ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TRỊNH NGỌC PHƯƠNG: GÓP Ý CHO DỰ THẢO LUẬT CƯ TRÚ (SỬA ĐỔI)

Thứ năm - 22/10/2020 17:00 51 0

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TRỊNH NGỌC PHƯƠNG: GÓP Ý CHO DỰ THẢO LUẬT CƯ TRÚ (SỬA ĐỔI)

Ngày làm việc thứ hai tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, tham gia góp ý cho dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), ĐBQH Trịnh Ngọc Phương - Tây Ninh, cơ bản thống nhất với dự thảo Luật. Tuy nhiên đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần quan tâm một số vấn đề như sau:
Vấn đề thứ nhất: Về quy định tại khoản 7 Điều 2 của dự thảo Luật: "Hộ gia đình là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp". Quy định như này cho thấy: + Hộ gia đình phải có từ hai người trở lên; + Cùng đăng ký, thường trú tạm trú tại chỗ ở hợp pháp; + Không nhất thiết phải có quan hệ huyết thống; + Chỉ cần có hai người trở lên cùng cư trú hợp pháp tại một địa chỉ là gia đình. Theo Đại biểu Phương cho rằng khái niệm như vậy là chưa phù hợp. Bởi vì: Thứ nhất, theo dự thảo thì một người cư trú một mình tại chỗ ở hợp pháp của mình thì không phải là hộ gia đình. Thứ hai, khi có 2 người ngẫu nhiên trở lên cùng đăng ký thường trú, tạm trú tại chỗ ở hợp pháp thì họ trở thành một gia đình. Đây là vấn đề cũng không phù hợp vì theo xu thế phát triển của xã hội, việc cùng thuê nhà để ở chung hoặc trọ chung trở thành phổ biến mà theo quy định như trên, người cùng ở chung với nhau trở thành gia đình là không phù hợp. Thứ hai, theo quy định nêu trên, khi 2 người trong gia đình cùng chung sống với nhau thì đó là hộ gia đình, nhưng khi một người chuyển đi nơi khác cư trú hoặc qua đời thì người còn lại đang cư trú không phải là hộ gia đình nữa. Vấn đề này chưa logic và chưa phù hợp với thực tế. Thứ ba, với khái niệm nêu trên đã dẫn tới một quan điểm mới về hộ gia đình, hộ gia đình không còn nhất thiết phải là gia đình và quy định tại dự thảo Luật Cư trú đã xa rời với tư duy truyền thống về gia đình. Tại khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của luật này. Tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Do vậy, phải chăng hộ gia đình theo Luật Cư trú, các hộ gia đình trong Luật Đất đai và không phải là gia đình trong Luật Hôn nhân và Gia đình? Đây là vấn đề không thể vì pháp luật của chúng ta là thống nhất và kỹ thuật lập pháp với phương châm dễ hiểu và không xung đột lẫn nhau. Vì vậy, đại biểu Phương kiến nghị nghị sửa đổi bổ sung khoản 7 Điều 2 của Dự thảo như sau: "Hộ gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật và cùng đăng ký cư trú tại chỗ ở hợp pháp, hộ gia đình có thể là một người đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật". Để tương thích với khái niệm chủ hộ và phù hợp với thực tế khi hộ chỉ có một người, kiến nghị bổ sung thêm vào cuối khoản 2 Điều 2 như sau: "…; trường hợp hộ chỉ có một người thì chính người đó là chủ hộ". Vấn đề thứ hai, về vấn đề điều kiện đăng ký thường trú được quy định hai phương án tại điểm b khoản 3 Điều 20 của dự thảo Luật. Đại biểu Phương nhất trí chọn Phương án 1: "Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08m2 sàn/người". Tuy nhiên, phải bỏ đi vấn đề thông qua Hội đồng nhân dân, bởi vì nếu thông qua Hội đồng nhân dân thì sẽ có những vấn đề như Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gải trình sẽ có sự không công bằng. Do đó, đại biểu đề nghị quy định trong luật luôn là tối thiểu, nhưng không thấp hơn 8m2/ người. Bởi vì, thực tế theo Quyết định số 2127/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì đến năm 2020 là chúng ta phải đạt được 25m2/người và đến năm 2030 là chúng ta phải đạt được 30m2/người. Nếu quy định thấp hơn thì chúng ta sẽ không đạt Quyết định 2127, nếu cao hơn là chúng ta sẽ không phấn đấu nổi. Theo thống kê năm 2019 chúng ta đạt 23,6m2/người, tăng khoảng 6,5m2/người, như thế tỷ lệ trong luật đưa ra là phù hợp. Vấn đề thứ ba, quy định về địa điểm không được đăng ký nơi thường trú mới. Tại đoạn đầu Điều 23 của dự thảo quy định: "công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 của luật này". Tại điểm a khoản 2 Điều 20 quy định: "vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ; con đẻ, con nuôi về ở với cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi về ở với con đẻ và con nuôi". Chiếu theo quy định tiếp theo tại Điều 23 của dự thảo đại biểu thấy rằng đây là các quy định không phù hợp, bởi các lý do sau đây: Thứ nhất, theo quy định dẫn chiếu tại điểm a khoản 2 Điều 30 thì thường trú mới tại nơi được quy định tại khoản 1 Điều 23, đây là nơi không thể đăng ký thường trú mới cho dù đối tượng đăng ký thường trú là ai. Thứ hai, về sự tương quan thì các đối tượng còn lại quy định tại các điểm b, điểm c, khoản 2 Điều 20 là các đối tượng yếu thế trong xã hội, chưa đầy đủ năng lực hành vi dân sự, thậm chí khiếm khuyết về thể chất và tinh thần nên rất cần được quan tâm, cần nơi nương tựa, cần nơi cư trú nhưng lại có sự phân biệt so với các đối tượng khác quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 của dự thảo là không đảm bảo tính nhân đạo, sự công bằng trong việc đăng ký cư trú. Theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 23, không phải là chỗ ở hợp pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của dự thảo, nhưng những đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 vẫn được đăng ký cư trú mới là không công bằng với các chủ thể khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 và không đảm bảo tính nghiêm minh khi đăng ký cư trú. Bản thân những người đang cư trú đã không hợp pháp thì những người đăng ký cư trú mới vào cư trú chung với họ lại càng không hợp pháp. Bên cạnh đó, về các chỗ ở quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 23 của dự thảo đều là những nơi đăng ký mới, không còn phù hợp với bất cứ đối tượng nào, các chỗ ở này sẽ được triển khai thi hành theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, các đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 được đặc cách đăng ký thường trú mới tại nơi khác cũng không phù hợp. Mặt khác, chỗ ở quy định tại Điều 23 không đảm bảo tính an toàn và tính hợp pháp, trong một chừng mực nào đó nếu có người nào đó vẫn sinh sống tại các nơi này thì cơ quan nhà nước sẽ thực hiện việc quản lý theo quy định tại Điều 19 của dự thảo. Do vậy, đại biểu Phương kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau, một là bỏ nội dung "công dân không được đăng ký nơi thường trú mới tại chỗ ở thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 của luật này". Hai là bổ sung thêm vào khoản 6 Điều 23 như sau: "Người quy định tại khoản 2 Điều 20 được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật". LE HOANG DUY    

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập38
  • Hôm nay71
  • Tháng hiện tại29,990
  • Tổng lượt truy cập981,074
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây