ĐBQH Hoàng Thị Thanh Thúy: Cân nhắc bổ sung tiêu chuẩn về kiến thức chuyên môn đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt

Thứ tư - 27/03/2024 14:13 35 0

Hội nghị đại biểu Quốc hội Hoạt động chuyên trách lần thứ 5, cho ý kiến dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Về nội dung này nhiều đại biểu có ý kiến nhấn mạnh sự cần thiết thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế về tư pháp. Đồng thời, đề nghị cân nhắc quy định Hội thẩm nhân dân do Hội đồng nhân dân - nơi đặt trụ sở Tòa án chuyên biệt bầu, bởi chưa bảo đảm tính đại diện của Nhân dân tham gia xét xử.

ĐBQH Hoàng Thị Thanh Thúy phát biểu tại hội nghị

Phát biểu góp ý dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thanh Thúy - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh nhấn mạnh, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt được thành lập để giải quyết những vụ việc mang tính chuyên môn sâu, phức tạp, vì thế đòi hỏi người tiến hành tố tụng không chỉ có kiến thức pháp luật mà phải có kiến thức về chuyên môn trong lĩnh vực đặc thù. Chính vì vậy, đại biểu Thúy ủng hộ phương án giữ nguyên như quy định hiện hành.

Theo đại biểu, tòa án đang tổ chức theo mô hình 4 cấp, đây là mô hình kết hợp giữa tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ và cấp xét xử. Phương án đổi tên gọi là hình thức, chỉ đổi tên gọi còn không thay đổi về nội dung và phương thức. Vì vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử.

Đại biểu Thúy đề nghị Ban soạn thảo lưu ý, việc đổi tên gọi sẽ dẫn tới việc không tương thích với tổ chức các cơ quan tư pháp ở địa phương như Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát…, dẫn tới phải sửa đổi, bổ sung nhiều luật liên quan. Đổi tên gọi Tòa án còn làm phát sinh chi phí tuân thủ như con dấu, biển hiệu, giấy tờ…

Ngoài ra, về dự kiến số lượng, phạm vi, thẩm quyền của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, một số ý kiến đại biểu đề nghị cần xem xét cụ thể, trong đó, cần căn cứ số lượng vụ việc phải giải quyết hằng năm, Tòa án nhân dân tối cao sẽ đề xuất số lượng Tòa án chuyên biệt cụ thể, phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; nơi đặt trụ sở; điều kiện bảo đảm cho các Tòa án này hoạt động; xin ý kiến cấp có thẩm quyền và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Thanh Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách truy cập23
  • Hôm nay3,029
  • Tháng hiện tại64,728
  • Tổng lượt truy cập922,083
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây