Quy trình soạn thảo, ban hành Nghị quyết quy phạm pháp luật của HĐND tỉnh

Chủ nhật - 04/04/2021 05:00 27 0

Quy trình soạn thảo, ban hành Nghị quyết quy phạm pháp luật của HĐND tỉnh

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (Luật năm 2015); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 (gọi tắt Luật 2020); Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2015 của Chính phủ; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) là những văn bản quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL.
Để hệ thống lại quy trình ban hành Nghị quyết QPPL của HĐND tỉnh, tác giả bài viết xin chia sẻ nghiên cứu của mình về quy trình soạn thảo, ban hành nghị quyết QPPL của HĐND tỉnh như sau: Về thẩm quyền ban hành Nghị quyết: Theo Điều 27 Luật ban hành văn bản QPPL 2015 (Luật năm 2015) thì HĐND tỉnh có thẩm quyền ban hành Nghị quyết trong 04 trường hợp sau: (1) Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. (2) Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. (3) Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương. (4) Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.           Về trình tục, thủ tục thực hiện: để tham mưu ban hành Nghị quyết QPPL của HĐND tỉnh, cơ quan tham mưu soạn thảo cần xác định rõ Nghị quyết trình HĐND tỉnh thuộc trường hợp nào trong 04 trường hợp quy định tại Điều 27 Luật năm 2015 để làm cơ sở tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Thứ nhất, là đối với hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 27 của Luật 2015 thì trình tự thủ tục gồm 7 bước như sau: - Bước 1: Tham mưu UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết (Điều 117 Luật 2015, 2020). Sau khi được Thường trực HĐND tỉnh chấp thuận thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. - Bước 2: Tổ chức soạn thảo Nghị quyết (Điều 119 Luật 2015, 2020). Lưu ý: đối với nghị quyết quy định tại Khoản 1 Điều 27 của Luật này thì phải bảo đảm phù hợp với văn bản QPPL đã giao quy định chi tiết. Dự thảo nghị quyết quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 27 của Luật 2015 phải có báo cáo đánh giá tác động của chính sách. - Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết (Điều 120). - Bước 4: Hoàn chỉnh hồ sơ, gửi Sở Tư pháp thực hiện thẩm định (Điều 121 Luật 2015, 2020). Đại biểu HĐND biểu quyết thông qua nghị quyết tại kỳ họp HĐND tỉnh - Bước 5: Trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trình (Điều 122, Điều 123 Luật 2015, 2020); - Bước 6: Trình các Ban HĐND tỉnh thực hiện thẩm tra (Điều 124 Luật 2015, 2020); - Bước 7: Hoàn chỉnh hồ sơ, trình HĐND tỉnh thông qua (Điều 125, Điều 126). Thứ hai, đối với hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết quy định tại Khoản 4 Điều 27 của Luật 2015 thì phải xây dựng quy trình 02 lần với các bước như sau: - Bước 1: Xây dựng nội dung đề nghị xây dựng nghị quyết: nội dung chính sách; đánh giá tác động chính sách (Điều 112 Luật 2015) - Bước 2: Thực hiện lấy ý kiến về đề nghị xây dựng Nghị quyết (Điều 113 Luật 2015) - Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết, gửi Sở Tư pháp thẩm định (Điều 114, Điều 115) - Bước 4: Trình UBND tỉnh thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng Nghị quyết (Điều 116 Luật 2015, 2020) - Bước 5: Trình Thường trực HĐND tỉnh thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết (Điều 117 Luật 2015, 2020). Sau khi được Thường trực HĐND tỉnh chấp thuận thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục thực hiện việc xây dựng Nghị quyết theo quy định tại Điều 119 đến Điều 126 Luật 2015, 2020, cụ thể: - Bước 1: Tổ chức soạn thảo Nghị quyết (Điều 119 Luật 2015 , 2020); - Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết (Điều 120 Luật 2015); - Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ, gửi Sở Tư pháp thực hiện thẩm định (Điều 121 Luật 2015, 2020); - Bước 4: Trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trình (Điều 122, Điều 123 Luật 2015, 2020); - Bước 5: Trình các Ban HĐND tỉnh thực hiện thẩm tra (Điều 124 Luật 2015, 2020); - Bước 6: Hoàn chỉnh hồ sơ, trình HĐND tỉnh thông qua (Điều 125, Điều 126 Luật 2015). Quá trình soạn thảo Nghị quyết cần lưu ý, đối với Nghị quyết do UBMTTQVN tỉnh, các Ban HĐND tỉnh tham mưu trình HĐND tỉnh vẫn thực hiện theo quy trình của Luật BHVBQPPL nhưng không thực hiện bước lấy ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức lấy ý kiến, có thể tiến hành gửi lấy ý kiến góp ý Sở Tư pháp để hoàn thiện hơn về thể thức trình bày và nội dung. Ngoài ra, quá trình tham mưu xây dựng Nghị quyết QPPL của HĐND, cơ quan soạn thảo còn phải thực hiện việc lấy ý kiến phản biện xã hội của MTTQVN đối với dự thảo Nghị quyết. Về thể thức, kỹ thuật trình bày Nghị quyết thực hiện theo mẫu số 16, 17, 36, 42 của Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. KD

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay4,922
  • Tháng hiện tại34,841
  • Tổng lượt truy cập985,925
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây