Trưởng đoàn ĐBQH Tây Ninh – Phạm Hùng Thái: Hệ thống các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới phải phù hợp và sát thực tế

Thứ bảy - 24/07/2021 18:00 93 0

Trưởng đoàn ĐBQH Tây Ninh – Phạm Hùng Thái: Hệ thống các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới phải phù hợp và sát thực tế

Ngày 23 tháng 7 năm 2021 (ngày làm việc thứ 4 của Quốc hội), buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe: Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026; Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về cơ cấu tổ chức tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026; Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày dự thảo Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 bằng hình thức điện tử, kết quả như sau: có 470 đại biểu tham gia biểu quyết, trong đó có 470 đại biểu tán thành (bằng 100% đại biểu có mặt và bằng 94.19% tổng số đại biểu Quốc hội). Tiếp theo Quốc hội nghe: Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016-2021 Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo của Chính phủ và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra về kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở Tổ về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025. Đại biểu Trần Hữu Hậu – Tây Ninh cho rằng giảm chi thường xuyên 60% là đúng nhưng chưa đủ, cần bổ sung các mục, khoản giảm chi cụ thể cho phù hợp tránh nhắm vào lương, nội dung nào cần tăng thì chúng ta phải tăng; đại biểu Hậu đề nghi Chính phủ cần tập trung thay đổi phương thức thực hiện để giảm chi thường xuyên hiệu quả, đẩy mạnh xã hội hóa, đẩy mạnh tự chủ, cái gì cá nhân làm được, xã hội hóa được thì nên khuyến khích thực hiện. Đại biểu Huỳnh Thanh Phương – Tây Ninh đề nghị Chính phủ nên tính toán thận trọng đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương trong điều tiết, định hướng, chi phối nguồn ngân sách; đồng thời, thực hiện phân cấp mạnh mẽ ngân sách cho địa phương để chủ động giải quyết tình huống, (ví dụ thành phố Hồ Chí Minh thu 100 đồng phải nộp Trung ương hết 80 đồng, trong khi thành phố Hồ Chí Minh có nhiều vấn đề cần giải quyết là chưa phù hợp) Đại biểu Phương cũng đề nghị cần nâng cao tính bền vững của nguồn thu nội địa, không lệ thuộc nguồn thu từ FDI; Quản lý chặt các nguồn thu thuế, tránh thất thu như việc kinh doanh qua mạng, cát xê… Đối với việc chi ngân sách phải đảm bảo khoa học, cần cơ cấu lại chi thường xuyên hợp lý tránh lãng phí nhất là các công trình dự án đầu tư; chi ngân sách phải công khai minh bạch nhằm kiểm soát tham nhũng, lợi ích nhóm. Về vay vốn, đại biểu Phương cũng đề nghị chỉ vay cho chi đầu tư phát triển và phải tính đến lộ trình trả, cách trả; vay phải trả cho đúng hạn, có chính sách sử dụng vốn vay, đảm bảo uy tín của Việt Nam; tăng cường vay trong nước, hạn chế vay nước ngoài (có trường hợp vay về nhưng không chi được nhất là vay ODA do không đảm bảo điều kiện chi); có giải pháp huy động hiệu quả tiền, vàng trong nhân dân; sử dụng đồng vốn thật sự hiệu quả, trách thất thoát, lãng phí, trở thành gánh nặng cho ngân sách. Buổi chiều, Quốc hội nghe: Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội nhiệm kỳ 2016-2021 Đào Ngọc Dung trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhiệm kỳ 2016-2021 Lê Minh Hoan trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở Tổ về chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. đại biểu Phạm Hùng Thái – Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh thống nhất đề nghị Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia cấp trung ương do 01 Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, trong đó tổng hợp cả 03 Chương trình: Chương trình mục Quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục Quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững; Chương trình mục Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ông Phạm Hùng Thái - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh phát biểu tại phiên thảo luận Đại biểu Phạm Hùng Thái cũng đề nghị Chính phủ cần có giải pháp khắc phục những tồn tại, có đánh giá khách quan về đặc điểm vùng miền, từ đó đề ra hệ thống tiêu chí phù hợp và sát thực tế, không đồng nhất tiêu chí giữa các vùng miền nhằm tránh lãng phí trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị cần tập trung vốn ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn như: hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, viễn thông và điện lưới; còn những việc khác có thể thực hiện xã hội hoá, không nên huy động đóng góp vốn đối ứng từ vận động nhân dân, mà cần phát huy vai trò của người dân vào thực hiện những tiêu chí khác. Về thực hiện công tác giảm nghèo, cần có cơ sở để kiểm soát thu nhập để đảm bảo công bằng tránh lợi dụng chính sách. Đồng thời, các giải pháp thực hiện cần sát thực tế, phải thực sự phát huy hiệu quả, ví dụ việc dạy nghề cũng phải phù hợp với từng địa phương, có địa phương cần nhưng danh mục không có… Thứ Bảy, ngày 24/7/2021: Buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; sau đó Quốc hội thảo luận ở Tổ về nội dung này. Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở Tổ về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020. Từ 16 giờ 30, Quốc hội họp riêng, nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước và thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước. Thanh Trung (lược ghi)

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay921
  • Tháng hiện tại83,838
  • Tổng lượt truy cập1,862,125
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây