Sáng ngày 24/5/2024, tiếp tục ngày làm việc thứ 5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Cơ bản các đại biểu tán thành với dự thảo luật, có 13 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến, Các ý kiến phát biểu tập trung vào các nội dung về nguyên tắc chung; về phân cấp, phân quyền và phân định một cách cụ thể, rành mạch, phù hợp với yêu cầu chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành và tính chất đặc thù của một số ngành như quốc phòng, công an, ngoại giao; việc đảm bảo được tinh gọn tổ chức bộ máy và trách nhiệm từng chủ thể quản lý lưu trữ; về nghiệp vụ lưu trữ điện tử, quy định mã về lưu trữ cũng, vấn đề kết nối và tích hợp chia sẻ dữ liệu khi mà thực hiện việc số hóa và thực hiện lưu trữ điện tử cho phù hợp với yêu cầu thực tế và sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như chuyển đổi số hiện nay; các hoạt động dịch vụ lưu trữ liên quan đến tài liệu lưu trữ là tài liệu lịch sử chứa đựng rất nhiều thông tin quan trọng của nhà nước, của tổ chức, của cá nhân cần phải được bảo đảm an ninh thông tin và quản lý chặt chẽ; về chứng chỉ hành nghề; tài liệu lưu trữ đặc biệt về khái niệm của bản sao; trình tự, thủ tục để công nhận tài liệu lưu trữ đặc biệt và trường hợp thuộc tài liệu lưu trữ đặc biệt nhưng được công nhận là di sản văn hóa và bảo vật quốc gia, v.v..
Bà Phạm Thị Thanh Trà - Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã giải trình và tiếp thu các ý kiến của đại biểu.
Chiều ngày 24/5/2024, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ và Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).
Ngày 25/5/2024, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.
KC
Ý kiến bạn đọc