Đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thanh Thúy – Tây Ninh: Lãng phí là “tội” đối với đất nước, với nhân dân nhưng chưa có tổ chức, cá nhân nào bị xử lý

Thứ năm - 26/05/2022 00:00 96 0

Đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thanh Thúy – Tây Ninh: Lãng phí là “tội” đối với đất nước, với nhân dân nhưng chưa có tổ chức, cá nhân nào bị xử lý

Sáng ngày 25 tháng 5 năm 2022, các Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại Tổ về: đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng dầu năm 2022; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021; Việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ uy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14. Đoàn Tây Ninh thảo luận tại Tổ 3 cùng các Đoàn ĐBQH: Bắc Kạn, Đà Nẵng và Bình Thuận.
Phát biểu về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy – Phó Trưởng đoàn ĐBQH Tây Ninh rất băn khoăn đối với việc đưa môn học Lịch sử là môn học tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông, đại biểu Thúy đề nghị môn Lịch sử phải là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, bởi lẽ xét về vị trí, vai trò của môn học này trong qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; hơn nữa trong thời điểm trung học phổ thông, các em đang dần hoàn thiện về tình cảm và cảm xúc, việc học lịch sử giúp các em nhận định được rõ hơn quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của các thế hệ cha, ông, từ đó hình thành niềm tự hào của dân tộc để có ý thức hơn trong việc bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ… Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy phát biểu tại buổi thảo luận Đại biểu Thúy cũng đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo đầy đủ về chất lượng giáo dục qua 02 năm đại dịch Covid 19 (có thể báo vào kỳ họp cuối năm) nhất là các em học sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Về Báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đại biểu Thúy đề nghị đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và nguồn lực nhà nước. Ví dụ như các Qũy tài chính ngoài ngân sách nhà nước; việc đầu tư công trình nông thôn mới, các Trung tâm Văn hóa Thể thao học tập cộng đồng, chợ nông thôn mới; việc đầu tư dàn trãi… Đại biểu Thúy cũng đề nghị báo cáo cần chỉ rõ hơn, sát hơn hạn chế và cần có cơ quan, tổ chức nào chịu trách nhiệm về vấn đề này, không để kêu ca lãng phí xảy ra nhiều năm, nhiều nơi nhưng không ai chịu trách nhiệm. Đại biểu Thúy dẫn chứng lời Chủ tịch Hồ Chí Minh "Tham ô là trộm cướp, lãng phí tuy không lấy của công đút túi. Song kết quả cũng rất tai hại cho dân, cho Chính phủ, có khi tai hại hơn tham ô". Thế nhưng, đại biểu Thúy cho rằng tình trạng lãng phí đất đai xảy ra nhiều nơi, trong thời gian dài, gây tổn hại đến tài sản đất nước và Nhân dân, kiềm chế sự phát triển; tình trạng chậm trong giải ngân vốn đầu tư công cũng là lãng phí nguồn lực Quốc gia… những lãng phí đó chưa được thống kê đầy đủ và nếu tính toán kỹ còn là "tội" đối với đất nước, với nhân dân nhưng chưa  có tổ chức, cá nhân nào bị xử lý; các đại biểu trong Tổ thảo luận cũng đồng thuận cao với đại biểu Thúy về việc này. Đối với nội dung phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020, đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Phương – Bí thư Huyện ủy Gò Dầu cho rằng việc lập dự toán thu tiền sử dụng đất chưa sát với khả năng thu, chi, chỉ 70% so với năm 2019; việc thu sử dụng đất nam 2020 vẫn vượt dự toán 80,4% là số lớn diễn ra nhiều năm. Đại biểu Phương cho biết dự toán chi dầu tư phát triển phải điều chỉnh đến 03 lần, cho thấy việc giao kế hoạch vốn chậm, là chưa phù hợp với quy định; không bố trí kế hoạch vốn đối với một số dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2020 trở về trước 7.170 tỷ dồng; phân bổ chỉ tiêu, kế hoạch cho các dự án thuộc danh mục dự kiến, dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2022 nhưng sau đó không được Chính phủ giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn. Đại biểu Huỳnh Thanh Phương phát biểu tại buổi thảo luận Đại biểu Phương cho rằng việc giao bổ sung dự toán cho một số Bộ, ngành vào thời điểm cuối năm của ngân sách, chưa có cơ sở, căn cứ phân bổ không hết dự toán, giao dự toán kinh phí thường xuyên, không thường xuyên chưa đảm bảo đúng quy định. Về chi ngân sách, đại biểu Phương cho rằng nội dung chi thường xuyên việc chi chuyển nguồn lớn, chi chuyển nguồn nhưng nhiệm vụ chi qua nhiều năm không phù hợp với quy định. Về nội dung kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14, đa số các đại biểu của Tổ 3, cho rằng báo cáo nêu nội dung của Nghị quyết 42 còn có bất cập, hạn chế nhưng lại đề nghị kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ uy định của Nghị quyết là chưa phù hợp, cần có sửa đổi, điều chỉnh; bên cạnh đó, hạn chế chỉ nêu trách nhiệm của các cơ quan khác nhưng chưa nêu rõ trách nhiệm của Chính phủ và ngành Ngân hàng. Thanh Tâm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách truy cập39
  • Hôm nay5,130
  • Tháng hiện tại94,829
  • Tổng lượt truy cập1,382,813
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây