Những điểm mới cơ bản của Nghị định số 43/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra

Thứ sáu - 14/07/2023 13:37 531 0

Ngày 14/11/2022, Quốc hội thông qua Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 và Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023. Ngày 30/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra; Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/8/2023.

Với mục tiêu giúp cho hoạt động thanh tra hiệu lực, hiệu quả hơn, tăng cường tính độc lập, tự chịu trách nhiệm của cơ quan thanh tra và đổi mới phương thức hoạt động của cơ quan thanh tra theo hướng chuyên nghiệp hơn. Những quy định mới của pháp luật thanh tra cũng đặt ra một số yêu cầu đối với hệ thống cơ quan thanh tra, trong đó bao gồm thanh tra ngành khoa học và công nghệ.

Nghị định 43/2023/NĐ-CP của Chính phủ từ Điều 34 đến Điều 47 quy định chi tiết về giám định, phong tỏa tài khoản, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát trong hoạt động thanh tra. Đồng thời, Luật Thanh tra năm 2022 bổ sung quy định về thanh tra nội bộ (Điều 115) và được quy định chi tiết tại Nghị định 43/2023/NĐ-CP. Theo đó, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức việc thanh tra nội bộ để tăng cường quản lý, bảo đảm việc chấp hành chính chính sách, pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn (Điều 66).

 Nghị định 43/2023/NĐ-CP của Chính phủ cũng đặt ra một số yêu cầu đối với thanh tra ngành KH&CN trong việc tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ KH&CN, UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về KH&CN với phạm vi quản lý rộng, chuyên ngành phức tạp, có tính chuyên môn sâu và bao gồm các lĩnh vực: tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân; hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển tiềm lực KH&CN. Đây là các lĩnh vực tác động trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

 

Ảnh minh họa

Đối với tổ chức, cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ cần được sắp xếp đảm bảo đáp ứng quy định về tổ chức bộ máy và các điều kiện cần thiết (như người đủ điều kiện là trưởng đoàn thanh tra; chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp thực hiện công tác giải quyết đơn thư, phòng chống tham nhũng tiêu cực…) để có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định pháp luật. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố duy trì Thanh tra sở để đảm bảo phù hợp với quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển ngành thanh tra và lĩnh vực KH&CN; phù hợp với Luật Thanh tra năm 2022 và các quy định pháp luật liên quan; xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước, yêu cầu thực tiễn và những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, ký kết.

Đối với nhân lực, các cơ quan thanh tra KH&CN cần được bổ sung nguồn nhân lực. Số lượng biên chế hạn chế như hiện nay là một trong những rào cản lớn cho việc đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật mới về thanh tra, trong đó bao gồm các quy định về giám sát đoàn thanh tra, thẩm định kết luận thanh tra, xử lý sau thanh tra…Nói cách khác, với số lượng biên chế hạn chế như hiện nay, cùng một lúc rất khó khăn để bố trí nhân lực đoàn thanh tra và nhân lực thực hiện các công việc khác phải hoàn toàn độc lập với đoàn thanh tra (giám sát, thẩm định…). Công chức, thanh tra viên cần chủ động và được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu công việc, trách nhiệm lớn hơn và những tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định pháp luật. Hiện nay, tỉ lệ thuận với số lượng biên chế thuộc cơ quan thanh tra KH&CN, số lượng thanh tra viên cao cấp, thanh tra viên chính và thanh tra viên thuộc các cơ quan thanh tra ngành KH&CN cũng hạn chế. Điều này cũng là một trong những khó khăn trong tổ chức các đoàn thanh tra.

Đối với hoạt động thanh tra, cần có định hướng tăng cường hoạt động kiểm tra và thanh tra có trọng tâm, trọng điểm và những yêu cầu khắt khe hơn đối với hoạt động thanh tra, các cơ quan thanh tra (trung ương và địa phương) cần chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, định hướng của Thanh tra Chính phủ, Bộ, địa phương và nguồn lực hiện có. Đồng thời, việc lựa chọn thanh tra hay kiểm tra đối với từng vụ việc, trường hợp cụ thể cũng cần được cân nhắc thấu đáo, cẩn trọng hơn. Quy định pháp luật thanh tra hiện hành đòi hỏi các cơ quan thanh tra KH&CN phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, đảm bảo góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Để thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan thanh tra KH&CN trước những yêu cầu mới, bên cạnh chỉ đạo, định hướng của Bộ và UBND các tỉnh, thành phố, đòi hỏi sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan khác từ trung ương đến địa phương. Đồng thời, nhận thức đầy đủ và nỗ lực của chính các cơ quan thanh tra KH&CN là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện mục tiêu này.

Nghị định số 43/2023/NĐ-CP gồm có 10 chương với 70 Điều luật, quy định chi tiết một số điều của Luật Thanh tra bao gồm:

- Điều 38 về Thanh tra viên;

- Điều 56 về Thanh tra lại;

- Điều 60 về Đoàn Thanh tra;

- Điều 79 về công khai kết luận thanh tra;

- Điều 87 về trưng cầu giám định;

- Điều 90 về yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra;

- Điều 91 về thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra;

- Khoản 4 Điều 96 về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết kiến nghị về nội dung trong kết luận thanh tra và kiến nghị, phản ánh về hoạt động thanh tra;

- Điều 105 về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra;

- Khoản 3 Điều 106 về xử lý vi phạm trong thực hiện kết luận thanh tra.

(Nội dung Nghị định số 43/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra được gửi đính kèm bên dưới)

Thanh Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách truy cập14
  • Hôm nay2,387
  • Tháng hiện tại64,086
  • Tổng lượt truy cập921,441
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây