Hội nghị triển khai chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024

Thứ bảy - 18/11/2023 00:06 131 0

Sáng ngày 17/11/2023, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đồng chủ trì Hội nghị.

Hội nghị được tổ chức tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết nối truyền hình trực tuyến với 62 điểm cầu tại địa phương.

Tham dự tại điểm cầu Tây Ninh có ông Phạm Hùng Thái - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; bà Hoàng Thị Thanh Thúy – Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội; ông Huỳnh Thanh Phương – Bí thư Huyện ủy Gò Dầu, đại biểu Quốc hội khóa XV; cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQVN tỉnh, lãnh đạo chuyên trách các Ban HĐND tỉnh, lãnh đạo các Sở, ngành có liên quan và lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Tây Ninh

Thực hiện chương trình giám sát năm 2024, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành các Nghị quyết quan trọng góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát, các nội dung được triển khai đồng bộ với quá trình triển khai xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật.

Về hoạt động giám sát chuyên đề: Trong năm 2024, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao 02 chuyên đề: về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và về một số dự án quan trọng quốc gia; giám sát việc quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát 02 chuyên đề: việc đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; giám sát việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn: Quốc hội tổ chức 02 phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 và Kỳ họp thứ 8:  Nội dung chất vấn được lựa chọn trên cơ sở các nguồn thông tin, nhóm vấn đề chất vấn theo 03 tiêu chí được quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy chế Tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn tại phiên họp tháng 3 và tháng 8/2024, trong đó, tại phiên họp tháng 3 sẽ chất vấn các vấn đề “nóng”, nổi lên và tại phiên họp tháng 8 sẽ giám sát lại.

Về hoạt động giám sát lại: Tại phiên họp tháng 8/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn về việc thực hiện 04 nghị quyết về chất vấn và 04 nghị quyết về giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về xem xét báo cáo: Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành thời gian nghiên cứu, xem xét các báo cáo theo quy định. Trong đó, căn cứ tình hình thực tế, tiếp tục đề xuất Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bố trí thảo luận về một số báo cáo; đồng thời, xem xét đề xuất Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết hoặc kết luận sau khi xem xét báo cáo.

Về hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật: Trên cơ sở Báo cáo các cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 4/2024 và gửi đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.

Về hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị cử tri: Tại Kỳ họp thứ 7, thứ 8, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Tại phiên họp hàng tháng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận báo cáo về công tác dân nguyện. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị cử tri, chú trọng giám sát các vụ việc cụ thể.

Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân: Trong năm 2024, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là lập hồ sơ đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Phát biểu bế mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ trong một buổi làm việc hội nghị đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra với sự tham gia của 160 đại biểu tại hội trường Diên Hồng và gần 1500 đại biểu tại 62 điểm cầu các tỉnh/thành phố trong cả nước. Công tác giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân tiếp tục được quan tâm thể hiện rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong hướng dẫn, giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác giám sát, việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát. Tập trung đổi mới, tiếp tục tạo chuyển biến về chất trong hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các cơ quan Quốc hội. Chú trọng tăng cường giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội gắn với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền giám sát của đại biểu Quốc hội. Tăng cường hoạt động của công tác phối hợp với Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, hệ thống chính trị ở địa phương. Tiếp tục tăng cường công tác bảo đảm kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất, công tác điều hòa, phối hợp với các cơ quan chức năng trong hoạt động giám sát.

Thanh Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập39
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách truy cập38
  • Hôm nay5,994
  • Tháng hiện tại48,978
  • Tổng lượt truy cập1,000,062
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây