Phó Trưởng đoàn ĐBQH Tây Ninh: Góp ý dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)

Thứ sáu - 24/05/2024 17:48 122 0

Ngày 24/5/2024, tiếp tục chương trình làm việc ngày thứ 5, buổi chiểu Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ và dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh tham gia thảo luận tại Tổ 11 cùng các tỉnh Tuyên Quang, Đà Nẵng và Sơn La.

          Tại buổi thảo luận, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy – Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Tây Ninh đã phát biểu ý kiến góp ý đối với từng điều, khoản của dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Cụ thể, đại biểu quan tâm, kiến nghị Ban soạn thảo xem xét sửa đổi, bổ sung đối với 04 nội dung sau:

 Tại Điều 20 của dự thảo Luật có quy định cụ thể về từng loại vũ khí quân dụng trang bị cho Cơ yếu, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm lâm, Kiểm ngư, An ninh hàng không, Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu, phòng chống tội phạm về ma tuý của Hải quan, tuy nhiên trong điều luật lại không có quy định về số lượng vũ khí được trang bị, điển hình như Cơ yếu, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, An ninh hàng không được trang bị súng ngắn và đạn sử dụng cho loại súng này nhưng số lượng súng ngắn và đạn sử dụng cho loại súng này là bao nhiêu thì chưa thể hiện cũng như về thời hạn sử dụng hoặc trường hợp cấp định kỳ hàng năm hay là 02 năm mới cấp lại thì trong Điều 20 dự thảo Luật chưa thể hiện. Do đó, kiến nghị Ban soạn thào xem xét bổ sung một khoản giao cho Chính phủ quy định chi tiết về số lượng, thời hạn sử dụng, niên hạn cấp vũ khí cho từng nhóm đối tượng cụ thể tại các khoản 1, 2, 3 Điều 20 dự thảo luật.

ĐBQH Hoàng Thị Thanh Thúy phát biểu tại buổi thảo luận

 Tại các Điều 39 và Điều 41 dự thảo Luật, Ban soạn thảo có sử dụng từ “mìn” trong các điều khoản, đại biểu Thúy đề nghị Ban soạn thảo xem xét cân nhắc không sử dụng từ “mìn” thay vào đó là từ “nổ”. Vì theo quy định các Điều 39, 40, 41 dự thảo Luật là các điều khoản quy định về vật liệu nổ công nghiệp. Đồng thời, theo khoản 8 Điều 3 dự thảo Luật quy định “Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam”. Do đó, không thể sử dụng từ “n” trong các điều, khoản trên vì “mìn” là một loại vũ khí trang bị của Quân đội để dùng trong chiến đấu, không dùng cho mục đích kinh tế, dân sự.

 Tại Điều 61 dự thảo Luật quy định về nguyên tắc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, đại biểu kiến nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung một khoản quy định về nguyên tắc đảm bảo bí mật về thông tin, chủng loại và nguồn gốc xuất xứ khi tiếp nhận và thu gom các loại vũ khí, khí tài, phương tiện có khả năng ảnh hưởng đến khả năng phòng thủ đất nước hoặc các loại khí tài có khả năng liên quan đến an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến công tác đối ngoại, ngoại giao quốc tế. Vì các công trình, mục tiêu về quốc phòng, an ninh, cơ yếu; các loại vũ khí, khí tài, phương tiện quyết định khả năng phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; sản phẩm mật mã của cơ yếu đều thuộc phạm vi bí mật nhà nước được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều trường hợp thiết bị quân sự, vũ khí gián điệp, trinh sát khi bay vào nước khác do gặp sự cố nên bị người dân tại nước sở tại phát hiện và giao nộp cho chính quyền nhưng do công tác bảo mật chưa tốt nên dẫn đến nhiều nguồn tin bị rò rỉ từ đó các phần tử cơ hội chính trị đã bịa đặt, xuyên tạc thông tin dẫn đến kích động, tạo nên tâm lý thù địch với nước khác mặc dù có nhiều trường hợp các thiết bị ấy do chính phủ nước họ đặt mua từ nước khác và gặp sự cố khi tập luyện. Chính vì thế để đảm bảo an toàn thông tin liên quan đến các thiết bị có khả năng ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, công tác đối ngoại, ngoại giao quốc tế thì việc bảo mật về thông tin, chủng loại và nguồn gốc xuất xứ là điều cần thiết, đặc biệt là trong trường hợp các thiết bị, vũ khí ấy do người dân phát hiện.

 Đối với thẩm quyền tiếp nhận, thu gom, phân loại, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quy định tại Điều 64 dự thảo Luật, đại biểu kiến nghị ban soạn thảo nên xem xét quy định cụ thể Cơ quan Quân sự, Cơ quan Công an cấp xã, cấp huyện, đơn vị Quân đội có thẩm quyền tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Vì tại  khoản 1 Điều 64 dự thảo Luật không quy định rõ cơ quan Quân sự, cơ quan Công an cấp nào có thẩm quyền tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Việc quy định cụ thể cơ quan Quân sự, cơ quan Công an cấp xã, cấp huyện có thẩm quyền tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ sẽ giúp các đơn vị xác định rõ thẩm quyền thực hiện khi luật được ban hành.

            Ngày 25/5/2024, Quốc hội tiếp tục có buổi thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Hữu Lộc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay1,464
  • Tháng hiện tại46,011
  • Tổng lượt truy cập1,927,542
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây