trưởng, một phó chỉ… Văn phòng HĐND cấp tỉnh mới có. Điều này không khỏi làm cho người trong cuộc băn khoăn: Thực tế đó sẽ kéo theo những hệ lụy về ổn định tổ chức bộ máy; về thu hút nhân lực có chất lượng; về ổn định tâm lý, an tâm công tác, chí hướng phấn đấu và gắn bó với công việc. Công chức Văn phòng HĐND tỉnh cần có môi trường để phấn đấu trưởng thành và cần phải được tạo cơ hội để trưởng thành.

Tinh giản biên chế là điều bắt buộc phải thực hiện. Nhưng từ thực tế tại Văn phòng HĐND cấp tỉnh cho thấy, phải có sự nhìn nhận, đánh giá đúng và khách quan, bình đẳng giữa các cơ quan hành chính tương đương. Mặt khác, hoạt động HĐND rất đặc thù, quy định về tổ chức của Văn phòng tham mưu, giúp việc cũng phải tính đến các yếu tố đặc thù ấy. Có như thế mới giúp cho HĐND tỉnh, “một nửa” không thể thiếu của chính quyền địa phương cấp tỉnh hoạt động thực sự hiệu quả.

NAM HÀ

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay11,167
  • Tháng hiện tại258,731
  • Tổng lượt truy cập2,478,825
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây