Những nội dung mới được quy định trong Luật Căn cước

Thứ hai - 11/03/2024 10:24 117 0

Luật Căn cước số 26/2023/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 27/11/2023, thay thế Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 68/2020/QH14. Luật gồm 07 chương, 46 điều, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, có nhiều quy định mới về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc đổi tên thành Luật Căn cước (so với tên Luật Căn cước công dân hiện hành) để phù hợp hơn với phạm vi, đối tượng điều chỉnh và những chính sách mới được quy định trong Luật, cụ thể là:

Về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước: Luật bổ sung quy định theo hướng mở rộng, tích hợp thêm một số thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và đem lại nhiều tiện ích, lợi ích cho người dân trong việc khai thác, sử dụng để thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại và các hoạt động khác theo nhu cầu.

Kết quả biểu quyết thông qua Luật Căn cước tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV

Về thẻ căn cước: Luật quy định đổi tên từ thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước; sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước, quê quán, nơi thường trú thành số định danh cá nhân, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú... để phù hợp với thực tiễn quản lý hiện nay, tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm quyền của người dân đối với thông tin riêng tư; các thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước sẽ được lưu trữ, khai thác thông qua mã QR code và chíp trên thẻ căn cước để bảo đảm bảo mật thông tin.

Về người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch: Luật đã bổ sung quy định điều chỉnh đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; xác định rõ quyền, nghĩa vụ, việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho đối tượng này, việc quản lý đối với người được cấp giấy chứng nhận căn cước.

Về căn cước điện tử: Luật quy định 01 chương riêng về căn cước điện tử, danh tính điện tử của công dân Việt Nam; kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử; sử dụng căn cước điện tử; khóa, mở khóa căn cước điện tử nhằm tạo cơ sở thuận lợi, góp phần đẩy mạnh quá trình thực hiện chuyển đổi số ở nước ta.

TTR (Tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập69
  • Hôm nay450
  • Tháng hiện tại43,156
  • Tổng lượt truy cập1,990,767
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây