Quy trình xây dựng, ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh theo thủ tục rút gọn

Thứ tư - 07/04/2021 20:00 450 0

Quy trình xây dựng, ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh theo thủ tục rút gọn

Năm 2004, lần đầu tiên việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) theo trình tự, thủ tục rút gọn chính thức được thừa nhận trong Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND (Luật năm 2004). Khi đó, luật chỉ quy định duy nhất trường hợp phải giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự thì UBND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã ban hành quyết định, chỉ thị theo trình tự, thủ tục rút gọn. Trình tự, thủ tục rút gọn không được áp dụng trong xây dựng văn bản QPPL của HĐND các cấp.
Kế thừa những tiến bộ về xây dựng và ban hành văn bản QPPL trong Luật năm 2004, năm 2008 đã ban hành trước đây, Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 (Luật năm 2015) quy định cụ thể hơn việc xây dựng và ban hành văn bản QPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn. Theo đó, lần đầu tiên Luật năm 2015 mở rộng thẩm quyền cho HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn, không quy định đối với nghị quyết của HĐND cấp huyện, cấp xã. Đến Luật Ban hành văn bản QPPL sửa đổi năm 2020 đã quy định bổ sung thêm 03 trường hợp được xây dựng, ban hành văn bản QPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn. So sánh về thời gian xây dựng, ban hành nghị quyết QPPL của HĐND cấp tỉnh thì thời gian soạn thảo, lấy ý kiến thực hiện liên tục quy trình ban hành văn bản QPPL mất tối thiểu khoảng 120 ngày (tức là gần 4 tháng). Còn trường hợp ban hành theo rút gọn thì thời gian thực hiện trên dưới 40 ngày (bằng 1/3 thời gian theo quy trình thông thường). Đây quả là bước tiến đáng kể trong việc ban hành văn bản QPPL. Tuy nhiên, Luật chỉ cho phép 08 trường hợp được xây dựng văn bản QPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn như sau: (1) Trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; (2) Trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; (3) Trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn; (4) Trường hợp cần ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của VBQPPL để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. (5) Trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với VBQPPL mới được ban hành; (6) Trường hợp cần ban hành ngay VBQPPL để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; (7) Trường hợp cần bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ VBQPPL trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội; (8) Trường hợp cần kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của VBQPPL trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn. Đối với thẩm quyền đề nghị xây dựng Nghị quyết HĐND tỉnh vẫn là UBND tỉnh, các Ban HĐND và UBMTTQV tỉnh; còn thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ban hành Nghị quyết của HĐND theo thủ tục rút gọn vẫn là Thường trực HĐND tỉnh,  không có sự thay đổi so với thẩm quyền đề nghị và thẩm quyền quyết định ban hành Nghị quyết QPPL theo trình tự, thủ tục thông thường. Về quy trình xây dựng, ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh theo thủ tục rút gọn, được thực hiện theo 05 bước như sau: Bước 1: Tổ chức soạn thảo văn bản (Khoản 46 Điều 1 Luật ban hành văn bản QPPL sửa đổi năm 2020) Cơ quan chủ trì soạn thảo có thể tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo văn bản. Trong trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản thì thời hạn lấy ý kiến không quá 20 ngày; Bước 2: Thẩm định, thẩm tra văn bản Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, dự thảo, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thẩm định, cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm thẩm tra dự thảo văn bản. Hồ sơ gửi thẩm định gồm tờ trình, dự thảo văn bản, bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp lấy ý kiến. Hồ sơ gửi thẩm tra gồm tờ trình, dự thảo văn bản, bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp lấy ý kiến, báo cáo thẩm định và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.". Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ dự thảo Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn (Điều 149 Luật 2015; Khoản 47, Điều 1 Luật Ban hành văn bản QPPL sửa đổi 2020). Dự thảo Nghị quyết HĐND của HĐND tỉnh bao gồm tờ trình, dự thảo Nghị quyết HĐND, báo cáo thẩm tra. Bước 4: Xem xét thông qua Nghị quyết HĐND theo thủ tục rút gọn. HĐND tỉnh xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết tại kỳ họp gần nhất theo trình tự quy định tại điều 126 của Luật 2015. Bước 5: Đăng Công báo, đưa tin văn bản QPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn (Khoản 48 Điều 1 Luật Ban hành văn bản QPPL sửa đổi năm 2020). Điểm đáng lưu ý đối với Nghị quyết ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn đó là hiệu lực thi hành có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc kể từ ngày ký ban hành. Nhìn chung, xét ở góc độ thực tiễn thì việc ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh theo trình tự, thủ tục rút gọn là cần thiết, là công cụ pháp lý hữu hiệu giúp địa phương chủ động, kịp thời quản lý, điều hành trong các trường hợp khẩn cấp. KD

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập112
  • Hôm nay2,501
  • Tháng hiện tại45,207
  • Tổng lượt truy cập1,992,818
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây