Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi)

Thứ năm - 21/04/2022 16:00 85 0

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh tổ chức Hội nghị  góp ý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi)

Sáng ngày 19/4, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Bà Hoàng Thị Thanh Thuý, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị.
Bà Hoàng Thị Thanh Thuý - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chủ trì Hội nghị Tại Hội nghị các đại biểu tập trung ý kiến đối với chính sách Nhà nước về điện ảnh. Theo đó, đề nghị sung thêm cụm từ "về xây dựng con người, gia đình", bởi nếu được Nhà nước đầu tư cho đề tài này sẽ góp phần đào tạo nguồn nhân lực có tâm, có nhân cách tốt và xây dựng gia đình là tế bào xã hội vững chắc,… hoặc đề nghị không quy định "Xây dựng trường quay hiện đại cung cấp dịch vụ sản xuất phim gắn với hoạt động du lịch, giải trí". Về cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thì đa số đại biểu thống nhất dự thảo "Quy định yêu cầu kịch bản đầy đủ". Vì qua thực tiễn công tác thẩm định kịch bản hiện nay, tóm tắt kịch bản phim chưa thể hiện hết nội dung phim. Đối với phim có đề tài lịch sử, đề tài xã hội cần cung cấp kịch bản chi tiết. Thực tế, một số phim khi được đăng chiếu vẫn còn một số đoạn thoại hoặc một số cảnh quay trái với thuần phong mỹ tục… do đó việc "yêu cầu kịch bản đầy đủ" giúp cho cơ quan quản lý nhà nước bám sát được các yếu tố nhạy cảm tại Việt Nam. Về phổ biến phim trên không gian mạng thống nhất như dự thảo Luật, tuy nhiên các cơ quan chức năng thực hiện "hậu kiểm" phải thực hiện thường xuyên, kịp thời vì thực tế hiện nay, khi phát hiện các nội dung đăng tải trên mạng xã hội có tính chất xuyên tạc thì việc xử lý của các cơ quan chức năng có lúc còn chậm. Đại biểu Đặng Thị Phượng phát biểu ý kiến vào dự thảo Luật tại Hội nghị Đặc biệt, đối với Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh tại Hội nghị các đại biểu có 02 luồng ý kiến khác nhau, đa số ý kiến thống nhất lựa chọn Phương án 1 "Giữ quy định tại Mục 2 lại như dự thảo". Với lý do: Điện ảnh là một ngành công nghiệp mang tính rủi ro cao, khó thu hút đầu tư. Việc quy định thành lập và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh nhằm tạo hành lang pháp lý, công cụ hỗ trợ hiệu quả cho phát triển điện ảnh, hỗ trợ các đối tượng chưa được hưởng lợi từ chính sách của Nhà nước; đáp ứng nguyện vọng của nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh. Đối với Phương án 2, không đồng ý giữ lại "Bỏ mục 2 dự thảo" cho rằng: Thời gian qua Luật Điện ảnh năm 2006 tại Điều 6 đã quy định về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh nhưng đến nay vẫn chưa hoạt động được và đối với hỗ trợ phát triển điện ảnh, thì không nhất thiết thành lập Quỹ mới hỗ trợ điện ảnh phát triển, mà tập trung tạo hành lang pháp lý minh bạch, cơ chế thuận lợi để định hướng, tạo điều kiện điện ảnh phát triển. Kết luận hội nghị, đại diện Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh ghi nhận, đánh giá cao các ý kiến góp ý của các đại biểu vào dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi); đồng thời tiếp thu các ý kiến, tổng hợp để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp sắp tới./. Ngọc Kim

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay527
  • Tháng hiện tại45,897
  • Tổng lượt truy cập1,993,508
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây