Kỳ họp bất thường thứ hai, Quốc hội khóa XV: Đoàn ĐBQH Tây Ninh thảo luận tại Tổ về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thứ hai - 09/01/2023 15:00 91 0

Kỳ họp bất thường thứ hai, Quốc hội khóa XV: Đoàn ĐBQH Tây Ninh thảo luận tại Tổ về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sáng 06/01/2023, ngày làm việc thứ 2 của kỳ họp bất thường lần thứ hai,  Đoàn ĐBQH Tây Ninh thảo luận tại Tổ 16 cùng các Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An và tỉnh Phú Yên về dự thảo Nghị quyết Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.  Đại biểu Nguyễn Mạnh Tiến – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đánh giá cao sự nỗ lực và khẩn trương của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác tham mưu Chính phủ về nội dung và hồ sơ Quy hoạch trình Quốc hội, thống nhất sự cần thiết phải sớm ban hành quy hoạch quan trọng này nhằm định hướng và phân bố không gian các ngành, lĩnh vực chủ yếu cho sự phát triển. Đây là lần đầu tiên Quy hoạch tổng thể quốc gia được xây dựng theo quy định của Luật Quy hoạch. Theo đại biểu Tiến, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch đã đưa ra dự báo bối cảnh và xu thế phát triển quốc tế, tuy nhiên cần cập nhật một số nội dung có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và cả giai đoạn tiếp theo như: Xung đột Nga – Ucraina kéo dài tạo ra những hệ lụy ngày càng nghiêm trọng đối với tình hình an ninh, chính trị và kinh tế thế giới; làm trầm trọng thêm sự dứt gãy của các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ra khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu. Bên cạnh việc khẳng định phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới, cần bổ sung, làm rõ thêm các xu thế phát triển quốc tế sẽ tác động đến Việt Nam như: kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn; chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc có ảnh hưởng lớn đến phương thức tăng trưởng, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên thế giới; chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, năng lượng xanh sẽ là xu thế rõ nét hơn trong thời kỳ tới. Đây sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để xác định các ngành quan trọng cần tập trung phát triển trong giai đoạn quy hoạch. ĐBQH Nguyễn Mạnh Tiến phát biểu tại tổ Đại biểu Tiến đề nghị Báo cáo cần có những đánh giá, nhận định sâu sắc hơn về tính đầy đủ và hợp lý đối với hiện trạng các vùng kinh tế, hành lang kinh tế, không gian đô thị, nhất là đối với hành lang kinh tế kết nối Đông-Tây giữa vùng ven biển và vùng núi cũng như tính hiệu quả, hợp lý của việc hình thành các vùng sản xuất phân bổ theo lãnh thổ và đánh giá thêm bất cập trong liệt kê vùng để cùng khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên giữa các ngành, địa phương. Về quy hoạch định hướng không gian và kinh tế biển trong tổng thể quy hoạch quốc gia, đại biểu Tiến cho rằng hiện mới tiếp cận và đề cập đến không gian địa lý, không gian hành chính, chưa đề cập đến không gian pháp lý theo quy định của pháp luật quốc tế (Công ước năm 1982 của Liên hiệp quốc về Luật biển). Nội dung này trong báo cáo còn chưa tương xứng với lợi thế 3.200km đường biển của đất nước cũng như vị trí, vai trò và ý nghĩa của biển phát triển trong phát triển kinh tế - xã hội… Về định hướng phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền, đại biểu Tiến đề nghị cần xác định rõ tiêu chí tập trung phát triển, nâng cấp những cửa khẩu có triển vọng nhất chứ không chỉ xác định số lượng chung chung nhằm định hướng thu hút đầu tư hạ tầng cho các cửa khẩu được quy hoạch, tránh tình trạng không rõ ràng, đầu tư dàn trải tốn kém nguồn lực quốc gia. Đồng thời, cần rà soát đảm bảo phù hợp về tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên và các cam kết quốc tế, mở rộng nghiên cứu kinh nghiệm, bài học của các nước đi trước để bảo đảm tính khả thi cũng như huy động nguồn lực thực hiện.  Đại biểu Tiến cũng đề nghị bổ sung giải pháp thực hiện tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là FTA thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên để pháp huy tối đa lợi ích mà các FTA mang lại về xuất khẩu, tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, cải cách thể chế, việc làm, thu nhập cũng như lợi ích đối với các ngành. Trong phiên thảo luận, do không còn thời gian, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy cũng đã có văn bản góp ý gửi Tổng Thư ký Quốc hội về nội dung này, đại biểu Thúy đề nghị làm rõ tại Khoản b, điểm 2, Điều 7 dự thảo Nghị quyết về định hướng phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9%/năm, trong khi Nghị quyết 138/NQ-CP ngày 25/10/2022 của Chính phủ thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 8-8,5%, vậy là bổ sung hay tăng/giảm chỉ tiêu, để trình Quốc hội xem xét, quyết định.   Về quy hoạch cảng hàng không, đại biểu Thúy đề nghị bổ sung Cảng hàng không Tây Ninh, nhằm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, giảm tải vận tải hàng không của Sân bay Tân Sơn Nhất – Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần vào sự tăng trưởng mang tính đột phá của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Kim Ngọc

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập86
  • Hôm nay1,401
  • Tháng hiện tại44,107
  • Tổng lượt truy cập1,991,718
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây