Thanh tra Chính phủ trả lời cử tri liên quan đến bất cập Bộ Chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng

Thứ sáu - 31/03/2023 09:19 318 0

* Nội dung câu hỏi: Bộ Chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ vẫn còn một số bất cập về tiêu chí chấm điểm như: Tiêu chí phát hiện và xử lý tham nhũng chiếm 8 điểm yêu cầu tỷ lệ phát hiện tham nhũng trong tất cả các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết tố cáo, phản ánh phải đạt 100% mới được tròn điểm; tiêu chí xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu để xảy ra tham nhũng chiếm 7,5 điểm yêu cầu trong năm phải có phát sinh ít nhất 01 trường hợp khiển trách, 01 trường hợp cảnh cáo, 01 trường hợp cách chức mới có điểm; việc xử lý các vụ án tham nhũng chiếm 20 điểm yêu cầu mỗi vụ án tham nhũng từ giai đoạn phát hiện đến khi có bản án phải hoàn thành trong năm mới đạt tròn điểm; v.v…Ngoài ra, Bộ Chỉ số còn đặt ra tiêu chí kết quả xử lý kỷ luật hành chính đối với tổ chức, trong khi pháp luật hiện hành hoàn toàn không có quy định xử lý kỷ luật hành chính đối với tập thể cơ quan, tổ chức. Do đó để minh chứng việc xử lý, Thanh tra tỉnh buộc phải vận dụng lấy kết quả xử lý về mặt Đảng đối với tổ chức Đảng để xảy ra tham nhũng. Tuy nhiên, việc xử lý này không thuộc thẩm quyền kiểm soát của chính quyền địa phương, thực tế một số trường hợp tổ chức Đảng để xảy ra tham nhũng không kỷ luật mà chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm nên Thanh tra Chính phủ không đồng ý, từ đó trừ điểm của Tỉnh.

* Nội dung trả lời Thanh tra Chính phủ:

Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác phòng, chng tham nhũng. Luật PCTN năm 2018 đã quy định việc đánh giá công tác PCTN được thực hiện hàng năm. Tiêu chí đánh giá v công tác phòng, chng tham nhũng được quy định tại Điều 17, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, cụ thể như sau:

- S lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng;

- Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chng tham nhũng;

- Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng;

- Việc phát hiện và xử lý tham nhũng;

- Việc thu hồi tài sản tham nhũng.

Bộ chỉ s đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh hàng năm do Thanh tra Chính phủ xây dựng và ban hành căn cứ vào các tiêu chí nêu trên và được cụ thể hóa theo các quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 của Nghị định s 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ. Trong đó, tiêu chí phát hiện và xử lý tham nhũng được quy định chi tiết tại Điều 19, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ.

Tiêu chí phát hiện tham nhũng gồm các tiêu chí thành phần sau:

- Kết quả phát hiện tham nhũng qua công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiếm toán;

- Kết quả phát hiện tham nhũng qua phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng;

- Kết quả phát hiện tham nhũng qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

Tiêu chí đánh giá việc xử lý tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:

- Két quả xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính với t chức, cá nhân có vi phạm;

- Kết quả xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng.

Bộ Chỉ s đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh hàng năm được áp dụng chung trên phạm vi cả nước; các tỉnh đều tự đánh giá trên cùng một mặt bằng, cùng phương pháp tính điểm để có thể so sánh mức độ đạt hiệu quả của một tỉnh đi với từng tiêu chí. Do đó, kết quả đánh giá một số tiêu chí thành phn không đạt đim tuyệt đối 100% là điều thường xảy ra đối với tất cả các địa phương.

TTR

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay1,466
  • Tháng hiện tại69,006
  • Tổng lượt truy cập1,847,293
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây