Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời liên quan đến viên chức ngành giáo dục gặp nhiều khó khăn, chưa an tâm công tác, bỏ việc, nghỉ việc

Chủ nhật - 29/12/2024 22:17 7 0

* Nội dung câu hỏi: Tình trạng viên chức ngành giáo dục gặp nhiều khó khăn, chưa an tâm công tác, bỏ việc, nghỉ việc trong khi thu hút đầu vào còn hạn chế. Việc không tuyển đủ biên chế nhưng vẫn phải thực hiện tinh giản biên chế 10% theo lộ trình đến năm 2025 gây ảnh hưởng đến thực hiện yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Do đó, cử tri kiến nghị ngành chức năng quan tâm, xem xét sớm có giải pháp giải quyết tình trạng thiếu giáo viên như hiện nay. Đồng thời, xem xét việc thực hiện tinh giản biên chế ngành giáo dục phù hợp, đảm bảo nhu cầu, chất lượng dạy và học tại các trường học.

* Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời: 

Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, Bộ GDĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có việc đề xuất Trung ương bổ sung 65.980 biên chế giáo viên giai đoạn 2022-2026 và tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 về hợp đồng một số loại trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định số 111).

Việc giao biên chế cho các địa phương hiện nay do Trung ương thực hiện trên cơ sở Đề án vị trí việc làm của các địa phương. Các địa phương thực hiện phân bổ số biên chế được giao cho các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý (trong đó có biên chế ngành Giáo dục) phù hợp với tình hình thực tiễn. Do đó các địa phương cần sử dụng biên chế được giao một cách linh hoạt, hiệu quả; tăng cường thực hiện tự chủ, xã hội hóa các đơn vị thuộc nhóm ngành dễ thực hiện và ở các vùng thuận lợi để ưu tiên biên chế cho ngành Giáo dục phù hợp với quy mô trường, lớp, học sinh của địa phương.

Bộ GDĐT đang tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ rà soát số giáo viên hiện có, báo cáo Trung ương bổ sung biên chế giáo viên năm học 2024-2025 trong tổng số biên chế được bổ sung giai đoạn 2022-2026. Đồng thời, nghiên cúu, dự báo nhu cầu giáo viên giai đoạn 2026-2030 để báo cáo Trung ương xem xét tiếp tục bổ sung biên chế ngành Giáo dục phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển giáo dục của các địa phương.

Tinh giản biên chế là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và toàn hệ thống chính trị phải thực hiện. Tuy nhiên, các địa phương cần có lộ trình và giải pháp thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, bảo đảm giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và nguyên tắc “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp” một cách phù hợp.

Đề nghị tỉnh Tây Ninh không cắt giảm cơ học số biên chế giáo viên được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện tinh giản biên chế; thực hiện tuyển dụng giáo viên bảo đảm đủ số biên chế được cấp có thẩm quyền giao theo tinh thần Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông (theo báo cáo, năm học 2023-2024 tỉnh Tây Ninh còn 1.686 biên chế giáo viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước chưa sử dụng). Đồng thời, thực hiện các giải pháp thu hút giáo viên về công tác tại địa phương và bố trí kinh phí để thực hiện hợp đồng giáo viên theo Nghị định số 111 của Chính phủ bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo định mức quy định theo Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lchoá XI "về đồi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".

TTR

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách truy cập7
  • Hôm nay391
  • Tháng hiện tại9,772
  • Tổng lượt truy cập1,957,383
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây