Ngày làm việc thứ 4: Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt...

Thứ ba - 11/01/2022 16:00 67 0

Ngày làm việc thứ 4: Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt...

Sáng ngày 10/01/2022, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.
Trong phiên thảo luận này đã có 31 đại biểu phát biểu ý kiến, có 9 đại biểu tranh luận; đa số ý kiến nhất trí với sự cần thiết, quan điểm xây dựng, phạm vi sửa đổi, bổ sung dự án luật để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc có tính cấp bách hiện nay. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị cân nhắc việc ban hành luật, có ý kiến đề nghị làm rõ cơ sở chính trị, pháp lý và cơ sở thực tiễn để ban hành luật theo trình tự, thủ tục rút gọn; đề nghị đánh giá kỹ tác động, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn; đề nghị không sửa đổi một số nội dung còn có nhiều ý kiến khác nhau. Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Tây Ninh Đối với các nội dung sửa đổi của từng luật cụ thể. Các đại biểu tham gia nhiều ý kiến, như thống nhất, phân cấp, phân quyền cho các địa phương khi sửa đổi một số nội dung của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công, tư, Luật Đầu tư, nhưng cũng có ý kiến đề nghị cân nhắc việc phân cấp, phân quyền để quản lý chặt chẽ. Có ý kiến thống nhất sửa đổi Luật Nhà ở nhưng cũng có ý kiến đề nghị đánh giá tác động kỹ hơn, quy định chặt chẽ hơn để tránh trục lợi chính sách, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư. Một số ý kiến đề nghị sửa đổi luật toàn diện hơn Luật Đấu thầu, cân nhắc việc cho thực hiện trước một số nội dung khi ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA; đề nghị cân nhắc việc sửa đổi Luật Điện lực; làm rõ tính cấp bách, sự cần thiết phải sửa đổi. Đối với việc sửa đổi khoản 4 sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư, có đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét không áp dụng đối với trường hợp có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và có quyền sử dụng các loại đất khác không phải là đất ở. Vì nếu các doanh nghiệp có quyền sử dụng các loại đất khác không phải là đất ở đang hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ đề xuất chấp nhận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án phát triển nhà ở thiếu kiểm soát, nhất là tại các khu đất có giá trị thương mại cao lại không được lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, dẫn đến không đảm bảo tính cạnh tranh, không đem lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước, đồng thời tránh tình trạng nhà đầu tư lợi dụng quy định của pháp luật xin chuyển mục đích sử dụng đất sang kinh doanh nhà ở thương mại, khó khăn trong công tác quản lý Tranh luận với ý kiến này, đại biểu Trần Hữu Hậu - Tây Ninh cho rằng nếu chỉ so sánh đơn thuần giữa giá trị Nhà nước thu được từ chuyển mục đích sử dụng đất với đấu giá thì đúng là có sự chênh lệch lớn, thế nhưng ở đây vấn đề lại là khác. Theo đại biểu Trần Hữu Hậu đây là đất đã có quyền sử dụng đất, quyền này được pháp luật bảo vệ, đất này lại là đất của chính nhà đầu tư, nhà ở thương mại. Vậy căn cứ pháp luật nào để Nhà nước có thể thu hồi rồi đem đấu giá, rồi khi người trúng đấu giá, nếu là người khác lại được thực hiện dự án trên khu đất của họ. Đại biểu Hậu chắc chắn rằng tất cả các đại biểu, nếu là người có đất và muốn làm dự án nhà ở thương mại trong trường hợp này, nếu không có thỏa thuận trước để có kết quả đấu giá hợp lý sẽ để nguyên đất đấy chờ thời. Còn nếu muốn có kết quả đấu giá hợp lý cho mình, chắc chắn phải có tiêu cực. Đại biểu Trần Hữu Hậu tranh luận tại phiên thảo luận Bên cạnh đó, sự bất cập trong Luật Đầu tư năm 2020 mà Chính phủ đề nghị sửa đổi nằm ở chỗ giả sử có 2 khu đất ở kề nhau, khu đất A có 1 m2 đất ở, còn lại là đất khác thì được chuyển mục đích nếu không có m2 nào thì không được chuyển. Ta có thể thấy ngay ở đây là sự trớ trêu của những quy định hiện hành trong thực tiễn áp dụng. Ngoài ra, các quy định hiện hành còn góp phần tạo nên vấn đề con gà và quả trứng, gây trì trệ trong phát triển nhà ở thương mại. Đó là muốn có chủ trương đầu tư thì phải có quyền sử dụng đất ở mà muốn có quyền sử dụng đất ở thì lại phải có chủ trương đầu tư. Theo đại biểu việc sửa như dự thảo là hợp lý, hợp tình và hợp thực tiễn, nó sẽ tháo gỡ được nút thắt hiện nay trong quá trình phát triển nhà ở thương mại, thu hút được nguồn lực xã hội cho sự phát triển lĩnh vực này và khi các nhà ở thương mại phát triển tạo nên các khu tập trung dân cư mới sẽ kéo theo sự phát triển thương mại, dịch vụ, làm thay đổi bộ mặt đô thị, Nhà nước và xã hội sẽ thu được nhiều giá trị, có những giá trị không thể tính được bằng tiền và đại biểu tin rằng giá trị ấy lớn hơn nhiều so với chênh lệch địa tô mà các đại biểu lo lắng là Nhà nước mất. Buổi chiều, Quốc hội thảo luận trực tuyến về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025. Trong phiên thảo luận, có 21 đại biểu đã phát biểu, đa số các ý kiến nhất trí thống nhất cao về sự cần thiết đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025. Các đại biểu đề nghị nghiên cứu kĩ hướng tuyến để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, làm rõ công nghệ chính áp dụng cho dự án, tính toán kỹ phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư để tránh vướng mắc khi thực hiện. Có ý kiến đề nghị lưu ý các đường ngang kết nối với các trục giao thông hiện có, để thống nhất với quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch của các địa phương. Đa số các đại biểu thống nhất đầu tư toàn bộ bằng dự án vốn đầu tư công, nhưng nhiều ý kiến đề nghị phải nghiên cứu, có giải pháp để huy động vốn ngoài Nhà nước cho các dự án PPP. Có ý kiến đề nghị thuyết minh thêm sơ bộ về tổng mức đầu tư, về suất đầu tư và so sánh với các dự án khác, đề nghị làm rõ vốn bố trí cho dự án và khả năng hấp thụ giải ngân vốn có nguồn gốc từ gói phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội có yêu cầu cao về giải ngân. Các đại biểu Quốc hội cũng có ý kiến thêm về thu hồi vốn đầu tư, về phân chia các dự án thành phần, về tiến độ hoàn thành cơ chế, chính sách đặc thù triển khai đầu tư dự án thiết kế mặt cắt ngang cũng như chiều dài một số đoạn từ Cần Thơ đến Cà Mau. Bộ trưởng Bộ Giao thông & Vận tải đã giải trình, làm rõ một số ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội. Thanh Tâm (lược ghi)

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay5,869
  • Tháng hiện tại95,568
  • Tổng lượt truy cập1,383,552
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây