Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời liên quan đến sử dụng điện thoại không chính chủ, sim rác

Thứ tư - 19/03/2025 17:26 29 0

* Nội dung câu hỏi: Hiện nay, tình trạng các đối tượng lừa đảo, vi phạm pháp luật sử dụng điện thoại không chính chủ, sim rác nhằm trốn tránh trách nhiệm khi bị cơ quan điều tra phát hiện. Kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tham mưu Chính phủ có biện pháp giải quyết triệt để tình trạng trên.

* Nội dung Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời:

 

Bộ TTTT đã xác định SIM rác (SIM có dấu hiệu kích hoạt sẵn, SIM có dấu hiệu giả mạo thông tin cá nhân...) bao gồm 02 dạng chính: (1) SIM có thông tin thuê bao không đúng quy định; (2) SIM không chính chủ (từ thông tin của SIM không xác định được đúng người sử dụng).

Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong số khoảng 20 quốc gia (~13%) đã triển khai yêu cầu đối soát, xác thực thông tin của người sử dụng với cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư trước khi kích hoạt (đã được quy định cụ thể tại Nghị định 163/2024/NĐ-CP). Từ năm 2023, với sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của Bộ Công an, Bộ TTTT đã hướng dẫn, đôn đốc các nhà mạng thực hiện đối soát, bảo đảm các SIM thuê bao di động (hơn 125 triệu thuê bao đã được đối soát - qua đó xử lý 17 triệu (chuẩn hoá 11 triệu, chặn 6 triệu)) có thông tin trùng khớp với thông tin được đối soát trong CSDL quốc gia về dân cư, từ đó bảo đảm các SIM thuê bao hiện nay đều có thông tin đầy đủ, đúng quy định, vấn đề tồn tại hiện nay là còn các SIM có thông tin thuê bao đúng quy định tuy nhiên không chính chủ (từ thông tin của SIM không xác định được đúng người sử dụng) dẫn đến bị các đối tượng sử dụng cho các hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật nhằm trốn tránh trách nhiệm khi bị cơ quan điều tra phát hiện như cử tri đã phản ánh. Trong đó SIM không chính chủ cơ bản gồm 02 nhóm:

+ SIM đã được kích hoạt trước năm 2023: giai đoạn này chưa áp dụng các biện pháp xác thực chính chủ khi đăng ký SIM mới (đối soát CSDL dân cư, video call, ...) dẫn tới còn tình trạng kích hoạt sẵn SIM với thông tin hợp lệ để bán cho người sử dụng dịch vụ, người dùng mới thì không quan tâm thông tin thuê bao có đúng thông tin của mình không (vì vẫn sử dụng được các dịch vụ bình thường) hoặc các đối tượng chủ đích đi tìm kiếm SIM dạng này để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

+ SIM được kích hoạt từ năm 2023 (thời điểm áp dụng đối soát CSDL dân cư) - đến nay: sau khi Bộ chỉ đạo, hướng dẫn các nhà mạng triển khai nhiều biện pháp yêu cầu xác thực chính chủ đăng ký (đối soát CSDL dân cư, video call,...) thì thực tế có tình trạng các đối tượng thuê người đăng ký (đúng người, đúng thông tin) sau đó thu mua lại SIM để bán lại cho người có nhu cầu, ngoài ra có một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ về nghĩa vụ của mình trong việc kiểm soát SIM do mình đăng ký sử dụng dẫn đến khi chuyển/bán SIM lại cho người dùng khác sử dụng thì không thực hiện việc cập nhật, thay đổi thông tin thuê bao theo đúng quy định.

Do vậy, Bộ TTTT xác định để xử lý SIM không chính chủ sẽ cần sự tham gia của cả nhà mạng và người dân, từ đó, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ đã và đang tập trung triển khai các giải pháp sau:

- Đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Viễn thông năm 2023, trong đó bổ sung quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải xác thực, quản lý thông tin thuê bao, xử lý các SIM có thông tin không đầy đủ, không chính xác; nghĩa vụ của thuê bao viễn thông không được sử dụng thông tin cá nhân của mình để giao kết hợp đồng cho người khác trừ trường hợp pháp luật cho phép và sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc sử dụng số thuê bao viễn thông do mình đã giao kết.

- Tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 163/2024/NĐ-CP ngày 24/12/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông năm 2023, Nghị định đã quy định chi tiết về việc tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao di động mặt đất; xác thực thông tin thuê bao (yêu cầu tất cả các thuê bao chỉ được đăng ký sau khi có thông tin được xác thực đảm bảo trùng khớp với CSDL quốc gia về dân cư - để ngăn chặn việc đăng ký bằng thông tin giả mạo).

- Thông báo từ ngày 15/4/2024, nếu phát hiện vi phạm về SIM có thuê bao không đúng quy định, Bộ sẽ đình chỉ phát triển thuê bao mới của doanh nghiệp.

- Trong năm 2023 và 2024, triển khai thanh tra hoạt động quản lý thông tin thuê bao trên địa bàn cả nước đối với 08 doanh nghiệp viễn thông di động; Chi nhánh, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông; các tổ chức/cá nhân đăng ký số lượng lớn SIM bất thường, xử phạt đối với các doanh nghiệp, Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, thành lập 82 Đoàn Thanh tra của Bộ và Sở TTTT.

- Chỉ đạo các nhà mạng triển khai nhắn tin thông báo quy định tại Luật Viễn thông (chủ thuê bao sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc sử dụng số thuê bao viễn thông do mình đã giao kết) từ đó đề nghị người dân chủ động rà soát, đảm bảo SIM chính chủ và thông tin cá nhân của mình đang không bị sử dụng để kích hoạt cho SIM không sở hữu.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm của bản thân trong việc đảm bảo SIM chính chủ trên các phưomg tiện thông tin đại chúng.

Một số giải pháp Bộ TTTT sẽ triển khai thời gian tới:

Bộ TTTT đã nêu rõ quan điểm xử lý SIM rác, cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo là trách nhiệm của các doanh nghiệp viễn thông. Trong thời gian tới Bộ sẽ:

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật về quản lý thông tin thuê bao; tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính thay thế Nghị định số 15/2020/NĐ-CP đảm bảo xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ trong việc chủ động phát hiện, xử lý SIM rác, SIM không chính chủ.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các doanh nghiệp viễn thông và nếu phát hiện SIM có thông tin không đúng quy định sẽ xử lý nghiêm vi phạm (dừng phát triển thuê bao); tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm của bản thân trong việc đảm bảo SIM chính chủ.

- Tuyên truyền, hướng dẫn và chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông chủ động rà soát, hoàn thiện các quy trình, quy định phù hợp với quy định của Luật Viễn thông năm 2023; Nghị định 163/2024/NĐ-CP liên quan đến công tác quản lý thuê bao di động mặt đất.

- Phối hợp với Bộ Công an, các đơn vị liên quan trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về SIM rác, Sim không chính chủ, trong đó làm rõ trách nhiệm của các bên (doanh nghiệp, người sử dụng) và xử lý nghiêm vi phạm.

TTR

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Thành viên online1
  • Khách truy cập23
  • Hôm nay1,247
  • Tháng hiện tại92,368
  • Tổng lượt truy cập2,217,472
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây