Chiều ngày 08/12/2023, tại kỳ họp thứ 10 (kỳ họp cuối năm), HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định phân cấp thẩm quyền quyết định quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, thay thế Nghị quyết số 12/2018/NQ-HĐND ngày 13/7/2018 của HĐND tỉnh về phân cấp thẩm quyền quyết định quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh, do qua hơn 04 năm thực hiện Nghị quyết số 12/2018/NQ-HĐND đã phát sinh hạn chế, vướng mắc, dẫn đến khó khăn cho các đơn vị trong quá trình thực hiện.
Phạm vi điều chỉnh của nghị quyết về phân cấp thẩm quyền quyết định: Mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công, xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, hủy hoại và các hình thức xử lý tài sản công khác theo quy định của pháp luật; phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước thuộc tỉnh quản lý; mua sắm, thuê hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động thường xuyên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Ngoài các nội dung tại quy định này, các nội dung khác về quản lý, sử dụng tài sản công được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định có liên quan. Việc mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung thực hiện theo quy định và hướng dẫn của pháp luật hiện hành.
Nghị quyết quy định đối tượng áp dụng, gồm: (1) Các cơ quan hành chính Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, đơn vị sự nghiệp công lập (gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị). (2) Văn phòng cấp ủy cấp huyện là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện. (3) Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công như: đơn vị tương đương cấp sở, các đơn vị, tổ chức trực thuộc các sở, ngành và các đơn vị khác thuộc cấp huyện, doanh nghiệp có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Các loại tài sản công thực hiện phân cấp được quy định tại Nghị quyết này, gồm: (1) Nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ và tài sản khác gắn liền với đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; quyền sử dụng đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ (sau đây viết tắt là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ). (2) Xe ô tô. (3) Máy móc, thiết bị, xe máy và xe gắn máy, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu, quyền sở hữu trí tuệ; Hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn được mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; Tài sản khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là tài sản công khác).
Về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công
1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mua sắm tài sản: Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ; Xe ô tô.
2. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết định: Mua sắm tài sản công khác cho đơn vị mình (trừ tài sản quy định tại mục 1). Mua sắm tài sản công khác cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc có giá trị dự toán từ 200 triệu đồng trở lên/1 lần mua sắm; đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có giá trị dự toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 lần mua sắm (trừ tài sản quy định tại mục 1).
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết định mua sắm tài sản công khác có giá trị dự toán dưới 200 triệu đồng/1 lần mua sắm; Thủ trưởng Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh quyết định mua sắm tài sản công khác có giá trị dự toán dưới 500 triệu đồng/1 lần mua sắm (trừ tài sản quy định tại mục 1).
4. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định mua sắm tài sản công khác (trừ tài sản quy định tại mục 1) có giá trị dự toán từ 200 triệu đồng trở lên/1 lần mua sắm đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc dự toán ngân sách cấp huyện và xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
5. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc UBND cấp huyện và Chủ tịch UBND cấp xã quyết định mua sắm tài sản công khác có giá trị dự toán dưới 200 triệu đồng/1 lần mua sắm (trừ tài sản quy định tại mục 1).
6. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định mua sắm tài sản công (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) và mua sắm hàng hóa, dịch vụ khác nhằm duy trì hoạt động thường xuyên từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của đơn vị đúng với tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định. Trường hợp sử dụng nhiều nguồn vốn để mua sắm, trong đó có nguồn ngân sách nhà nước thì thẩm quyền quyết định thực hiện theo mục 1, mục 2, mục 3, mục 4, mục 5 nêu trên.
Về thẩm quyền quyết định thuê tài sản
2. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết định: Thuê tài sản khác và xe ô tô cho đơn vị mình (trừ tài sản quy định tại mục 1). Thuê tài sản khác cho các cơ quan, đơn vị trực trực thuộc có giá trị dự toán từ 200 triệu đồng trở lên/1 lần thuê (trừ tài sản quy định tại mục 1).
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết định thuê tài sản khác và xe ô tô có giá trị dự toán dưới 200 triệu đồng/1 lần thuê (trừ tài sản quy định tại mục 1).
4. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thuê tài sản khác và xe ô tô (trừ tài sản quy định tại mục 1) có giá trị thuê từ 200 triệu đồng trở lên/1 lần thuê đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc dự toán ngân sách cấp huyện và cấp xã.
5. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc UBND cấp huyện và Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thuê tài sản khác và xe ô tô có giá trị thuê dưới 200 triệu đồng/1 lần thuê (trừ tài sản quy định tại mục 1).
6. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định thuê cơ sở hoạt động sự nghiệp, tài sản khác phục vụ hoạt động từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; nguồn vốn vay, vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trường hợp sử dụng nhiều nguồn vốn để thuê tài sản, trong đó có nguồn ngân sách nhà nước thì thẩm quyền quyết định thuê tài sản theo mục 1, mục 2, mục 3, mục 4, mục 5 nêu trên.
Về thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công
1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thu hồi đối với tài sản: Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ; Xe ô tô.
2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định thu hồi đối với tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh (trừ tài sản quy định tại mục 1).
3. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thu hồi đối với tài sản của các cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp xã thuộc phạm vi quản lý (trừ tài sản quy định tại mục 1).
Về thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công
1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định điều chuyển: Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ; Xe ô tô.
2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định điều chuyển tài sản công giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh; giữa cấp tỉnh và cấp huyện, cấp xã; giữa các huyện, thị xã, thành phố (trừ tài sản quy định tại mục 1).
3.Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết định điều chuyển tài sản công giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quản lý (trừ tài sản quy định tại mục 1).
4. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định điều chuyển tài sản công giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện, cấp xã thuộc phạm vi quản lý (trừ tài sản quy định tại mục 1).
Ông Trịnh Ngọc Phương – Giám đốc Sở Tài chính
Về thẩm quyền quyết định bán tài sản công
1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bán đối với tài sản: Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ; Xe ô tô.
2. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết định: Bán tài sản công khác cho đơn vị mình (trừ tài sản quy định tại mục 1). Bán tài sản công cho các cơ quan, đơn vị trực trực thuộc có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 200 triệu đồng trở lên/1 tài sản (trừ tài sản quy định tại mục 1).
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết định bán tài sản công khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 200 triệu đồng/1 tài sản (trừ tài sản quy định tại mục 1).
4. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định bán tài sản công khác (trừ tài sản quy định tại mục 1) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 200 triệu đồng trở lên/1 tài sản đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc dự toán ngân sách cấp huyện và cấp xã.
5. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc UBND cấp huyện và Chủ tịch UBND cấp xã quyết định bán tài sản công khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 200 triệu đồng/1 tài sản (trừ tài sản quy định tại mục 1).
6. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập quyết định bán tài sản được hình thành từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo quy định (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô). Trường hợp tài sản công hình thành có nguồn vốn ngân sách nhà nước thì thẩm quyền quyết định thực hiện theo mục 1, mục 2, mục 3, mục 4, mục 5 nêu trên.
Về thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công: Thực hiện theo quy định như thẩm quyền quyết định bán tài sản công. Riêng đối với thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thanh lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ và tài sản công khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 200 triệu đồng trở lên/1 tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện, cấp xã.
Về thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản: (1) Chủ tịch UBND tỉnh quyết định tiêu hủy tài sản theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh. (2) Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định tiêu hủy tài sản theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.
Về thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công bị mất, bị hủy hoại: (1) Chủ tịch UBND tỉnh quyết định xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại là trụ sở làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ, xe ô tô. (2) Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết định xử lý tài sản công khác bị mất, bị hủy hoại cho đơn vị mình và các cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quản lý (trừ tài sản là trụ sở làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ, xe ô tô). (3) Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định xử lý tài sản công khác bị mất, bị hủy hoại đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện, cấp xã thuộc phạm vi quản lý (trừ tài sản là trụ sở làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ, xe ô tô).
Về thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước, Nghị quyết quy định:
- Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước về: Điều chuyển tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án thuộc phạm vi tỉnh quản lý; bán, thanh lý, tiêu hủy; xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với dự án của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh.
- Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước về: Điều chuyển tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp huyện; bán, thanh lý, tiêu hủy; xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với dự án của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp huyện.
Nghị quyết cũng quy định, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong thực hiện các quy định của Nhà nước và của tỉnh về quản lý, sử dụng tài sản công. Đối với các nội dung trong quản lý, sử dụng tài sản công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quyết định đã được phê duyệt; đối với các nội dung trong quản lý, sử dụng tài sản công đang lập, trình thẩm định hoặc đã thẩm định nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện theo quy định tại Nghị quyết này.
Huỳnh Thảo
Ý kiến bạn đọc