* Nội dung câu hỏi: Kiến nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi điểm b, khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung tại điểm b, khoản 65 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 theo hướng giảm thời hạn xử lý tang vật vi phạm hành chính vắng chủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bảo quản, quản lý hàng hóa tang vật.
* Bộ Tư pháp trả lời:
Điểm b khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung tại điểm b, khoản 65 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một so điều của Luật XLVPHC năm 2020) quy định: “Trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện... Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính”.
Theo đó, đây là trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện, nếu tịch thu ngay hoặc tịch thu trong thời gian ngắn thì sẽ không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có liên quan. Vì vậy, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nhằm bảo đảm sự thống nhất với quy định tại khoản 2 Điều 228 Bộ luật Dân sự năm 2015 về việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu, Luật XLVPHC đã quy định thời hạn ra quyết định tịch thu trong trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ""hết thời hạn 01 năm kể từ ngày thông báo lần thứ hai”.
TTR
Ý kiến bạn đọc