* Nội dung câu hỏi: “Hiện nay, còn nhiều trường hợp trẻ em (cha/mẹ là người nước ngoài còn người kia là người Việt Nam) được sinh ra ở nước ngoài, cuộc sống hôn nhân của cha, mẹ không hạnh phúc hoặc vì một lý do nào đó đứa trẻ được đưa về Việt Nam sinh sống nhưng không được cấp khai sinh tại Việt Nam nên không được đi học và hưởng chế độ khác dành cho trẻ em. Kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bổ sung thủ tục hành chính quy định việc cấp giấy khai sinh, các loại giấy tờ tùy thân khác cho trẻ em trong trường hợp trên.”
* Nội dung Bộ Tư pháp trả lời:
Pháp luật hộ tịch đã quy định cụ thể thẩm quyền, đối tượng, thủ tục đăng ký hộ tịch. Đối với trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài được đưa về Việt Nam sinh sống, ngoại trừ trường hợp trẻ đã được đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài và có quốc tịch nước ngoài (được cấp hộ chiếu nước ngoài), đối với các trường hợp trẻ chưa được đăng ký khai sinh, chưa được xác định quốc tịch, thì đều được cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, Điều 7 Thông tư số 04/2020/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ngày 28/5/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP. Bộ Tư pháp đã có văn bản hướng dẫn các cơ quan đăng ký hộ tịch trong việc giải quyết đăng ký khai sinh cho các trường hợp này theo hướng trong mọi trường hợp đều bảo đảm quyền được đăng ký khai sinh của trẻ em (trừ trường hợp trẻ em có hộ chiếu/quốc tịch nước ngoài).
TTR
Ý kiến bạn đọc