GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Thứ hai - 09/09/2024 17:11 48 0

Hoạt động tiếp xúc cử tri được tổ chức thực hiện nghiêm túc, với ý thức cao của các đại biểu Hội đồng nhân dân cũng như các cơ quan, ban, ngành chức năng thì chắc chắn những tồn tại sẽ được khắc phục, chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri sẽ ngày càng tốt lên, mối quan hệ giữa đại biểu Hội đồng nhân dân với cử tri ngày càng khăng khít, xứng đáng với niềm tin mà cử tri và nhân dân đã gửi gắm vào đại biểu Hội đồng nhân dân. Nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu hội đồng nhân dân thị xã Trảng Bàng là một quá trình nỗ lực, phấn đấu không ngừng của từng đại biểu HĐND thị xã, đồng thời là một yêu cầu đặt ra từ thực tiễn, từ đòi hỏi của cử tri đối với cơ quan đại diện cho mình, trong đó, vai trò cá nhân của đại biểu là hết sức quan trọng. Làm tốt công tác tiếp xúc cử tri theo quy định của pháp luật sẽ thu thập và giải quyết một cách kịp thời các ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng chính đáng, những vấn đề cử tri quan tâm góp phần xây dựng chính quyền, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND thị xã đã tổ chức 11 cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp của đại biểu HĐND thị xã, với tổng số 591 ý kiến, đã trả lời 478 ý kiến, ghi nhận 113 ý kiến (trong đó thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh là 39 ý kiến, thuộc thẩm quyền giải quyết của thị xã là 74 ý kiến).

Để chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu hội đồng nhân dân thị xã đạt hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ thì vai trò của đại biểu hội đồng nhân dân thị xã là rất quan trọng. Do đó hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu hội đồng nhân dân thị xã cần phải thực hiện nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao, trong thời gian qua Thường trực HĐND thị xã đã thực hiện với các giải pháp như sau:

 Một là, phải xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri, lựa chọn hình thức, địa điểm và thành phần cử tri tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri.

Hai là, mỗi điểm tiếp xúc nên có sự tham gia của lãnh đạo chủ chốt các ngành chuyên môn thị xã, lãnh đạo các xã, phường để ghi nhận và trực tiếp trả lời kiến nghị của cử tri. Có thể kết hợp để đại biểu HĐND thị xã, các xã, phường cùng tiếp xúc cử tri sau đó tổng hợp, phân loại ý kiến để xử lý. Với đại biểu, không chỉ tham gia đủ các cuộc tiếp xúc với cử tri mà còn phải định hướng, gợi mở, tạo điều kiện cho cử tri phát biểu. Ý kiến, kiến nghị của cử tri phải được giải thích rõ ràng và hạn chế việc “ghi nhận” và chuyển tới các cơ quan liên quan. Đại biểu phải đeo bám, giám sát cho đến khi vấn đề được giải quyết thỏa đáng để trả lời cử tri trong những cuộc tiếp xúc sau, vấn đề nào đòi hỏi thời gian hoặc chưa có điều kiện giải quyết, cần giải thích rõ, không từ chối, né tránh. Đây là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri. Sau mỗi kỳ tiếp xúc, việc phân loại và chuyển kiến nghị tới đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ giúp cho việc giải quyết ý kiến, kiến nghị nhanh hơn, chính xác hơn, góp phần tạo dựng lòng tin của nhân dân đối với bản thân đại biểu và chính quyền các cấp.

Ba là, đối với địa bàn có nhiều vấn đề mà người dân bức xúc, ngoài việc tiếp xúc cử tri, đại biểu phải xuống tận ấp, khu phố để nắm tình hình thực tế ở cơ sở.

Bốn là, trên cơ sở kế hoạch, đại biểu HĐND cần nghiên cứu, chuẩn bị lựa chọn nội dung, những vấn đề liên quan trực tiếp đến cử tri để thông báo tới cử tri đảm bảo ngắn gọn, phù hợp với địa bàn tiếp xúc và đối tượng cử tri; dành thời gian hợp lý cho cử tri tham gia ý kiến, kiến nghị khác mà cử tri quan tâm. Các nghị quyết HĐND mới được thông qua tại kỳ họp và các văn bản pháp luật liên quan khác cần được tuyên truyền, phổ biến, giải thích, vận động Nhân dân thực hiện.

Năm là, thực hiện tốt công tác tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, đây là vấn đề quan trọng cần quan tâm, để nâng cao chất lượng tổng hợp, ngay từ khâu tổng hợp của từng đại biểu đến tổng hợp của Tổ trưởng Tổ đại biểu đã phải bảo đảm chính xác, trọng tâm những vấn đề cử tri quan tâm kiến nghị và phải đúng thẩm quyền của từng cấp.

Sáu là, để làm tốt vai trò cầu nối giữa nhân dân với chính quyền các cấp, người đại biểu cần phải có năng lực, tự nghiên cứu những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực, có khả năng tiếp thu, đại biểu cần chủ động học hỏi, lắng nghe và ghi nhận tất cả tâm tư, nguyện vọng của người dân, phải nắm bắt được những vấn đề phức tạp, các vụ việc nổi cộm, người dân bức xúc của địa phương nơi tiếp xúc, đồng thời phát hiện những sai sót, lệch lạc trong các giải pháp quản lý nhà nước để kịp thời chấn chỉnh.        

                                                                                                     Huỳnh Như

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay49
  • Tháng hiện tại47,846
  • Tổng lượt truy cập1,995,457
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây