ĐBQH Huỳnh Thanh Phương: Môi trường đầu tư tư chưa tốt

Thứ ba - 24/10/2023 14:28 112 0

Sáng ngày 24 tháng 10 năm 2023, Quốc hội bước vào ngày làm việc thứ 2, thực hiện thảo luận ở tổ về: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024 (trong đó có Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024-2026; tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023, dự kiến kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2023, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2024 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý; việc bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023 cho các Bộ, cơ quan ở trung ương, các địa phương);

Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện các kế hoạch: phát triển kinh tế - xã hội năm 2021-2025; cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 – 2025; Kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội;

Toàn cảnh phiên thảo luận

 Báo cáo của Chính phủ về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Và Kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh thảo luận Tổ cùng với các Đoàn ĐBQH: Tuyên Quang, Đà Nẵng và Sơn La. Tại buổi thảo luận, các đại biểu cơ bản đồng tình với các Báo cáo của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách, nhất là các kết quả đạt được của tình hình kinh tế xã hội trong 9 tháng năm 2023, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, dự kiến có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch.

Tham gia phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đại biểu Huỳnh Thanh Phương – đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tây Ninh cho rằng 03 động lực tăng trưởng kinh tế dư địa tăng rất ít là xuất khẩu, dịch vụ và đầu tư.

Về xuất khẩu, đại biểu Phương nhận định kinh tế thế giới phục hồi chậm, diễn biến tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, khả năng xuất khẩu không đúng như kỳ vọng. Kiến nghị Chính phủ có giải pháp thiết thực, cụ thể hơn.

Về dịch vụ, phục hồi tăng trưởng chậm và giảm sút, tình hình quý IV cũng không khả quan, cần có các giải pháp kích thích tiêu dùng vừa đáp ứng tăng trưởng kinh tế, vừa thỏa mãn nhu cầu của người dân; đại biểu Phương cho rằng các biện pháp kích cầu đã có nhưng cần tăng liều lượng, giảm thuế VAT nên nâng lên 4-5% thay vì chỉ 2% như hiện nay, nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người chịu thuế thu nhập cá nhân; giảm giá xăng dầu (giảm thuế tiêu thụ đặc biệt) vì đây là nhu cầu thiết yếu, miễn giảm học phí giảm gánh nặng cho người dân; đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, làm như thế nào để người Việt Nam yêu thích dùng hàng Việt Nam.

Về đầu tư công hiện nay, đại biểu Phương đề nghị cần đảm bảo nguồn vật liệu, khắc phục thời tiết, tập trung nguồn nhân lực để thực hiện đảm bảo tiến độ các dự án; thực hiện điều chuyển vốn từ những dự án, công trình chậm tiến độ sang những dự án, công trình giải ngân tốt hơn; lấy đầu tư công thúc đẩy, lôi kéo đầu tư tư nhằm huy động nguồn lực xã hội (trong 9 tháng đầu tư tư đạt thấp 2-3%, trong khi đầu tư công tăng 20-30%), cho thấy môi trường đầu tư tư chưa tốt, các chính sách kích thích, hỗ trợ chưa đủ mạnh, cần có đánh giá và có giải pháp tốt hơn.

Về tăng trưởng tín dụng, đại biểu Phương cho biết qua phản ánh của cử tri thì Ngân hàng cho rằng Doanh nghiệp không có phương án kinh doanh khả thi nên không giải ngân được, Doanh nghiệp thì cho rằng Ngân hàng thiếu linh hoạt, như cần có cơ chế đối với việc thế chấp tài sản trên đất, việc cho vay sản xuất thời vụ, tín chấp ngành nghề kinh doanh...; Doanh nghiệp cho rằng mặt bằng lãi suất tuy có giảm nhưng vẫn còn cao nhất là đối với các gói vay cũ, đại biểu Phương đề nghị cần có giải pháp để Ngân hàng và Doanh nghiệp gặp nhau để giải quyết vấn đề.

Về Kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Phương cho rằng đây là chủ trương đúng, kịp thời, có tác động tích cực, góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy phục hồi kinh tế, được Nhân dân đánh giá cao, cộng đồng Quốc tế ghi nhận nhưng khâu triển khai chậm, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chưa kịp thời; theo phản ánh của cử tri thì nội dung chính sách quá an toàn, thủ tục còn nhiều… dẫn đến nhiều gói hỗ trợ thuộc chính sách tài khóa giải ngân chậm, kinh phí dư nhiều, thời gian kết thúc chính sách đã đến nhưng chậm có phương án xử lý.

Theo đại biểu Phương, việc giải ngân hết kinh phí của các gói hỗ trợ không khả thi; việc đề xuất chính sách không sát thực tế, nhiều quy trình thủ tục dẫn đến lãng phí nguồn lực thay vì đầu tư cho việc khác. Đại biểu đề nghị Chính phủ đánh giá rõ nguyên nhân chủ quan là gì? Trách nhiệm của các ngành các cấp như thế nào?

Về 03 nội dung Chính phủ đề xuất Quốc hội về gói hỗ trợ chính sách 2% lãi suất; việc hỗ trợ vốn từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi; việc đề nghị kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn đầu tư phát triển cho các dự án của Chương trình…, đại biểu Phương cơ bản thống nhất nhưng đề nghị Chính phủ có đánh giá tác động, phân tích nhiều chiều để rút kinh nghiệm trong đề xuất chính sách sau này.

KC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay4,985
  • Tháng hiện tại47,969
  • Tổng lượt truy cập999,053
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây