Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, thông qua hai dự án luật quan trọng

Thứ năm - 19/06/2025 09:04 556 0

Ngày 18/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và công tác xây dựng pháp luật.

Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiếp tục thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024; kết quả thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; và việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù tại các địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Phiên thảo luận ghi nhận nhiều đề xuất cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển vùng miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các nội dung về phân bổ đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công, cải thiện cơ sở hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển cũng được tập trung làm rõ. Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá đầy đủ hiệu quả các cơ chế chính sách đặc thù đang áp dụng và sớm thể chế hóa thành luật đối với các chính sách đã chứng minh được hiệu quả thực tiễn. Trong phiên làm việc, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Y tế đã giải trình, làm rõ các nội dung đại biểu quan tâm

Các ĐBQH tỉnh Tây Ninh biểu quyết tại hội trường

Buổi chiều, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua hai dự án luật, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, với 88,91% tổng số đại biểu tán thành; và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, với 85,36% tổng số đại biểu tán thành.

Ngay sau khi biểu quyết, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Phiên thảo luận tập trung vào các vấn đề như: luật hóa chính sách đặc thù để phát triển đường sắt; mô hình phát triển đô thị gắn với đường sắt (TOD); cơ chế huy động vốn từ các thành phần kinh tế; chính sách ưu đãi, trợ giá vận tải hành khách công cộng; sử dụng quỹ đất vùng phụ cận nhà ga; kiểm soát đầu tư vào các khu vực nhạy cảm về quốc phòng, an ninh; và việc chỉ định thầu trong các trường hợp đặc biệt.

Nhiều ý kiến đề nghị hoàn thiện khung pháp lý nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các luật liên quan như quy hoạch, đầu tư công, đất đai, bảo vệ môi trường; đồng thời cần quy định rõ nguyên tắc minh bạch, hiệu quả trong thu hút đầu tư tư nhân, không để xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách TOD để chuyển hóa mục đích đầu tư.

Các nội dung được thảo luận tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của ngành đường sắt trong phát triển hạ tầng giao thông hiện đại, xanh và bền vững, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thanh Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay13,210
  • Tháng hiện tại202,089
  • Tổng lượt truy cập3,880,536
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây