Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời liên quan đến môn lịch sử

Thứ hai - 26/09/2022 23:00 34 0

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời liên quan đến môn lịch sử

* Nội dung kiến nghị:
Cử tri cho rằng, trong bối cảnh hiện nay nếu để môn lịch sử là môn tự chọn cho học sinh các trường PTTH là chưa phù hợp. Vì ở độ tuổi cấp học sinh PTTH cần phải có sự giáo dục về lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, trách nhiệm công dân. Môn lịch sử là môn học không thể coi nhẹ và cần có vị trí xứng đáng trong giáo dục nước nhà. Bác Hồ đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Do đó, cử tri kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, thay vì để học sinh lựa chọn, ngành giáo dục cần thay đổi phương pháp giảng dạy để môn lịch sử là môn học bắt buộc và trở thành môn học hấp dẫn hơn, học sinh dễ nhớ, dễ hiểu hơn (Câu 62).

* Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) xin được trả lời cụ thể như sau:
Ngay từ khi có ý kiến đề nghị môn Lịch sử cấp trung học phổ thông phải được quy định là môn học bắt buộc (thay vì là môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp) trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GDĐT đã có báo cáo gửi Thường trực Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về việc xây dựng Chương trình môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Báo cáo của Bộ GDĐT đã trình bày cụ thể về nội dung giáo dục lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 20181: Ở giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9), giáo dục lịch sử là nội dung bắt buộc với tổng thời lượng là 280 tiết; ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12), môn Lịch sử là môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp được bố trí trong tổ hợp khoa học xã hội với tổng thời lượng 210 tiết và các chuyên đề học tập lựa chọn với tông thời lượng là 105 tiết. Với kết cấu như trên, cùng với yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã cụ thể hóa đầy đủ chủ trương đổi mới giáo dục lịch sử, thực hiện đầy đủ những quan điểm, mục tiêu và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW, phát triển con người toàn diện, khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đồng thời, Bộ GDĐT đã tham dự các cuộc họp do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức để lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các đại biểu Quốc hội về nội dung giáo dục lịch sử trong giáo dục phổ thông. Ngoài ra, Bộ GDĐT đã tổ chức các buổi làm việc với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Ban phát triển Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Ban phát triển chương trình môn học Lịch sử cấp trung học phổ thông để nghiên cứu các phương án thực hiện môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông.

Ngày 16/6/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 63/2022/QH15 Kỳ họp thứ 3 trong đó có yêu cầu “Nghiên cứu ý kiến cử tri, Nhân dân và đại biểu Quốc hội, thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp Trung học phổ thông bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh. Thực hiện yêu cầu của Quốc hội, ngày 03/8/2022, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình tổng thể trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT (chuyển môn Lịch sử từ môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp trong nhóm khoa học xã hội thành môn học bắt buộc).

Sau khi Chương trình môn Lịch sử cấp trung học phổ thông được điều chỉnh để kịp thời triển khai chương trình mới từ năm học 2022-2023, Bộ GDĐT đã xây dựng tài liệu và tập huấn cho cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên dạy học môn Lịch sử trước khai giảng năm học mới, đồng thời tiếp tục chỉ đạo tăng cường truyền thông để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và xã hội hiểu sâu hơn về Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trên cơ sở đó, Bộ GDĐT tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả, thực hiện tốt yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục theo yêu cầu của Nghị quyết 29-NQ/TW.

Để nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử nhằm tạo động lực cho học sinh yêu thích môn Lịch sử và học tốt môn Lịch sử và sẽ chọn môn Lịch sử là môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, Bộ GDĐT đã tổ chức Hội thảo toàn quốc về đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá cấp trung học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với môn học Lịch sử nhằm đánh giá thực trạng dạy học môn Lịch sử hiện nay ở trường phổ thông, đề xuất những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực nhằm nâng cao chất lượng dạy học và kiểm tra đánh giá đối với các môn học Lịch sử ở trường phổ thông.

Bộ GDĐT đã và đang chỉ đạo các trường trung học phổ thông tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử: “Tăng cường khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu khác nhau để tái hiện, phục dựng lịch sử một cách khoa học, khách quan, chân thực; đồng thời gắn với hoạt động thực hành thực tiễn nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong dạy học Lịch sử”.

Thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục chỉ đạo tăng cường đổi mới việc dạy học kiểm tra đánh giá và việc ra đề thi đảm bảo những yêu cầu cơ bản của chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông, đảm bảo sự phân hóa đúng mức các đối tượng học sinh.
TTR

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập50
  • Hôm nay153
  • Tháng hiện tại128,936
  • Tổng lượt truy cập1,080,020
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây