Bộ Tài chính trả lời kiến nghị cử tri liên quan đến việc sử dụng các khoản tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách

Thứ bảy - 31/12/2022 00:00 46 0

Bộ Tài chính trả lời kiến nghị cử tri liên quan đến việc sử dụng các khoản tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách

Nội dung kiến nghị: Ngày 07/12/2021, Bộ Tài chính có Công văn số 13969/BTC-NSNN về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, trong đó đối với nội dung kiến nghị của tỉnh Tây Ninh: “Đề nghị nghiên cứu, trình Quốc hội điều chỉnh, bổ sung khoản 2, Điều 59, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 như sau: bổ sung nhiệm vụ chi “Các nhiệm vụ chi cần thiết khác” để tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong điều hành, quản lý, sử dụng ngân sách và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.”, Bộ Tài chính đã ghi nhận để nghiên cứu, tổng hợp trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, theo định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 Trung ương quy định mức chi rất thấp so với nhiệm vụ chi địa phương phải đảm bảo theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, trong đó có một số nhiệm vụ chi chủ yếu như: mức tiền ăn hàng ngày của lực lượng dân quân tự vệ; tiền ăn huấn luyện dân quân tự vệ; chi bảo đảm hoạt động phòng cháy, chữa cháy (bao gồm mua trang thiết bị, công cụ dụng cụ,...) theo quy định tại khoản 4, Điều 48, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;...Ngoài ra, trong thực hiện địa phương cũng gặp khó khăn đối với quy định: Phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách phải theo thứ tự ưu tiên.

Do đó, trong thời gian chờ tổng hợp, sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước và nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong điều hành, quản lý, sử dụng ngân sách và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, cử tri ngành tài chính kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, tham mưu Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết bổ sung nhiệm vụ chi “Các nhiệm vụ chi cần thiết khác” từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách so với dự toán, đồng thời Phương án sử dụng cho phép địa phương được chủ động phân bổ đảm bảo theo đúng quy định và phù hợp với nhu cầu chi ngân sách của địa phương

Bộ Tài chính trả lời như sau:
1. Về việc sử dụng các khoản tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách:
Tại khoản 2 Điều 59 Luật Ngân sách nhà nước quy định: “Sổ tăng thu, trừ tăng thu của ngân sách địa phương do phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách phải nộp về ngân sách cấp trên và sổ tiết kiệm chi ngân sách so với dự toán được sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Giảm bội chi, tăng chi trả nợ, bao gồm trả nợ gốc và lãi;
b) Bổ sung quỹ dự trữ tài chính;
c) Bổ sung nguồn thực hiện chính sách tiền lương;
d) Thực hiện một sổ chính sách an sinh xã hội;
đ)    Tăng chỉ đầu tư một số dự án quan trọng;
e) Thực hiện nhiệm vụ quv định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Chính phủ lập phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chỉ của ngân sách trung ương, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Ủy ban nhân dân lập phương án sử dụng sổ tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách cấp mình, bảo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất. Đối với sổ tăng thu ngân sách địa phương do có phát sinh nguồn thu mới trong thời kỳ ổn định ngân sách thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 7 Điêu 9 của Luật này.

Quy định trên nhằm đảm bảo an ninh an toàn tài chính quốc gia cũng như của từng địa phương, đồng thời định hướng ưu tiên sử dụng cho các nhiệm vụ chi quan trọng, trong đó có các chế độ, chính sách đã ban hành (tiền lương, chính sách an sinh xã hội); đồng thời vẫn cho phép địa phương xử lý các nhiệm vụ cấp bách phát sinh ở địa phương về đầu tư xây dựng cơ bản. Vì vậy, trước mắt đề nghị địa phương thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính đang được phân công rà soát để báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước, đề nghị địa phương tổng hợp các vấn đề phát sinh, tham gia với Bộ Tài chính để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Đối với các nhiệm vụ chi của địa phương như: mức tiền ăn hàng ngày của lực lượng dân quân tự vệ; tiền ăn huấn luyện dân quân tự vệ; chi bảo đảm hoạt động phòng cháy, chữa cháy (bao gồm mua trang thiết bị, công cụ, dụng cụ,...) theo quy định tại khoản 4, Điều 48, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;... Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của ngân sách địa phương năm 2022 đã được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định (Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 ngày 01/9/2021 quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022) đảm bảo nguyên tắc phù hợp cân đối ngân sách nhà nước năm 2022 và đảm bảo toàn bộ các chế độ, chính sách được nhà nước ban hành đến thời điểm Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết (ngày 01/9/2021). Ngoài ra, Luật Ngân sách nhà nước đã quy định, từng cấp ngân sách được bố trí mức dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách để chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán.
TTR

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập52
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách truy cập44
  • Hôm nay4,399
  • Tháng hiện tại128,436
  • Tổng lượt truy cập1,079,520
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây