Đại biểu Huỳnh Thanh Phương – Tây Ninh: Nhằm khắc phục việc gửi tài liệu chậm, ngành nào có Bộ trưởng, thủ trưởng là đại biểu Quốc hội thì có thể xem xét là một kênh để bỏ phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ

Thứ ba - 25/10/2022 16:00 75 0

Đại biểu Huỳnh Thanh Phương – Tây Ninh: Nhằm khắc phục việc gửi tài liệu chậm, ngành nào có Bộ trưởng, thủ trưởng là đại biểu Quốc hội thì có thể xem xét là một kênh để bỏ phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ

Chiều ngày 24 tháng 10 năm 2022, Quốc hội thảo luận Tổ về Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức. Phát biểu góp ý đối dự án Luật Phòng, chống rửa tiền, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị giải thích cụ thể thuật ngữ “Tổ chức tài chính” được quy định tại Điều 2 của Dự thảo, theo đại biểu Thúy các quy định hiện hành không thấy bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định thế nào là tổ chức tài chính, ngoại trừ tại khoản 5 Điều 4 Luật các tố chức tín dụng quy định: “Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ” Tại Dự thảo cũng chỉ quy định có tính chất hoạt động cụ thể về 12 hành vi tại khoản 1 Điều 4, thuộc hoạt động các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, tài chính và ngoại hối. Chủ thể nào được cấp phép hoạt động một trong 12 hành vi nêu trên thì phải thực hiện việc báo cáo Cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc phòng, chống rửa tiền. Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung giải thích Tổ chức tài chính vào Điều 3 của Dự thảo như sau: “Tổ chức tài chính là tổ chức được cấp phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, tài chính và ngoại hối.” Đại biểu Quốc Hội Hoàng Thị Thanh Thúy - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại tổ thảo luận Tại Điều 4 của Dự thảo quy định về đối tượng báo cáo, đại biểu Thúy đề nghị bổ sung khoản 2 “Tổ chức hành nghề đấu giá” là đối tượng báo cáo. Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản thì Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục theo quy định của pháp luật. Như vậy, đấu giá tài sản là vì lợi ích của chủ thể có tài sản và chủ thể có tài sản mong muốn bán được tài sản với giá cao nhất có thể. Cũng theo Luật Đấu giá tài sản được quy định tại Điều 4 thì một số tài sản bắt buộc phải bán thông quan đấu giá tài sản. Như vậy, pháp luật quy định không chỉ đảm bảo bán tài sản thông qua đấu giá để được nguồn thu cao nhất mà còn phải đảm báo tính minh bạch, công khai. Thực tế thời gian vừa qua có xảy ra tình trạng khi đấu giá đã có sự thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản. Trên cơ sở có được tài sản một cách bất minh sau đó mua đi bán lại để hợp thức tiền tài sản thu nhập do phạm tội mà có. Đã có trường hợp thông qua đấu giá để đẩy giá lên quá cao với mục đích trục lợi bất chính và phái sinh hành vi phạm tội khác. Chẳng hạn liên quan đến hành vi đấu giá các khu đất vàng như báo chí đã nêu. Về Quy định về cảnh báo giao dịch đáng ngờ tại Điều 26 đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi có đủ các yếu tố sau: Một là: Giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của bị can, bị cáo hoặc người bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; Hai là: Cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản hoặc tài sản có nguồn gốc từ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của cá nhân đó hoặc cá nhân, tổ chức liên quan tới cá nhân đó trong hoặc sau thời gian thực hiện hành vi phạm tội.” Đại biểu Thúy đặt vấn đề là bị can, bị cáo hoặc người bị kết án có thể thực hiện được các hành vi để đáng ngờ không khi mà họ đang bị giam giữ tại các trại cải tạo, trại tạm giam, nhà tạm giữ? Và nếu có thì Cơ quan quản lý là Công an hoặc Quân đội liên quan đến lĩnh vực tư pháp là chủ thể trực tiếp sẽ có trách nhiệm như thế nào? Các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản được quy định tại Điều 27 của Dự thảo thì bị can, bị cáo hoặc người bị kết án có thực hiện được không? Đề nghị Ban soạn thảo xem xét lại quy định về cảnh báo giao dịch bất ngờ. Góp ý về Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), đại biểu Huỳnh Thanh Phương – Bí thư Huyện ủy Gò Dầu đề nghị viết ngắn gọn khoản 2, Điều 1, cụ thể Quốc hội họp mỗi năm hai lần và họp bất thường khi cần thiết, quy định như dự thảo còn dài. Về trách nhiệm đại biểu tham gia các kỳ họp, quy định tại Điều 3, đại biểu Phương đề nghị quy định như thế nào vừa đơn giản thủ tục, vừa đảm bảo thực hiện Quy chế; đề nghị quy định chặt chẽ trường hợp đại biểu vắng họp vì nguyên nhân bất khả kháng.  Cũng tại khoản 3, Điều 3 dự thảo quy định đại biểu Quốc hội trả lời phỏng vấn không tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước, hiện nay có một số tài liệu của Quốc hội đóng dấu mật, đề nghị quy định rõ khi nào được giải mật, khi nào thì đại biểu được sử dụng số liệu đó để trả lời báo chí. Tại Điều 7 quy định về tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội, việc gửi tài liệu chậm cho đại biểu Quốc hội chưa khắc phục được, đại biểu Phương đề nghị ngoài việc công khai tên đơn vị giải trình lý do chậm thì nghiên cứu giải pháp để thực hiện như ngành nào có Bộ trưởng, thủ trưởng là đại biểu Quốc hội thì có thể được xem là kênh để bỏ phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ. Về vấn đề tài liệu kỳ họp, đại biểu Phương đề nghị quy định cụ thể thế nào là tài liệu liên quan đến nội dung xấu, vì trước kỳ họp có thể đại biểu nhận được tài liệu chính thống và không chính thống, là một kênh quan trọng, rất hay để đại biểu có thể tham chiếu góp ý kiến xác đáng hơn nhưng nếu không khéo thì đấy là thông tin xấu độc cho nên phải có điểm dừng và quy định rõ thế nào là thông tin xấu độc. Về vấn đề tranh luận, đại biểu Phương cho rằng trong thảo luận các dự án Luật và các nội dung khác của kỳ họp thì có thể tranh luận để làm rõ vấn đề; tuy nhiên, trong phiên chất vấn thì chỉ có người nêu câu chất vấn mới được chất vấn trở lại hoặc tranh luận trở lại với người bị trả lời chất vấn, tránh trường hợp người không nêu câu hỏi chất vấn nhưng lại đăng ký tranh luận vì tranh luận được quyền ưu tiên và có đến 03 phút trong khi chất vấn chỉ có 01 phút; cũng có trường hợp đại biểu đăng ký phát biểu nhưng không được thì chuyển qua đăng ký tranh luận để được quyền ưu tiên, Chủ tọa hỏi tranh luận vấn đề gì thì lại tranh luận với Ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra; đại biểu Phương cũng đề nghị làm rõ tính xác thực của hệ thống biểu quyết điện tử. Đại biểu Phương cũng băn khoăn kiến nghị Ban soạn thảo cân nhắc nếu được thì đưa việc công khai kết quả biểu quyết đồng ý, không đồng ý cho cử tri biết theo dõi đánh giá mức độ dân chủ của Quốc hội; nhưng nếu hiện nay còn gì ảnh hưởng chưa tốt thì chưa đưa vào. Ngày 25/10/2022, Quốc hội sẽ nghe bộ ngành chuyên môn và Ủy ban của Quốc hội trình bày Tờ trình, báo cáo thẩm tra dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và Luật Dầu khí (sửa đổi). Thanh Trung

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách truy cập27
  • Hôm nay530
  • Tháng hiện tại74,138
  • Tổng lượt truy cập931,493
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây