Ngày làm việc thứ 21 của Kỳ họp thứ 5: Quốc hội thông qua nhiều nội dung

Thứ năm - 22/06/2023 20:48 77 0

Ngày 22/6/2023, Quốc hội tiếp tục với các phiên họp toàn thể tại hội trường. Buổi sáng, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội - Lê Quang Huy trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) kết quả có 477 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 96.56% tổng số ĐBQH), trong đó có 468 đại biểu tán thành (bằng 94.74% tổng số ĐBQH), có 04 đại biểu không tán thành (bằng 0.81% tổng số ĐBQH), có 05 đại biểu không biểu quyết (bằng 1.01% tổng số ĐBQH).

Tiếp đến, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội - Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về phân bổ vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; phân bổ, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của các Chương trình mục tiêu quốc gia; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết với 482 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 97.57% tổng số ĐBQH), trong đó có 476 đại biểu tán thành (bằng 96.36% tổng số ĐBQH), có 05 đại biểu không tán thành (bằng 1.01% tổng số ĐBQH), có 01 đại biểu không biểu quyết (bằng 0.20% tổng số ĐBQH).

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi). Tại phiên thảo luận có 21 đại biểu phát biểu, các ý kiến của đại biểu đại biểu tập trung thảo luận về: phạm vi, đối tượng điều chỉnh, nội hàm của các hoạt động viễn thông, đặc biệt là việc mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các lĩnh vực mới như dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet, OTT, dịch vụ trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây; chính sách, điều kiện kinh doanh, quản lý đối với các dịch vụ mới; tính thống nhất, đồng bộ của dự án Luật với pháp luật có liên quan, tính tương thích, phù hợp với các điều ước quốc tế, khái niệm, giải thích từ ngữ "hành vi bị cấm"; sự cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động viễn thông, nghiên cứu triển khai các hoạt động viễn thông; vấn đề sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông, cấp giấy phép viễn thông, thẩm quyền cấp phép, thời hạn cấp phép, gia hạn giấy phép viễn thông; cơ sở, căn cứ, mục đích thành lập Quỹ dịch vụ viễn thông công ích, hiệu quả, nguyên tắc hoạt động, việc quản lý, sử dụng quỹ, nguồn thu, mức thu và nhiệm vụ chi của Quỹ; quản lý, sử dụng thiết kế lắp đặt công trình viễn thông, thu hồi các công trình viễn thông đã hết thời hạn sử dụng, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông, kết nối và chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông, bảo mật thông tin cá nhân, trách nhiệm trong việc thu thập, trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông, quản lý SIM rác, thông tin thuê bao và dịch vụ thông tin khẩn cấp…Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Nguyễn Mạnh Hùng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu giải trình, tiếp thu một số ý kiến của đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về dự án Luật Viễn Thông (sửa đổi)

Buổi chiều, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - Bùi Văn Cường báo cáo về việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV với 455 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92.11% tổng số ĐBQH), trong đó có 446 đại biểu tán thành (bằng 90.28% tổng số ĐBQH), có 05 đại biểu không tán thành (bằng 1.01% tổng số ĐBQH), có 04 đại biểu không biểu quyết (bằng 0.81% tổng số ĐBQH).

Sau đó, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo các Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024; Quốc hội biểu quyết thông qua các Nghị quyết bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau:

- Đối với Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”, có 470 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95.14% tổng số ĐBQH), trong đó có 469 đại biểu tán thành (bằng 94.94% tổng số ĐBQH), có 01 đại biểu không tán thành (bằng 0.20% tổng số ĐBQH).

- Đối với Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”: có 458 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92.71% tổng số ĐBQH), trong đó có 452 đại biểu tán thành (bằng 91.50% tổng số ĐBQH), có 02 đại biểu không tán thành (bằng 0.40% tổng số ĐBQH), có 04 đại biểu không biểu quyết (bằng 0.81% tổng số ĐBQH).

Tiếp đến, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội - Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, kết quả có 465 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94.13% tổng số ĐBQH), trong đó có 414 đại biểu tán thành (bằng 83.81% tổng số ĐBQH), có 28 đại biểu không tán thành (bằng 5.67% tổng số ĐBQH), có 23 đại biểu không biểu quyết (bằng 4.66% tổng số ĐBQH).

Nội dung họp cuối ngày, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), có 17 đại biểu phát biểu, 04 đại biểu tranh luận, các ý kiến đại biểu tập trung về các vấn đề: tên gọi của dự thảo Luật; đối tượng áp dụng; căn cước điện tử; nguyên tắc quản lý căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước; trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước; quyền và nghĩa vụ về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước; người được cấp thẻ căn cước; việc cấp thẻ căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi; thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; các chủ thể được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; các thông tin trên thẻ căn cước công dân; nội dung thể hiện trên thẻ căn cước; giá trị sử dụng của thẻ căn cước; trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước; thu hồi, tạm giữ thẻ căn cước… Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công an - Tô Lâm giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Ngày 23/6/2023: 

- Sáng, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi); thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; 

- Chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi); thảo luận ở hội trường về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

KC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,449
  • Tháng hiện tại99,877
  • Tổng lượt truy cập1,050,961
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây