Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh: Thảo luận ở Tổ về quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13

Thứ hai - 25/10/2021 23:00 26 0

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh: Thảo luận ở Tổ về quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13

Thực hiện chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, vừa qua, Quốc hội thảo luận ở Tổ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020 và Việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong 02 năm 2019-2020.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh thuộc Tổ thảo luận số 52; tại buổi thảo luận, các đại biểu cơ bản thống nhất với các báo cáo của Chính phủ, ĐBQH Hoàng Thị Thanh Thúy cho rằng, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tương đối cao 90%, số người tham gia BHYT hộ gia đình tăng 10,3%. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia chưa bền vững thể hiện trong phần lớn là hỗ trợ từ ngân sách, từ tài trợ, xã hội hóa… đạt chỉ tiêu nhất là vùng nông thôn mới, nhưng khi được công nhận, rà soát lại thì số này giảm ở các địa phương. Người tham gia bảo hiểm tự nguyện cũng chưa đạt yêu cầu (với tâm lý bị bệnh mới tham gia hoặc chưa tin tưởng vào chất lượng khám chữa bệnh theo BHYT), từ đó đại biểu kiến nghị Chính phủ cần tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, nhất là trong cơ sở công lập. Đối với người cao tuổi, trước xu hướng già hóa dân số thì việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần tiếp tục được quân tâm. Nhà nước xem xét hạ độ tuổi người cao tuổi được hưởng bảo hiểm y tế xuống mức thấp hơn, việc cấp phát thẻ bảo hiểm cho người cao tuổi cần nhanh chóng hơn, áp dụng số hóa, từ đó không chậm trễ trong cấp phát thẻ. Các vị ĐBQH tỉnh Tây Ninh tại buổi thảo luận ĐBQH Trần Hữu Hậu băn khoăn tại sao doanh nghiệp né tránh và chậm nộp đóng BHYT cho người lao động, thậm chí người lao động cũng không muốn mua bảo hiểm xã hội. Người sử dụng lao động nộp 21%, người lao động nộp 1,5%. Đó là phần lương cứng nên người lao động và người sử dụng lao động cũng không muốn đóng. Người lao động hầu hết có đời sống cũng khó khăn, lương vừa phải, người sử dụng lao động cũng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì vậy dẫn đến việc họ không quan tâm, nên việc tham gia bảo hiểm gặp khó khăn. Đại biểu đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về BHXH, trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các đơn vị, doanh nghiệp cố tình trốn đóng, chậm đóng BHXH. ĐBQH Huỳnh Thanh Phương cho rằng hiện nay, tình trạng nợ đọng đóng bảo hiểm xã hội còn tiếp tục tăng, các doanh nghiệp còn né tránh, từ đó ảnh hưởng đến các quỹ tài chính (hưu trí, tử tuất…). Giải pháp để xử lý các doanh nghiệp trốn đóng chưa được khắc phục triệt để. Vấn đề trục lợi quỹ BHYT diễn ra khá phổ biến, để nghị có giải pháp xử lý nghiêm vấn đề này. Đề nghị có giải pháp thông tuyến khám chữa bệnh toàn quốc cho người dân càng nhanh càng tốt. Người dân chưa hiểu đúng nên dẫn đến mua BHYT còn thấp. Một số thuốc chữa bệnh không có trong danh mục nên thuốc được cấp ở tuyến huyện, tuyến tỉnh khác nhau nên người dân phải còn mua ở bên ngoài, chưa tin tưởng. ĐBQH Phạm Hùng Thái – Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đồng tình với các ý kiến ĐBQH đã nêu, đại biểu đề nghị Chính phủ điều chỉnh, rà soát, cân đối sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp để chi hỗ trợ cho các đối tượng gặp khó khăn trong tình hình hiện nay. BHYT còn nhiều bất cập, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm chưa quản lý được, thanh toán, quyết toán chưa rõ ràng, quản lý chưa chặt chẽ nên dẫn đến việc người dân không tin tưởng tham gia BHYT. Người dân chưa tin tưởng việc khám chữa bệnh của đội ngũ y tế tại các tuyến huyện, tỉnh, người dân không tham gia tuyến xã vì chúng ta chưa đầu tư được cơ sở khám chữa bệnh và danh mục thuốc được cấp ở các tuyến cũng không đầy đủ. Vì vậy người dân chỉ tập trung các tuyến tỉnh và trung ương. Cần thiết ban hành thêm các quy định về gói khám chữa bệnh, nếu khám nhu cầu cao thì bảo hiểm sẽ cung cấp đầy đủ hơn gói bảo hiểm thấp. Theo quy định về chi phí quản lý bảo hiểm là 37% có lớn quá không so với nhu cầu quản lý. Theo đánh giá của Chính phủ vừa qua trong tình hình dịch Covid, chính sách y tế chưa phù hợp. Vì vậy, để làm tốt Bộ Y tế cần có chính sách để phát huy được y tế cơ sở, năng lực phải đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ở cơ sở trong thời gian tới. Thanh Tâm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập60
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách truy cập58
  • Hôm nay6,884
  • Tháng hiện tại96,583
  • Tổng lượt truy cập1,384,567
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây