Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh: Thảo luận ở Tổ về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) và Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)

Thứ hai - 25/10/2021 23:00 32 0

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh: Thảo luận ở Tổ về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) và Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)

Thực hiện chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, vừa qua Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) và Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh thuộc Tổ thảo luận số 52.
Tại buổi thảo luận, các đại biểu cơ bản thống nhất với 02 dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) và Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Tham gia thảo luận Luật Điện ảnh (sửa đổi), ĐBQH Hoàng Thị Thanh Thúy cơ bản đồng tình với dự thảo Luật nhưng băn khoăn do có một số nội dung chưa chặt chẽ. Tại điểm d Điều 5 quy định về chính sách của nhà nước, đề nghị xem lại việc xây dựng phim trường có cần thiết hay không vì không phải tất cả đều do nhà nước đầu tư mà phải có liên kết, đại biểu đề nghị không nên xây dựng vì khai thác không hết công năng sẽ lãng phí. Tại Điều 8, đề nghị quy định rõ vì theo quy định chỉ có 5 tổ chức trong đó không có tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp điện ảnh. Điểm d khoản 2 Điều 21 đề nghị Chính phủ quy định khu giờ vàng dành nhiều thời gian hơn cho phim Việt Nam. Khoản 3 Điều 39 quy định quá rộng (sẽ gây loạn giải thưởng các liên hoan phim, các cuộc thi Hoa hậu), đề nghị nên xem xét lại. Về đầu tư phát triển nên xem xét vì hiện tại không phải tỉnh thành nào cũng có thể phát triển được. ĐBQH Trần Hữu Hậu cho rằng Văn hóa nghệ thuật đôi khi còn quá nặng nề, tư duy bao cấp ảnh hưởng đến phát triển, quan điểm quản lý theo áp đặt, không theo cơ chế thị trường sẽ rất khó trong sự phát triển, nên tạo hành lang pháp lý để cho họ phát triển, nhà nước không nên kiểm soát gắt gao. ĐBQH Phạm Hùng Thái đề nghị nhà nước cần phải xã hội hóa, hạn chế thấp nhất việc bao cấp của nhà nước trong lĩnh vực này, cần hạn chế thấp nhất việc giao quy định hướng dẫn quá nhiều trong các văn bản khác, quy định được nội dung vào luật thì dễ áp dụng hơn. Đối với Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), đại biểu Hậu đề nghị xem xét lại cách khen tưởng doanh nghiệp sao cho phù hợp, hạn chế các báo cáo gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đại biểu đề nghị cần có chế tài trong việc chạy huy chương, danh hiệu, nên làm sao cho thi đua được thực chất hơn, không còn hình thức. Đại biểu Thúy cho rằng dự thảo Luật có 98 Điều nhưng có đến 30 điều (chiếm 1/3) dự thảo Luật giao Chính phủ quy định cụ thể, vấn đề này là chưa phù hợp. Đề nghị hạn chế thấp nhất xảy ra tình trạng một vấn đề đã được Luật hóa mà còn phải căn cứ thêm quy định khác của Nghị định… Như vậy hiệu lực, hiệu quả của Luật sẽ không cao. Đề nghị cần nhấn mạnh rõ mục tiêu của thi đua là tạo ra cơ hội, điều kiện để cá nhân và tập thể phấn đấu, rèn luyện để đạt thành tích tốt nhất, hướng đến xây dựng con người mới, tập thể vững mạnh vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh. Còn mục tiêu của khen thưởng là ghi nhận, là công nhận kết quả, thành tích của cá nhân, tập thể, từ đó, tạo động lực và khuyến khích người tốt, việc tốt. Như vậy, mục tiêu của thi đua và khen thưởng là thống nhất nhưng có mối quan hệ biện chứng vì như trong dự thảo thì còn chưa rõ. Tham gia ý kiến Luật này, đại biểu Thái đồng tình cao với các ý kiến của các đại biểu và Tờ trình của Chính phủ. Luật Thi đua, khen thưởng lần này điều chỉnh là cần thiết, ngoài sửa đổi hạn chế còn tạo động lực, cụ thể hóa nghị quyết của Đảng; phát huy ý chí tự lực tự cường, xây dựng đất nước phồn vinh hạnh phúc. Đại biểu cho rằng hồ sơ để đề nghị khen thưởng trong thực tế hiện nay còn nhiều bất cập, đối với các cá nhân, danh nhân, chủ doanh nghiệp, nông dân, lao động trực tiếp, tôn giáo, người cộng đồng dân tộc không thuộc hệ thống chính trị, vì vậy khi có thành tích đóng góp trong cộng đồng cần biểu dương lan tỏa, nếu kêu các đối tượng này viết báo cáo thành tích thì không phù hợp. Các cơ quan nhà nước đề xuất cần phải tự viết báo cáo khen thưởng thì phù hợp hơn. Về khen thưởng thành tích của thanh niên xung phong, cần rà soát lại để tránh trường hợp trùng lắp thành tích trong kháng chiến chống Pháp chống Mĩ. Đồng thời, để ghi nhận những công lao thành tích cống hiến của thanh niên xung phong là cần thiết, xứng đáng cần quan tâm đối tượng thanh niên bảo vệ biên giới sau 75 năm kháng chiến miền Nam, sau 79 năm kháng chiến miền Bắc và thanh niên xung phong ở các vùng biên giới, hải đảo giúp đỡ nước bạn, Lào Campuchia thì thời hạn cần rà soát hợp lý hơn vì thanh niên xung phong biên giới từ năm 1977-1979 mà yêu cầu là 02 năm trở lên là khó. Thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ xây dựng bảo vệ tổ quốc yêu cầu 5 năm trở lên thì khó vì đặc điểm ở Tây Ninh là xây dựng lòng hồ chỉ có 3 năm mà yêu cầu 5 năm là không phù hợp. Thanh Tâm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay450
  • Tháng hiện tại45,820
  • Tổng lượt truy cập1,993,431
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây