Ủy ban các vấn đề xã hội trả lời cử tri Tây Ninh: về Luật người cao tuổi và Luật Hòa giải cơ sở

Thứ sáu - 19/07/2013 16:00 33 0

Ủy ban các vấn đề xã hội trả lời cử tri Tây Ninh: về Luật người cao tuổi và Luật Hòa giải cơ sở

1. Kiến nghị cử tri Tây Ninh: Đa số cử tri không đồng tình với quy định của Luật người cao tuổi: “Người đủ 80 tuổi trở lên hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng thì không hưởng chính sách bảo trợ hàng tháng” là không hợp lý, không công bằng. Bởi lẽ, đây là chính sách của Đảng và Nhà nước ta thể hiện sự quan tâm đối với “người cao tuổi” trong độ tuổi quy định đều phải được hưởng; ngoài ra, việc những người cao tuổi hưởng lương hưu là chế độ do bản thân thực hiện việc đóng góp theo quy định trong suốt thời gian làm việc trước đây nên không thể xem đây là chế độ thay thế. Do vậy, cử tri đề nghị Quốc hội nên có sự phân biệt rạch ròi giữa chế độ, tiêu chuẩn với chính sách xã hội, đảm bảo sự công bằng xã hội; đồng thời, xem xét giảm độ tuổi được hưởng chính sách này từ 80 tuổi xuống còn 75 tuổi, do nông thôn thì vào độ tuổi này sức khỏe sa sút nhiều.


Đề nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi khoản 1, Điều 17, Luật người cao tuổi theo hướng người từ 70 tuổi trở lên không thuộc hộ gia đình nghèo cũng được hưởng chính sách bảo trợ xã nội; người cao tuổi đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng cũng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội.


Trả lời:
Cử tri không đồng tình với việc quy định đối tượng hưởng chính sách trợ cấp hàng tháng của Luật người cao tuổi chỉ dành cho những người từ 80 tuổi trở lên và loại trừ nhóm những người “hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng” - Đề nghị giảm xuống còn 75 tuổi. Bên cạnh đó, có ý kiến lại cho rằng, đề nghị xem xét sửa đổi khoản 1, Điều 17 của Luật người cao tuổi theo hướng người từ 70 tuổi trở lên không thuộc hộ gia đình nghèo cũng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội; người cao tuổi đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng cũng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội.


Ủy ban về các vấn đề xã hội ghi nhận ý kiến của cử tri và xin nhấn mạnh quan điểm của Đảng và Nhà nước là cố gắng, nỗ lực để bảo đảm các chế độ, chính sách thông qua việc tôn vinh, phát huy và chăm sóc đối với người cao tuổi. Tuy nhiên, do điều kiện đất nước còn nghèo, nhiều khó khăn, khả năng tài chính nhà nước chưa thể bảo đảm để trợ cấp hàng tháng cho tất cả người già, vì vậy, cho đến nay mới chỉ quy định được chế độ này cho nhóm những người từ 80 tuổi trở lên và không hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng. Đối với người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, có nguyện vọng và tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thì được hưởng các chế độ trong cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định tại khoản 2, Điều 18 của Luật người cao tuổi.


2. Cử tri kiến nghị: Đề nghị Quốc hội cần có quy định rõ trong Luật Hòa giải cơ sở đối với Hội đồng hòa giải, thành viên Hội đồng hòa giải ở cơ sở phải có quyền hạn, trách nhiệm cụ thể, rõ ràng khi tổ chức hòa giải một sự việc cụ thể phát sinh để nâng cao chất lượng, hiệu quả của cuộc hòa giải.


Trả lời:
Ý kiến cử tri đề nghị Quốc hội cần có quy định cụ thể, rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm trong dự án Luật hòa giải ở cơ sở đối với Hội đồng hòa giải, thành viên Hội đồng hòa giải ở cơ sở để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở.
Ủy ban về các vấn đề xã hội ghi nhận ý kiến của cử tri về vấn đề này và dự thảo Luật hòa giải ở cơ sở đã quy định những vấn đề cử tri đề cập.
 

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND Tỉnh

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay1,682
  • Tháng hiện tại49,536
  • Tổng lượt truy cập1,931,067
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây