Mô hình văn phòng HĐND cấp tỉnh: Tuân thủ nguyên tắc chuyên môn hóa và cân đối

Thứ năm - 02/03/2017 18:00 8 0

Mô hình văn phòng HĐND cấp tỉnh: Tuân thủ nguyên tắc chuyên môn hóa và cân đối

Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa NGUYỄN TẤN TUÂN: Để làm tốt vai trò của mình, nhất là chức năng tham mưu, giúp việc trong điều kiện nhiệm vụ của HĐND ngày càng được tăng cường, Văn phòng HĐND cấp tỉnh nên được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chuyên môn hóa và cân đối. Khi nhiệm vụ của HĐND tăng lên rất nhiều nhưng tổ chức bộ máy bị thu hẹp hơn so với trước, Văn phòng HĐND cấp tỉnh khó có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Phải có sự thống nhất tương ứng

- Việc kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy, bảo đảm cho Văn phòng HĐND cấp tỉnh hoạt động có hiệu quả, chuyên nghiệp và chuyên môn hóa cao là một đòi hỏi cấp thiết trong tình hình hiện nay, thưa ông?

- Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, bộ máy tổ chức HĐND tỉnh có nhiều điểm mới, đó là việc tăng số lượng đại biểu chuyên trách (mỗi ban hai đại biểu chuyên trách; hai Phó Chủ tịch là chuyên trách; mở rộng thành phần Thường trực HĐND, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng các ban và Chánh Văn phòng HĐND). Nhiều thẩm quyền mới của HĐND đã được bổ sung nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử các cấp.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh, bên cạnh việc phải nâng cao chất lượng của đại biểu HĐND tỉnh; chất lượng, hiệu quả của các kỳ họp, của hoạt động giám sát, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, hoạt động TXCT, tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, hoạt động tham mưu, giúp việc của Văn phòng HĐND tỉnh cũng đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, việc kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy và hoạt động của Văn phòng HĐND tỉnh, bảo đảm cho Văn phòng hoạt động có hiệu quả, chuyên nghiệp và chuyên môn hóa cao là một đòi hỏi cấp thiết trong tình hình hiện nay. Bộ máy này phải được quan tâm bố trí cơ cấu, tổ chức hợp lý, với đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực thực sự để đáp ứng yêu cầu chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ.


Nhiều thẩm quyền mới của HĐND đã được bổ sung nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động 
của cơ quan dân cử các cấp 
Ảnh: Thanh Long

- Để làm tốt vai trò của mình, nhất là chức năng tham mưu, giúp việc trong điều kiện nhiệm vụ của HĐND ngày càng được tăng cường theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Văn phòng HĐND cấp tỉnh nên được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào, thưa ông?

- Đó là nguyên tắc chuyên môn hóa và cân đối. Để Văn phòng HĐND cấp tỉnh thực hiện tốt vai trò là cơ quan tham mưu, giúp việc và phục vụ các hoạt động của HĐND, Thường trực, ban và đại biểu HĐND cấp tỉnh, phải có các phòng chuyên môn và phòng hành chính - tổ chức - quản trị. Các phòng chuyên môn gồm: Phòng Tổng hợp - Thông tin dân nguyện, tham mưu, giúp việc cho Thường trực HĐND tỉnh về các công việc chung của HĐND, công tác tiếp công dân, TXCT, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, ứng dụng công nghệ thông tin và duy trì trang website...

Tham mưu, giúp việc cho mỗi ban HĐND cấp tỉnh có một phòng chuyên môn. Tùy theo mỗi địa phương, Văn phòng HĐND sẽ có số phòng tương ứng với số ban. Như vậy, công việc sẽ được triển khai nhanh hơn, thông suốt và hiệu quả hơn. Chuyên viên Văn phòng sẽ thực hiện nhiệm vụ chủ yếu theo chế độ trực tuyến. Lãnh đạo HĐND, lãnh đạo các ban HĐND chỉ đạo, nghe ý kiến tham mưu và yêu cầu thực hiện công việc chuyên môn trực tiếp với các chuyên viên của các phòng. 
Thông tư liên tịch số 01 ngày 23.10.2015 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ quy định rất cụ thể về vị trí, chức năng; nhiệm vụ và quyền hạn; cơ cấu tổ chức; lãnh đạo Văn phòng; biên chế công chức; chế độ làm việc, chế độ trách nhiệm… của Văn phòng UBND cấp tỉnh. Trong khi đó, cùng là cơ quan tham mưu, giúp việc của chính quyền địa phương, Nghị định 48 chỉ quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng HĐND tỉnh rất chung chung, không bảo đảm tính thực tiễn.

Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Văn phòng HĐND cấp tỉnh tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của HĐND, Thường trực, ban, tổ đại biểu và đại biểu HĐND cấp tỉnh; cùng với đó số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách tăng hơn; chức năng giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND, Luật Đầu tư công, Luật Ban hành văn bản QPPL… ngày càng mở rộng, việc quy định tổ chức bộ máy như Nghị định 48 (chỉ có lãnh đạo Văn phòng và các công chức chuyên môn nghiệp vụ làm việc theo chế độ chuyên viên; không quy định cụ thể việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với lãnh đạo Văn phòng) là không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao đối với Văn phòng HĐND cấp tỉnh.

Do đó, Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND cấp tỉnh cần phải có sự thống nhất tương ứng và phải được xác định rõ là cơ quan hành chính nhà nước cấp sở.

Thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật

- Nghị định 48 từ khi còn là dự thảo đến khi ban hành đã gặp không ít phản ứng, thậm chí gay gắt của nhiều địa phương cũng bởi không tuân thủ 2 nguyên tắc trên, thưa ông?

- Ngay từ khi còn là Dự thảo, Nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã nhận được rất nhiều ý kiến góp ý của Thường trực, các ban và Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND các địa phương. Rất nhiều ý kiến tâm huyết, thuyết phục của những người trong cuộc, công tác lâu năm ở các cơ quan của HĐND về các nội dung của dự thảo nghị định, nhất là việc cần thiết phải thành lập các phòng chuyên môn để nâng cao chất lượng, hiệu quả tham mưu, giúp việc cơ quan dân cử địa phương, khi mà tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực, các ban, tổ đại biểu và đại biểu HĐND được tăng cường hơn rất nhiều theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Mô hình “các phòng chuyên môn” đã phát huy hiệu quả thiết thực ở các địa phương trong nhiệm kỳ vừa qua.

Tuy nhiên, Nghị định 48 ban hành vẫn giữ nguyên cơ bản như Dự thảo, không tiếp thu nhiều ý kiến tâm huyết, thuyết phục của các địa phương. Văn phòng HĐND cấp tỉnh vẫn chỉ có Phòng Tổng hợp và Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị, mỗi phòng có Trưởng phòng và một Phó Trưởng phòng. Nhiệm vụ của HĐND tăng lên rất nhiều nhưng tổ chức bộ máy bị thu hẹp hơn so với trước thì Văn phòng HĐND cấp tỉnh khó có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Như vậy, Nghị định 48 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế Văn phòng HĐND cấp tỉnh không phù hợp với thực tế và các quy định của Hiến pháp, pháp luật về tăng cường tổ chức, hoạt động của cơ quan dân cử địa phương. Do đó, cần phải sửa đổi Nghị định theo hướng quy định cụ thể, rõ ràng về: Vị trí, chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn; cơ cấu tổ chức; số lượng biên chế; lãnh đạo Văn phòng (số lượng, cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức); chế độ làm việc, chế độ trách nhiệm… bảo đảm thực hiện nghiêm túc các quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

- Xin cảm ơn ông!

PHƯƠNG LINH thực hiện
(Theo báo điện tử đại biểu nhân dân)

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay13,435
  • Tháng hiện tại260,999
  • Tổng lượt truy cập2,481,093
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây