Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh: Làm việc với các cơ quan tư pháp trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV
admin
2021-10-05T23:00:00+07:002021-10-05T23:00:00+07:00https://hdnd.tayninh.gov.vn/vi/news/kinh-nghiem-hoat-dong/-o-n--i-bi-u-qu-c-h-i-t-nh-t-y-ninh-l-m-vi-c-v-i-c-c-c-quan-t-ph-p-tr-c-k-h-p-th-2-qu-c-h-i-kh-a-xv-7660.htmlhttps://hdnd.tayninh.gov.vn/PublishingImages/2021-10/Kim Chi 0510_Key_05102021151120.jpg
Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dânhttps://hdnd.tayninh.gov.vn/uploads/logo.png
Thứ ba - 05/10/2021 23:00540
Sáng ngày 05/10/2021, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh tổ chức làm việc với các cơ quan tư pháp trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV để ghi nhận những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi nhiệm vụ; những bất cập trong thực hiện chính sách pháp luật và các văn bản chỉ đạo của cơ quan trung ương liên quan đến hoạt động tư pháp.
Ông Phạm Hùng Thái – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì Hội nghị cùng các đại biểu Quốc hội bà Hoàng Thị Thanh Thúy – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh, ông Huỳnh Thanh Phương – Bí thư Huyện ủy Gò Dầu, ông Trần Hữu Hậu – Hội viên Hội Luật gia tỉnh.
Các vị đại biểu Quốc hội tại buổi làm việc
Tham dự buổi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội có ông Hồ Đức Hải – Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, đại diện các sở, ban ngành tỉnh như: Tư pháp, Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tỉnh và đại diện các cơ quan tư pháp các huyện, thị xã và thành phố Tây Ninh. Tại buổi làm việc bà Hoàng Thị Thanh Thúy – Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh báo cáo với cử tri dự kiến nội dung chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, ông Phạm Hùng Thái – Trưởng đoàn cùng các vị ĐBQH trong Đoàn đề nghị các cơ quan báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi nhiệm vụ cần kiến nghị với các cơ quan trung ương và đề nghị các cơ quan tư pháp báo cáo làm rõ thêm các nội dung trong chức năng nhiệm vụ của mình như: kết quả việc thực hiện Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp trong đó có nội dung nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, vai trò của Viện Kiểm sát trong tranh tụng, quyền của Luật sư trong tham gia tố tụng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức…; chất lượng của Hội thẩm nhân dân trong quá trình tham gia xét xử; thái độ ứng xử của công chức ngành Tòa án trong tiếp công dân; những vướng mắc của ngành thi hành án trong thi hành án liên quan đến Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu…
Đại diện các cơ quan, đơn vị băn khoăn về việc Bộ luật Tố tụng hình sự vừa mới ban hành năm 2015, có hiệu lực thi hành năm 2018, mới thực hiện được 04 năm đã phải sửa đổi, bổ sung, Quốc hội cần xem xét lại chất lượng trong việc xây dựng các dự án Luật để đảm bảo tính lâu dài; việc cải cách tư pháp là nhiệm vụ trọng tâm của ngành tư pháp, do vậy các ngành đều quan tâm thực hiện đảm bảo các quy định của pháp luật về nâng cao chất lượng nói chung, tuy nhiên thì đâu đó cũng có những trường hợp người dân phản ánh về thái độ của cán bộ của ngành Tòa án, Tòa án tỉnh ghi nhận và sẽ có chấn chỉnh; các ngành cũng phản ánh những bất cập trong giám định hàm lượng ma túy để định tội danh, công tác giám định tư pháp cũng còn nhiều bất cập do ở khu vực phía Nam không có phải ra tận Hà Nội gây mất thời gian, ảnh hưởng đến quá trình tố tụng; tình hình thiếu biên chế của các ngành nhưng không tuyển dụng được trong khi lượng án ngày càng nhiều; cơ sở vật chất của một số đơn vị không đảm bảo thực hiện nhiệm vụ; công tác giải quyết án hành chính còn nhiều bất cập; thứ tự ưu tiên trong thi hành án mâu thuẫn với quy định về xử lý nợ xấu…
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phát biểu tại buổi làm việc
Kết thúc buổi làm việc, ông Phạm Hùng Thái – Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận các ý kiến phản ánh của các cơ quan, đơn vị; đồng thời giải trình thêm vì sao phải sửa Bộ Luật Tố tụng hình sự, do Việt Nam gia nhập các Hiệp định thương mại tự do nên cần điều chỉnh những quy định pháp luật có liên quan cho phù hợp với Hiệp định đã ký kết.
Thanh Tâm