Quốc hội thảo luận trực tuyến dự án Luật Cảnh sát cơ động và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

Thứ tư - 27/10/2021 05:00 70 0

Quốc hội thảo luận trực tuyến dự án Luật Cảnh sát cơ động và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

Ngày 26 tháng 10 năm 2021, Quốc hội tiếp tục phiên thảo luận trực tuyến góp ý đối với 02 dự án Luật; buổi sáng, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Cảnh sát cơ động, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung. Qua thảo luận có 35 vị đại biểu đăng ký, đã có 26 đại biểu phát biểu, có 7 đại biểu tranh luận và còn 9 đại biểu đăng ký và 2 ý kiến tranh luận nhưng chưa được phát biểu và tranh luận.
Về cơ bản, các vị đại biểu Quốc hội đồng tình với nhiều nội dung của dự thảo luật và ý kiến của cơ quan chủ trì thẩm tra. Hồ sơ dự án luật đã được Ban soạn thảo chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiêm túc, công phu và tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung đầy đủ hồ sơ dự án, nghiên cứu quy định cụ thể trong luật những vấn đề đã rõ, đã được thực tiễn kiểm nghiệm, hạn chế hiện tượng luật khung, luật ống và tuổi thọ ngắn của luật, cần rà soát các quy định giao cho Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết cho phù hợp. Hầu hết ý kiến đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Cảnh sát cơ động, nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, xây dựng cảnh sát cơ động chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân, phù hợp với quy định của Hiến pháp và hoàn thiện cơ sở pháp lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị làm rõ hơn sự cần thiết ban hành luật trên cơ sở xem xét tương quan với các lực lượng khác, hoặc chỉ cần sửa đổi, bổ sung Luật Công an nhân dân và thiết kế quy định về cảnh sát cơ động thành một phần của Luật Công an nhân dân. Nhiều ý kiến đề nghị các quy định trong luật không để trùng lắp, mâu thuẫn, chồng chéo với các luật khác và các lực lượng khác. Một số đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí quy định về vị trí, chức năng của cảnh sát cơ động. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị nghiên cứu quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về vị trí, chức năng của cảnh sát cơ động để bảo đảm thống nhất với quy định của các luật liên quan. Nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc làm rõ các quy định về biện pháp vũ trang, cảnh sát cơ động là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, thực hiện biện pháp vũ trang hay biện pháp vũ trang là chủ yếu, tính đặc thù, tính cơ động của lực lượng cảnh sát cơ động, để tránh cách hiểu khác nhau hoặc chồng chéo với vị trí, chức năng của các lực lượng khác đã được các luật chuyên ngành quy định. Một số ý kiến đại biểu cho rằng, cần quy định rõ về nhiệm vụ, trường hợp sử dụng, phạm vi hoạt động cho cảnh sát cơ động, không để chồng chéo với nhiệm vụ các lực lượng khác. Quy định về quyền hạn của lực lượng cảnh sát cơ động phải phù hợp với nhiệm vụ, tránh mâu thuẫn với các lực lượng khác và phù hợp với pháp luật có liên quan, như quy định được mang súng lên tàu bay; trang bị và sử dụng tàu bay; về ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái; về huy động người và phương tiện; việc yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp sơ đồ thiết kế công trình và nơi ở của cá nhân, trụ sở, cơ quan, tổ chức phải quy định trình tự, thủ tục cụ thể, bảo đảm quyền công dân, tránh bị lạm quyền hoặc khó thực hiện. Vấn đề được đại biểu thảo luận và tranh luận nhiều nhất là về trang bị của cảnh sát cơ động, đại biểu Nguyễn Tâm Hùng - Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng đây là vấn đề mới của Bộ Công an, do vậy cần phải tổ chức đào tạo, huấn luyện thật kỹ mới có thể thực hiện được nhiệm vụ bay; đồng thời, khi được trang bị tàu bay thì chi phí ban đầu đối với việc sử dụng tàu bay, đồng thời bảo quản, bảo dưỡng, thực hiện nhiệm vụ quản lý tàu bay rất lớn, đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định. Đại biểu Hoàng Đức Thắng - Quảng Trị đề nghị cần có báo cáo đánh giá tác động cụ thể và cân nhắc cẩn trọng vì các luật hiện hành đã quy định cụ thể về phạm vi hoạt động của công an nhân dân, trong đó có cảnh sát cơ động, quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển; việc phối hợp, huy động phương tiện giữa các lực lượng đã được các cấp có thẩm quyền quy định và đang thực hiện, vận hành tốt và trong thực tế, khi thực hiện nhiệm vụ, cảnh sát cơ động cần phải sử dụng tàu bay, tàu thuyền không nhiều và không thường xuyên. Hiện nay, tàu bay của không quân nhân dân Việt Nam, tàu thuyền của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và các lực lượng liên quan khác đang bố trí khắp ở các khu vực tác chiến có thể huy động nhanh thì phối hợp với cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ trong mọi tình huống và bất cứ nơi nào theo yêu cầu quy định. Đại biểu Đặng Hồng Sỹ - Bình Thuận lại cho rằng nhiệm vụ chính của lực lượng cảnh sát cơ động chủ yếu là thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự và các vụ việc mất an ninh, trật tự ở các địa phương, bạo loạn, khủng bố, v.v… Tuy nhiên, nếu sử dụng máy bay của quân đội để tham gia trong các vụ việc này thì nó không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của lực lượng công an, đặc biệt là cảnh sát cơ động và dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng là chúng ta đưa lực lượng công an, quân đội ra để đàn áp nhân dân. Đại biểu đề nghị giữ nguyên như trong dự thảo là lực lượng cảnh sát cơ động được sử dụng tàu bay để chủ động hơn trong các tình huống xảy ra Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh - Khánh Hoà khẳng định cảnh sát cơ động là lực lượng chống khủng bố, bảo đảm an ninh trật tự, chống bạo loạn. Đây là một lực lượng nòng cốt, quan trọng nhất của công an, do đó không thể vì tiết kiệm mà không trang bị cho họ tàu bay, tàu thủy. Nếu họ ngăn chặn được những vụ khủng bố, bạo loạn, đảm bảo trật tự an ninh quốc gia thì không thể đo đếm được bằng tiền. Về hệ thống tổ chức của cảnh sát cơ động, hầu hết ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với phương án 1 của Chính phủ trình quy định và đề nghị nên giao cho Chính phủ quy định chi tiết. Một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị xác định phạm vi và trường hợp sử dụng cảnh sát cơ động gắn với nhiệm vụ, quyền hạn, quy mô, cấp độ và tính chất nhiệm vụ. Ngoài những nội dung trên, các đại biểu đã góp ý về nhiều nội dung khác trong dự thảo luật, như khái niệm và giải thích từ ngữ, hợp tác quốc tế, phối hợp của cảnh sát cơ động với cơ quan, tổ chức, lực lượng có liên quan; trang bị của cảnh sát cơ động, chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ cơ động; trách nhiệm quản lý nhà nước, vai trò giám sát của Quốc hội và các cơ quan Quốc hội, trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp. Bộ trưởng Bộ Công an – Tô Lâm giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Buổi chiều, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp Tại phiên họp có 26 ý kiến đại biểu phát biểu, các ý kiến của đại biểu tập trung vào các vấn đề: việc đăng ký sáng chế kiểu dáng công nghiệp, thiết kế, bố trí đa số các ý kiến phát biểu của đại biểu tán thành với Phương án 1. Theo đó thì tổ chức chủ trì nghiên cứu, có quyền đăng ký sáng chế kiểu dáng công nghiệp, thiết kế, bố trí là kết quả của nhiệm vụ công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và có quyền sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế, bố trí khi được cấp bằng bảo hộ; việc có thể thay đổi đơn vị được giao quyền sở hữu khi đơn vị này không đủ năng lực khai thác thương mại hóa kết quả nghiên cứu đã được bảo hộ hay không; làm rõ cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả, để đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa ba chủ thể và đồng thời thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về việc này; việc giao quyền sở hữu các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan chủ trì nhiệm vụ khoa học công nghệ; việc mở rộng đối tượng giao quyền đăng ký bảo hộ cho đơn vị chủ trì đối với giống và cây trồng. Về việc thu hẹp xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chính phủ đề xuất hai phương án để xin ý kiến Quốc hội: Phương án 1 là thu hẹp phạm vi xử phạt, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đối với một số đối tượng quyền và Phương án 2 là giữ nguyên như pháp luật hiện hành. Đa số ý kiến đại biểu tán thành phương án 2, giữ nguyên quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với tất cả các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. các vị đại biểu tham gia tại điểm cầu Tây Ninh Về liên quan đến sự tương thích với các điều ước quốc tế, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm cho các điều khoản liên quan đến lĩnh vực này đã được nội luật hóa phải hài hòa và tương thích cao nhất với các điều luật quốc tế và đồng thời đảm bảo quyền lợi cao nhất của quốc gia, dân tộc. Các đại biểu còn tập trung thảo luận các nội dung về sở hữu công nghiệp như: Chính sách nhà nước về sở hữu trí tuệ; tính mới của sáng chế; chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ, sửa đổi văn bằng bảo hộ, từ chối cấp văn bằng bảo hộ; sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, đại diện sở hữu công nghiệp; điều khoản chuyển tiếp; nâng cao hiệu quả công tác thực thi quyền; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về sở hữu trí tuệ; vấn đề nhãn hiệu nổi tiếng; những vấn đề về quyền tác giả, quyền liên quan… Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Huỳnh Thành Đạt giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ngày 27 tháng 10 năm 2021, Quốc hội thảo luận trực tuyến về Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa và thảo luận về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020; Việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong 02 năm 2019-2020. Thanh Tâm

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập33
  • Hôm nay6,717
  • Tháng hiện tại96,416
  • Tổng lượt truy cập1,384,400
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây