Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh: Thảo luận ở Tổ tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

Thứ sáu - 22/10/2021 03:00 30 0

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh: Thảo luận ở Tổ tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

Thực hiện chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 21/10/2021, Quốc hội thảo luận ở Tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV và về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 (trong đó có việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 của tỉnh Quảng Nam; lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương).
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh thuộc Tổ thảo luận số 52; tại buổi thảo luận, các đại biểu thống nhất với báo cáo của các cơ quan chức năng, đồng thời ghi nhận sự lãnh đạo điều hành của Chính phủ trong thời gian qua, đã có những điểm sáng trong phát triển kinh tế xã hội dù đất nước bị ảnh hưởng rất nhiều khó khăn, thách thức bởi đại dịch Covid-19. Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh tại phiên thảo luận Tổ Tham gia thảo luận, ĐBQH Huỳnh Thanh Phương cho rằng, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi rất nhiều mục tiêu phát triển đất nước. Quy mô dịch lớn, lây lan nhanh, biến thể Delta không có triệu chứng, dịch bệnh tấn công vào các khu công nghiệp, trường học, khu đông dân cư làm cho chúng ta trở tay không kịp… các lực lượng tuyến đầu chống dịch quá tải nhất là hệ thống y tế, đề nghị Chính phủ tính toán đầu tư cho y tế dự phòng nhiều hơn, nhất là các tuyến cơ sở. Về các giải pháp phát triển kinh tế trong thời gian tới, đại biểu Huỳnh Thanh Phương đề nghị cần đẩy nhanh việc tiêm chủng vắc xin trong nước để 100% dân số được tiêm vacxin vào cuối năm 2021, đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ người dân để ổn định cuộc sống sau dịch. Chính phủ cần tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế ở tầm vĩ mô, cần phải có chính sách quyết liệt hơn, đồng thời cần có biện pháp hỗ trợ tốt hơn, nhanh hơn đối với các doanh nghiệp để các doanh nghiệp nhanh được phục hồi và hạn chế bị giải thể. Đại biểu Phương cũng đề nghị Bộ Giáo dục Đào tạo nên tính toán có kế hoạch đào tạo phổ cập thêm để các em không bị hỏng kiến thức trong thời gian học trực tuyến nhằm thực hiện công tác phòng, chống dịch. Lý do, chất lượng giảng dạy và học tập trong thời điểm cả nước chịu ảnh hưởng của đại dịch (nhất là những năm đầu cấp lại thực hiện chương trình cải cách giáo dục) phụ huynh không kèm được cho con em do chương trình mới. Đề nghị nên có cơ chế ưu tiên tuyển chọn giáo viên của người địa phương, do hiện nay việc tuyển đội ngũ giáo viên theo vị trí việc làm, hồ sơ dự tuyển thì nhiều nhưng tập trung ở nơi thành thị còn nông thôn thì thiếu, không tuyển dụng được, nhất là chưa tuyển được giáo viên bộ môn xã hội như giáo dục công dân, Mĩ thuật, Âm nhạc…. Số giáo viên trúng tuyển tiếng là giáo viên vùng ngoài, khác biệt về giọng nói nên các em không nghe rõ được, dẫn đến không tiếp thu được bài học, chán học. ĐBQH Trần Hữu Hậu ghi nhận sự nỗ lực rất lớn của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình dịch bệnh như hiện nay. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc phòng chống dịch chúng ta có nhiều thành quả nhưng nếu chúng ta chủ quan thì việc xử lý dịch sẽ bùng phát cao và rơi vào khủng hoảng. Trong công tác phòng chống dịch chúng ta đã có nhiều nỗ lực, nhà nước và đồng bào đều cố gắng và đạt được nhiều thành quả; chúng ta cần quan tâm chú trọng, không chủ quan, phải học hỏi và chú trọng sự cảnh báo của thế giới để có giải pháp thực hiện phù hợp với tình hình thực tế. Mặc khác, thủ tục hành chính của chúng ta hiện nay còn nhiêu khuê, thủ tục rồm rà như ra sân bay thì thủ tục rất nhiều, gây hao phí nhân lực. Nếu chúng ta quan tâm thì giảm rất nhiều nhân lực và vật lực thì công tác lãng đạo chỉ đạo sẽ tốt hơn. ĐBQH Hoàng Thị Thanh Thúy cho rằng số lượng quỹ tài chính ngoài ngân sách còn khá lớn (27 quỹ), một số hoạt động chưa hiệu quả, một số gần như không có hoạt động (quỹ phát triển khoa học công nghệ, quỹ đổi mới công nghệ, quỹ bảo vệ môi trường, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã…) là một sự lãng phí rất lớn. Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành rà soát lại các quỹ này, quỹ nào cần giữ lại, quỹ nào cần bỏ, đánh giá việc phát huy hiệu quả của quỹ sửa đổi nội dung chi để tránh trùng lắp với nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước hoặc nhiệm vụ của ngân hàng chính sách xã hội; đồng thời, các điều kiện cũng cần tập trung ưu đãi và thông thoáng trong tiếp cận. Trong thời gian tới, đại biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm rà soát đẩy nhanh nghiên thuốc phòng chống dịch Covid, phải có thuốc điều trị, ổn định xã hội để các doanh nghiệp an tâm hoạt động. Đối với các trẻ em bị mất cha mẹ, đề nghị Bộ Lao động Thương binh và xã hội nên có giải pháp hỗ trợ đặc biệt để các em được chăm sóc tốt hơn, căng cơ hơn. Phát biểu tại buổi thảo luận, ĐBQH Phạm Hùng Thái cho rằng, Luật Quy hoạch được triển khai từ năm 2019 nhưng thực tế các tỉnh chưa triển khai thực hiện được hết. Do đó, chúng ta cần tích hợp thực hiện như quy hoạch về đất nhưng hiện nay chúng ta còn vướng nhiều thủ tục, đất đai là nguồn lực để phát triển đề nghị Chính phủ cần có hướng dẫn cụ thể. Đề nghị có thêm giải pháp đối với doanh nghiệp trong tình hình dịch bệnh vừa qua, cần quan tâm hỗ trợ các đối tượng là công nhân trong các doanh nghiệp. Do đó, Đề nghị Chính phủ phải có gói hỗ trợ để giải quyết căn cơ cho nông dân, vì nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, Việt Nam chú trọng vào sản xuất nông sản nhưng giá cả nông sản chưa ổn định (lúc lên lúc xuống) mặc khác do tình hình dịch bệnh nông dân gặp khó khăn. Hiện nay, phụ huynh học sinh rất quan tâm đặc biệt là sách giáo khoa có sự thay đổi quá nhiều, chưa mang tính ổn định lâu dài. Đầu năm học phải họp Hội đồng trước 05 tháng để quyết định chương trình học. Về tình trạng các trang mạng xã hội chưa được cơ quan quản lý chặt chẽ nên dẫn đến tình trạng trẻ em truy cập những trang không đúng lứa tổi ảnh hưởng đến việc phát triển của thế hệ mai sau. Đề nghị ngành chức năng có cơ chế quản lý chặt chẽ hơn, chấn chỉnh, khắc phục trong quản lý. Hiện có rất nhiều tổ chức cho vay trên mạng, phương thức quảng bá không lãi hoặc lãi suất thấp nhưng thực tế lãi suất cao. Sau khi người dân vay rồi thì không khả năng trả nên bị tổ chức cưỡng bức tài sản, đại biểu Phạm Hùng Thái đề nghị Chính phủ cần phải có biện pháp ngăn chặn để tránh các tổ chức tín dụng đen hoành hành. Chiều ngày 21/10/2021, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Cảnh sát cơ động và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; sau đó, Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận ở tổ về 02 dự án Luật trên. Thanh Tâm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay6,431
  • Tháng hiện tại96,130
  • Tổng lượt truy cập1,384,114
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây