Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy – Tây Ninh: cần giữ tên gọi của Luật hợp tác xã

Thứ sáu - 11/11/2022 23:00 80 0

Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy – Tây Ninh: cần giữ tên gọi của Luật hợp tác xã

Sáng ngày 10 tháng 11 năm 2022, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thanh Thúy – Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh đề nghị cần giữ tên gọi của Luật là Luật hợp tác xã (sửa đổi) với có 04 lý do: Thứ nhất, Hợp Tác Xã là tên gọi được Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đưa vào Việt Nam và đến nay đã 75 năm. Và trước đó, khi tổ chức tọa đàm lấy ý kiến Luật của các bộ, ngành tại các địa phương thì có khoảng 60-65% đề nghị giữ nguyên như tên gọi Luật HTX. Thứ hai, nhiều ý kiến cho rằng sử dụng tên gọi Luật các tổ chức kinh tế hợp tác sẽ bao quát được toàn bộ đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật. Tuy nhiên, về phạm vi điều chỉnh của Luật, trong trường hợp có thay đổi, mở rộng thì nên quy định trong phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của luật sẽ phù hợp hơn. Thứ ba, đối tượng điều chỉnh của Luật chủ yếu xoay quanh các đối tượng: hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã; Liên đoàn hợp tác xã. Trong đó, liên hiệp hợp tác xã và liên đoàn hợp tác xã đều là những loại hình phái sinh từ hợp tác xã vì vậy có thể nói hợp tác xã vẫn là gốc. Vì vậy việc giữ tên gọi Luật hợp tác xã (sửa đổi) là phù hợp. Thứ tư, Trên thế giới, lịch sử phát triển Hợp tác xã 200 năm, đến nay vẫn được Liên hợp quốc khẳng định “Hợp tác xã là 01 trào lưu có tổ chức lớn nhất của xã hội văn minh, … HTX là mô hình tự trợ giúp và đoàn kết, đóng góp của HTX rất đặc biệt và vô giá”. Tên gọi hợp tác xã cũng được nhiều nước trên thế giới sử dụng phổ biến, trong đó nổi bật là Mỹ, Cộng hòa Liên bang Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Trung Quốc. Vì vậy việc giữ nguyên tên gọi của Luật là Luật hợp tác xã vẫn đảm bảo hội nhập và phù hợp với các hệ thống pháp luật trên thế giới.  ĐBQH Hoàng Thị Thanh Thúy phát biểu tại hội trường Đối với Quy định về Liên đoàn hợp tác xã trong dự thảo luật đại biểu Thúy đề nghị nên cân nhắc thật kỹ vì chưa đủ cơ sở thực tiễn và chưa sát hợp với chủ trương tại Nghị quyết số 20-NQ/TW "Nghiên cứu, xây dựng thí điểm một số liên đoàn HTX hoạt động chuyên môn hoá cao trong một số ngành, lĩnh vực". Tại khoản 1, Điều 5 quy định “Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các tổ chức kinh tế hợp tác. Trường hợp thật cần thiết, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của tổ chức kinh tế hợp tác thì được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản. Việc thanh toán, bồi thường phải bảo đảm lợi ích của tổ chức kinh tế hợp tác và không phân biệt đối xử giữa các loại hình tổ chức kinh tế hợp tác”. Đề nghị ban soạn thảo quy định cụ thể “trường hợp thật cần thiết” để nhà nước thực hiện trưng mua hoặc trưng dụng bao gồm những trường hợp cụ thể nào? Để tránh trường hợp hiểu không đúng về “trường hợp thật cần thiết” ban soạn thảo cần quy định cụ thể trường hợp nào nhà nước được trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của tổ chức kinh tế hợp tác và đảm bảo các trường hợp được quy định không trái với quy định tại Điều 5 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008. Về tổ chức Liên Minh hợp tác xã Quy định tại Ðiều 106 của dự thảo Luật “Tổ chức đại diện của các tổ chức kinh tế hợp tác trong đó hệ thống liên minh hợp tác xã là nòng cốt, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và pháp luật có liên quan nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên”.  Kiến nghị Ban soạn thảo cần xem xét kỹ hơn về vai trò, vị trí pháp lý của Liên minh hợp tác xã, bởi nếu xem Liên minh hợp tác xã là tổ chức Hội Nghị định 45/2010 Quy định về hoạt động và quản lý Hội như hiện nay thì chưa sát đúng với vai trò, vị trí của Liên Minh hợp tác xã vì Nghị định này quy định Hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong khi, liên minh hợp tác xã là tổ chức được Đảng, nhà nước giao nhiệm vụ, có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của kinh tế tập thể mà Nghị quyết 20-NQ/TW đã khẳng định “Liên minh hợp tác xã là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức kinh tế tập thể, giữ vai trò nòng cốt và thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, làm cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với thành phần kinh tế tập thể, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Vậy nên, nếu chỉ xem nó là một tổ chức Hội tự nguyện, tự quản mà chưa đặt cho nó vào đúng vai trò nòng cốt và thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì nỗ lực xây dựng và phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã trong thời gian tới sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, ì ạch. Đại biểu Thúy đề nghị xem xét việc sử dụng từ “vốn” hay từ “tài sản” đối với các quy định tại chương IX dự thảo Luật (quy định về Tổ hợp tác). Vì theo khoản 1 Điều 504 Bộ luật dân sự năm 2015 thì: “Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm”. Theo đó, dự thảo Luật sử dụng từ “vốn” thay thế cho từ “tài sản” là không phù hợp với định nghĩa của Bộ Luật dân sự về hợp đồng hợp tác (vốn có thể là tài sản nhưng tài sản thì chưa chắc là vốn). Ngoài ra, dự thảo Luật cũng quy định Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác và hợp đồng hợp tác giữa các thành viên tổ hợp tác được ký kết và thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.  Thanh Trung (lược ghi)

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay2,305
  • Tháng hiện tại46,852
  • Tổng lượt truy cập1,928,383
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây