Tây Ninh: Thêm 01 mẫu vịt dương tính cúm A/H5N1

Thứ năm - 29/03/2012 21:30 86 0

Tây Ninh: Thêm 01 mẫu vịt dương tính cúm A/H5N1

(BTNO)- Cơ quan Thú y vùng VI vừa có công văn số 154/TYV6-TH thông báo kết quả xét nghiệm 01 mẫu bệnh phẩm vịt dương tính với virus cúm A (H5N1). Đây là mẫu vịt được lấy từ chợ Thị xã Tây Ninh.

Trước đó, Chi cục Thú y Tây Ninh đã thực hiện điều tra, giám sát virus cúm gia cầm tại các chợ, trong đó đã lấy mẫu giám sát huyết thanh đàn vịt chưa tiêm phòng và giám sát sự lưu hành virus ở cơ sở giết mổ và chợ buôn bán gia cầm sống. Kết quả, phát hiện 9 mẫu dương tính và 1 mẫu nghi ngờ virus cúm trên đàn vịt ở 6 chợ thuộc huyện Gò Dầu, Tân Biên và Thị xã.
Vịt chạy đồng - nguy cơ lây nhiễm cúm A/H5N1
Kết quả xét nghiệm trên cho thấy, mầm bệnh vẫn còn tồn tại ngoài môi trường và trên đàn thuỷ cầm – đặc biệt tỷ lệ vịt bị dịch cúm nhiều hơn gà. Kết quả phân tích gien virus cúm cho thấy, ngoài chủng virus clade 1 gây bệnh cúm gia cầm hiện đang lưu hành ở các tỉnh Nam bộ, thì tại Tây Ninh đã có sự hiện diện của chủng virus clade 2.3.2.1A trên vịt xiêm (ở huyện Tân Biên). Sự xuất hiện của chủng virus mới làm tăng khả năng nguy cơ xảy ra dịch trên địa bàn tỉnh, gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch tại địa phương.
Vào các đợt dịch cúm A/H5N1 xảy ra trên địa bàn tỉnh những năm 2004 - 2005, ngoài thiệt hại về kinh tế hàng chục tỷ đồng, Tây Ninh cũng đã phải đối diện với tình trạng cúm A lây lan sang người và gây tử vong. Hiện tại, Tây Ninh chưa phát hiện trường hợp người mắc, chết do cúm A/H5N1, nhưng tại khu vực các tỉnh phía Nam đã phát hiện 2 trường hợp tử vong do nhiễm virus cúm A/H5N1. Để chủ động phòng chống dịch bệnh cúm A/H5N1 trên người, ngành Y tế Tây Ninh yêu cầu các đơn vị y tế trong tỉnh cần thực hiện giám sát các ca bệnh viêm phồi nặng nghi do nhiễm virus; điều tra dịch tễ và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm; tăng cường phối hợp cùng thú y địa phương để giám sát tình hình dịch bệnh trên gia cầm.
Tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng gia cầm nghi bị bệnh cúm
Cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus, lây lan nhanh. Bệnh lây chủ yếu từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp theo đường hô hấp, niêm mạc mắt; đặc biệt cúm A/H5N1 có thể lây từ gà, vịt... sang người với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, ho, đau họng... có thể dẫn đến viêm phổi nặng và tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Hiện 4 biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm lây sang người được ngành Y khuyến cáo là: Các hộ gia đình cần phát hiện sớm hiện tượng gia cầm chết hàng loạt và thông báo ngay cho chính quyền địa phương để kịp thời ngăn chặn dịch lây lan; Tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng gia cầm nghi bị bệnh cúm; Khi có người sốt cao có liên quan đến gia cầm bị bệnh phải đến ngay cơ quan y tế để điều trị kịp thời; Dùng cloramin B và các chất khử khuẩn mạnh để diệt khuẩn và tẩy uế chuồng trại thường xuyên trong từng hộ gia đình và các khu vực có dịch cúm gia cầm. Đặc biệt, khi có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp như sốt cao, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau họng, ho cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
 

(Theo Tay Ninh online)

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập142
  • Hôm nay2,356
  • Tháng hiện tại45,062
  • Tổng lượt truy cập1,992,673
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây