Ngày làm việc thứ 4, Quốc hội thảo luận Tổ về tình hình kinh tế xã hội

Thứ năm - 23/05/2024 13:23 48 0

Sáng ngày 22 tháng 5 năm 2024, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024. Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023. Kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023. Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh thảo luận Tổ cùng với các Đoàn ĐBQH Tuyên Quang, Sơn La, Đà Nẵng.

Tham gia thảo luận, đại biểu Phạm Hùng Thái – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh quan tâm 04 vấn đề:

Một là trong 4 tháng đầu năm có 5/15 chỉ tiêu chưa đạt, trong đó có 02 chỉ tiêu kéo dài qua 03 năm là tốc độ tăng năng suất lao động xã hội và tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP. Theo đó, năm 2021, chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội chỉ đạt 4,71% so với mục tiêu 4,8%; năm 2022 tăng 4,8% so với mục tiêu khoảng 5,2%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2023 tăng 3,62%, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011 - 2023, chỉ đóng góp 0,93% vào tăng trưởng chung, so với giai đoạn trước dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2023 chỉ bằng 1/3 giai đoạn 2015 – 2019.

ĐBQH Phạm Hùng Thái phát biểu tại Tổ thảo luận

Thứ 2, đầu tư tư nhân tăng trưởng thấp, sản xuất của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tính chung năm 2023, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 89,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 20,7% so với năm 2022; 65,5 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 28,9%, bình quân một tháng có 14,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; 4 tháng đầu năm 2024 số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86,4 nghìn doanh nghiệp) cao hơn số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường 81,3 nghìn doanh nghiệp, trung bình 01 tháng có 21,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Thứ 3, tỷ lệ lao động ở khu vực phi chính thức trong nền kinh tế vẫn khá; hầu hết lao động có trình độ chuyên môn thấp, làm các công việc thiếu bền vững không được hưởng các chế độ an sinh, phúc lợi xã hội và các điều kiện lao động an toàn như lao động chính thức. Chất lượng, cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập

Thứ 4, tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên diễn ra nhiều năm nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, nhất là giáo viên vùng sâu.

Đại biểu Phạm Hùng Thái cho rằng, các giải pháp Chính phủ đề ra để giải quyết vấn đề này còn chung chung khó có thể thực hiện, đại biểu đề nghị Chính phủ có các giải pháp cụ thể để khắc phục trong thời gian tới.

Phát biểu về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024, đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Phương – Bí thư Huyện ủy huyện Gò Dầu cơ bản đồng thuận với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của các Ủy ban của Quốc hội; tuy nhiên, theo phản ánh của cử tri thì vấn đề mua bán pháo hoa hiện diễn biến phức tạp, theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định việc kinh doanh pháo hoa chỉ có tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, thời gian gần đây trên không gian mạng xã hội tình trạng mua bán pháo nổ, pháo hoa trái phép vẫn diễn ra công khai, số lượng người dân mua bán, sử dụng pháo tràn lan, không kiểm soát được, đề nghị cơ quan chức năng có giải pháp xử lý triệt để.

ĐBQH Huỳnh Thanh Phương phát biểu tại Tổ thảo luận

Về các giải pháp thực hiện trong những tháng cuối năm 2024, để hoàn thành các mục tiêu, đại biểu Phương đề nghị một số nội dung sau:

Một là về đầu tư: đầu tư công vẫn giữ vai trò then chốt, hiện ta đạt 6% GDP, một trong những nước có đầu tư công cao ở Châu Á, quyết tâm giải ngân ngày càng cao và tăng cường kỹ cương, kỷ luật trong công tác này, thực hiện cơ chế khen thưởng bằng tiền mặt các chương trình dự án giải ngân đúng tiến độ và xử phạt nghiêm các công trình, dự án chậm, kéo dài, đội vốn… hoặc hoàn thành đúng tiến độ nhưng chất lượng kém như không cho tham gia các công trình, dự án khác; tuy nhiên, cũng không thực hiện giải ngân bằng mọi giá.

Bên cạnh đó, tăng cường hiệu quả dự án đầu tư công, tháo gỡ khó khăn trong khâu chuẩn bị đầu tư, tránh tình trạng vốn không có mà nằm trong các dự án; vốn chờ dự án, hiệu quả đầu tư sẽ giảm; thực hiện tách dự án giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án bằng dự án độc lập và thực hiện trước, kinh phí đầy đủ kịp thời cho công tác giải phóng mặt bằng, chuẩn bị khu tái định cư, chính sách ổn định cuộc sống, sinh kế của người dân…

Đồng thời, thực hiện cải thiện đầu tư tư để thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài; cắt giảm những điều kiện kinh doanh đang là rào cản, cải cách hành chính thực sự hiệu quả để doanh nghiệp hoạt động; có chính sách hỗ trợ trọng điểm về đất đai, tín dụng, kỹ thuật… để tăng năng suất khu vực tư.

Hai là cần kích thích tiêu dùng trong nước như mở rộng đối tượng mua nhà ở xã hội, tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương để thực hiện có hiệu quả chính sách đã được thông qua, ko làm giảm hiệu quả chi tiêu công của Chính phủ; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, bảo vệ người yếu thế, đối tượng dễ bị tổn thương; giảm thiểu chi phí để kích cầu; tăng biên độ giảm thuế giá trị gia tăng từ 2-3,4% và kéo dài thời gian thực hiện; mở rộng tín dụng tiêu dùng trong nước, tiết kiệm chi tiêu ngân sách nhà nước nhưng tránh siết chặt chi tiêu quá mức, thực hiện chi cho công tác nâng cấp, cải tạo, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng…

          Bên cạnh đó, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đạt chỉ tiêu 15%, do vậy cần rà soát để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng, tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn, tránh Ngân hàng thừa vốn, người dân thiếu vốn, hạn chế tín dụng đen, hạ lãi suất cho vay… đặc biệt là trì hoãn việc tăng giá các mặt hàng do nhà nước quản lý giá như giáo dục, y tế, vận tải…

Ba là mở rộng thị trường xuất khẩu: khai thác có hiệu quả FTA để mở rộng thị trường thay vì chỉ tập trung một số nước, xác định thị trường mới, thị trường tiềm năng để không lệ thuộc thị trường và giảm rủi ro, thiệt hại; có hành lang pháp lý về tiêu chí xanh để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, vì đây là yêu cầu bắt buộc và mệnh lệnh của thị trường; khai thác tốt thị trường trong nước, tổ chức kênh lưu thông, phân phối, giảm giá nâng chất để người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

ĐBQH Hoàng Thị Thanh Thúy phát biểu tại Tổ thảo luận

Phát biểu về Kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy – Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo việc thực hiện chỉ tiêu thí điểm mỗi tỉnh có 01 cơ sở y tế để chăm sóc sức khỏe cho đối tượng là người đồng tính, song tính, chuyển giới, hiện chỉ có 9/63 tỉnh thí điểm thành lập cơ sở y tế này; bởi những đối tượng này trên thực tế vẫn còn đang bị kỳ thị trong cuộc sống.

KC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập70
  • Hôm nay117
  • Tháng hiện tại45,487
  • Tổng lượt truy cập1,993,098
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây