Ngày làm việc thứ 6, Quốc hội thảo luận các nội dung quan trọng

Thứ bảy - 25/05/2024 22:32 33 0

Sáng ngày 25/5/2024, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”

Phiên thảo luận đã có 29 đại biểu phát biểu, 01 đại biểu tranh luận, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu làm rõ vấn đề đại biểu quan tâm. Nhìn chung, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao kết quả giám sát và nỗ lực của Đoàn giám sát, sự chỉ đạo sâu sắc, thường xuyên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan để Đoàn giám sát hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả giám sát cơ bản đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Các đại biểu Quốc hội thống nhất Nghị quyết 43 về chính sách tài khóa tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là quyết sách đúng đắn, kịp thời, góp phần quan trọng vào phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.

Các ý kiến tập trung phân tích kết quả được, bất cập, hạn chế và nguyên nhân, trách nhiệm trong việc thực hiện nghị quyết; đóng góp nhiều giải pháp để đảm bảo kết quả hiệu quả hơn khi ban hành chính sách trong tình hình khẩn cấp, cấp bách hoặc khi có những biến động bất ngờ về kinh tế - xã hội do các yếu tố khách quan. Các đại biểu Quốc hội cũng đóng góp giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia và thực hiện có hiệu quả các chính sách của Nghị quyết 43 còn chưa kết thúc. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Đoàn giám sát và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết giám sát, trình Quốc hội thông qua.

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở Tổ về Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước); Điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Tham gia thảo luận về Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Phương – Bí thư Huyện ủy huyện Gò Dầu cơ bản thống nhất với chủ trương đầu tư bởi các lý do: dự án nằm trong quy hoạch tổng thể giao thông cao tốc, phù hợp với quy hoạch Quốc gia, quy hoạch giao thông và quy hoạch sử dụng đất; giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông; Tạo liên kết vùng Tây Nguyên, Đông, Tây – Nam bộ nhất là với thành phố Hồ Chí Minh - động lực thúc đẩy kinh tế; Đảm bảo quốc phòng an ninh khu vực Tây Nguyên – Nam Bộ; Cụ thể hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết 23, 24 của Bộ Chính trị đã định hướng tuyến cao tốc này.

ĐBQH Huỳnh Thanh Phương phát biểu thảo luận tại tổ

Bên cạnh đó, đại biểu Phương cũng tán thành với phạm vi và quy mô của Dự án này là 128,8 km (Đắk Nông 27,8km, Bình Phước 101km); quy mô 6 làn xe (giai đoạn 1: 04 làn xe), vận tốc thiết kế 100-120km/giờ. Tuy nhiên, đại biểu Phương đề nghị rà soát lại những bất cập chung của các tuyến cao tốc hiện nay đã được chỉ ra để có điều chỉnh phù hợp như:

Một là, Xây dựng làn dừng khẩn cấp trên cao tốc để xử lý những sự cố bất thường, giảm thiểu tai nạn giao thông.

Hai là, về tốc độ cần xử lý phương tiện đi không đúng tốc độ tối thiểu gây cản trở giao thông.

Ba là, việc thực hiện kết nối giao thông cao tốc với giao thông địa phương đảm bảo thuận lợi đi vào Khu Công nghiệp, Khu đô thị, du lịch, dịch vụ; trạm dừng nghỉ ra sao? Quy chuẩn, tiêu chuẩn nào phù hợp...

Bốn là, Về phương thức đầu tư hợp tác công tư (50/50) giữa ngân sách nhà nước và các nhà đầu tư; tuy nhiên cần có cơ sở khẳng định lựa chọn phương thức công tư khả thi trong điều kiện nhà đầu tư, Ngân hàng gặp nhiều khó khăn thách thức như hiện nay; tránh trường hợp không chọn được nhà đầu tư phải chuyển đổi sang đầu tư công, kéo dài thời gian làm suy giảm hiệu quả đầu tư và lãng phí nguồn lực.

Năm là, Về phương thức chỉ định thầu, tuy có rút gọn và phù hợp nhưng cần phải công khai, minh bạch, rõ ràng bởi vấn đề chỉ định thầu hiện nay còn nhiều bất cập không để trục lợi chính sách, thất thoát, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.

Vấn đề đặc biệt đại biểu Phương quan tâm là việc triển khai thực hiện dự án, số hộ dân bị ảnh hưởng lớn, cần có tính toán thận trọng, kỹ lưỡng: việc tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng như thế nào, cần khảo sát nhu cầu tái định cư của người dân, người dân có đồng ý về nơi tái định cư sinh sống không; nơi ở mới có tốt hơn nơi ở cũ; sinh kế của người dân khi chuyển về nơi nơi ở mới, việc chuyển đổi nghề nghiệp như thế nào, đặc biệt là các thiết chế văn hóa, phong tục tập quán, các giá trị truyền thống tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm của người dân bị ảnh hưởng khi phải thay đổi nơi ở bởi theo đại biểu ổn định đời sống vật chất là quan trọng nhưng ổn định đời sống tinh thần của người dân cũng không kém phần quan trọng... đại biểu đề nghị cần có chính sách đền bù, hỗ trợ kịp thời, thỏa đáng cho người dân.

KC (lược ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách truy cập20
  • Hôm nay973
  • Tháng hiện tại140,747
  • Tổng lượt truy cập1,267,458
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây