Thường trực HĐND huyện Tân Biên giám sát việc đánh giá chất lượng đất và đề xuất giải pháp kỹ thuật cho từng vùng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Thứ sáu - 11/10/2024 09:58 25 0

Thực hiện Chương trình giám sát năm 2024, vào lúc 14 giờ ngày 09/10/2024, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND huyện đã tiến hành giám sát UBND huyện về việc triển khai thực hiện Quyết định số 2336/QĐ-UBND ngày 26/6/2020 của UBND huyện về phê duyệt kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng đất và đề xuất giải pháp kỹ thuật cho từng vùng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Ông Trần Văn Lộc - Phó Chủ tịch HĐND huyện làm Trưởng đoàn giám sát; tham dự buổi giám sát có bà Đoàn Thị Minh Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện; thành viên Đoàn giám sát của Thường trực HĐND huyện có lãnh đạo 02 Ban HĐND huyện, đại diện Ban Thường trực UBMTTQVN huyện, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn.

Quang cảnh buổi giám sát

Trước khi giám sát trực tiếp UBND huyện, từ ngày 13 đến ngày 27/9/2024, Đoàn giám sát đã tổ chức khảo sát 05 đơn vị: UBND xã Trà Vong, Mỏ Công, Tân Phong, Thạnh Bắc, Thạnh Tây.

Theo báo cáo của UBND huyện, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 86.145,59 ha. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp: 49.090,81ha, chiếm 56,99% diện tích tự nhiên. Sau khi triển khai thực hiện Quyết định số 2336/QĐ-UBND ngày 26/6/2020 của UBND huyện, cơ cấu cây trồng của huyện sự chuyển biến qua các năm, giảm dần các loại cây trồng kém hiệu quả (cao su) chuyển sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn (mãng cầu, bưởi, sầu riêng, nhãn,…). Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với vùng đất khảo sát được các xã triển khai thực hiện với 310,3ha. Để phát triển các cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, huyện đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng được 310,3 ha, góp phần nâng giá trị sản phẩm bình quân thu được trên 01 ha đất trồng trọt năm 2023 đạt 96 triệu đồng, tăng 3% so với năm 2022 (năm 2022 đạt 93,2 triệu đồng). Qua hơn 04 năm triển khai thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng khác, đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế giúp người nông dân biết cách khai thác nguồn tài nguyên đất một cách hợp lý, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất đồng thời sử dụng cơ giới hóa nhằm giảm công lao động trong nông nghiệp, việc ứng dụng hệ thống tưới tiên tiến như: tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt làm giảm lượng nước và tiết kiệm 40-50% lượng nước tưới khi vào vụ. Đến nay, trên địa bàn huyện có 102,6 ha đạt chuẩn VietGAP, có 05 sản phẩm OCOP, trong đó: 04 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao, 01 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao.

Tại buổi làm việc các thành viên đoàn giám sát đặt vấn đề trao đổi, yêu cầu làm rõ một số vấn đề liên quan đến các nội dung như: Công tác triển khai, tuyên truyền, vận động chưa được quan tâm đúng mức, chưa đạt yêu cầu và chưa sâu rộng. Lãnh đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã thiếu chủ động, còn lúng túng trong triển khai thực hiện. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của người dân phần lớn là tự phát, theo giá cả thị trường, chưa gắn kết được với các giải pháp kỹ thuật của đề tài và theo định hướng sản xuất của huyện. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai thực hiện đề tài chưa kịp thời…  

Kết thúc buổi giám sát, ông Trần Văn Lộc - Phó Chủ tịch HĐND huyện đã đánh giá cao những nỗ lực của UBND huyện trong thời gian qua, đồng thời đề nghị UBND huyện tiếp tục triển khai trong cán bộ, đảng viên và đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để người dân hiểu mạnh dạng đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng đất, giảm các loại cây trồng kém hiệu quả, chuyển sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích canh tác. Cần có kiểm tra đánh giá việc triển khai thực hiện đề tài và đề ra các giải pháp phù hợp tiếp tục chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện với các nội dung, giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tại vùng đất được khảo sát. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương và trách nhiệm cá nhân được phân công phụ trách lĩnh vực, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ được phân công nhằm sớm đưa đề tài đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực trong thực tế. Tiếp tục định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nhân dân, tăng cường chuyển giao các mô hình, sản xuất khuyến nông có hiệu quả nhằm khai thác hợp lý tài nguyên đất, nước theo hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao chuỗi giá trị và phát triển bền vững…

Nguyễn Vũ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay1,442
  • Tháng hiện tại46,812
  • Tổng lượt truy cập1,994,423
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây